Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam: VKSND Tối cao và Bộ Công an chỉ đạo nóng

© Ảnh : TTXVN phátLực lượng biên phòng của Đồn biên phòng Xín Cái lấy lời khai của nhóm đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép.
Lực lượng biên phòng của Đồn biên phòng Xín Cái lấy lời khai của nhóm đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến vấn đề nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSND Tối cao) vừa yêu cầu tất cả VKSND các cấp phối hợp chặt chẽ với Công an, Tòa án khẩn trương xem xét, điều tra, khởi tố, truy tố và xét xử nghiêm hàng loạt vụ đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thời gian qua.

Đây là quan điểm cần xử “án điểm”, để răn đe và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. Các cơ quan chức năng đang báo động tình trạng nhập cảnh trái phép vào trong nước thông qua các cửa khẩu biên giới, đường mòn, lối mở tại Việt Nam.

Trong khi đó, Bộ Công an cho biết đã khởi tố hơn 50 người tổ chức xuất nhập cảnh trái phép, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, ngăn chặn việc đưa người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bất hợp pháp, đồng thời đẩy mạnh điều tra triệt phá những đường dây đưa người xuất, nhập cảnh trái phép và nhanh chóng đưa ra xét xử, nghiêm trị.

VKSND Tối cao yêu cầu khẩn trương xử vụ nhập cảnh trái phép

Gần hai tháng qua, đã có khoảng 4.000 người xuất nhập cảnh trái phép bị bắt giữ, trong đó phần lớn là người Trung Quốc vào Việt Nam. Theo nhà chức trách và nhiều chuyên gia, đây chính là mối nguy hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro lây lan coronavirus, phá hủy mọi nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người dân Việt Nam.

Những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị bắt giữ tại đồn biên phòng Chi Ma, Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?

Hàng loạt đường dây đưa người vào Việt Nam và cư trú bất hợp pháp bị phát hiện, nhiều vụ án bị khởi tố thời gian qua tại các địa phương như Lào Cai Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, các đối tượng vì lợi ích cá nhân đã cấu kết, thậm chí hối lộ, ăn chia để tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép vào sâu trong lãnh thổ. Đã có sự lơ là, thiếu cảnh giác tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngày 29/7, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng liên quan đến công tác phòng chống dịch coronavirus trong ngành Kiểm sát.

Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam yêu cầu, VKSND các cấp cần phải “phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Tòa án cùng cấp” để khẩn trương xem xét, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm các vụ việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Trong đó, ưu tiên trước hết là những vụ việc được dư luận đặc biệt quan tâm tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trong thời gian quan.

Bên cạnh đó, cơ quan cao nhất trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân của Việt Nam cũng yêu cầu toàn ngành tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03 ngày 3/4/2020 của Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí về tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 28/7, tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội tại cơ quan của hệ thống VKSND như không bắt tay, giảm thiểu các cuộc họp trực tiếp không cần thiêý (tăng cường hình thức họp trực tuyến). VKSND Tối cao đề nghị các cán bộ trong ngành không tụ tập đông người, giữ khoảng cách giãn cách tối thiếu một mét, đeo khẩu trang trong thời gian làm việc và di chuyển nơi công cộng.

“Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND Tối cao, Viện trưởng VKSND Cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện quán triệt đến công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị không đi, đến những vùng dịch. Trường hợp phải đi, đến vùng dịch thì phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch”, văn bản của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nêu rõ.

Cũng như khuyến cáo trước đó của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, đối với những người trở về từ vùng dịch từ ngày 15/7 cần phải thực hiện khai báo y tế, báo cáo Thủ trưởng đơn vị tự cách ly 14 ngày tại nhà, không đến cơ quan.

Hộ chiếu Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố các đối tượng đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng yêu cầu tái áp dụng quy định rửa tay y tế bắt buộc đối với đại biểu khi tham gia các cuộc họp do lãnh đạo VKSND Tối cao tổ chức và tại Phòng tiếp công dân của VKSND các cấp.

Cùng với đó, từ ngày 28/7 tất cả công chức, viên chức, người lao động cũng như các tổ chức cá nhân đến VKSND Tối cao liên hệ công tác hoặc cung cấp các dịch vụ khác đều phải tuân thủ việc đo thân nhiệt.

“Kiếm soát chặt chẽ và hạn chế đến mức thấp nhất người ngoài cơ quan đến liên hệ công tác. Đối với cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Văn phòng VKSND Tối cao bố trí địa điểm làm việc bảo đảm an toàn phòng dịch”, lãnh đạo Viện nhấn mạnh.

Việt Nam liên tục phát hiện người xuất nhập cảnh trái phép lúc dịch Covid-19 phức tạp

Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng trên cả nước, từ đầu mùa dịch tới nay, tại nhiều địa phương trên cả nước, Công an, lực lượng Biên phòng, nhà chức trách đã phát hiện và bắt giữ hàng trăm người xuất nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở ra và vào Việt Nam.

Còng tay - Sputnik Việt Nam
Đồn Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ 11 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam

Khoảng 1h30 sáng 28/7, trong quá trình tuần tra chống dịch coronavirus trên tuyến biên giới tại cột mốc số 314 (tổ 9, KP.Xà Xía, P.Mỹ Đức, TP.Hà Tiên, Kiên Giang), lực lượng chức năng TP.Hà Tiên phát hiện và bắt giữ He Wei (32 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Qua điều tra, lực lượng chức năng cho biết, He Wei đã đi từ Campuchia theo đường biển vào Việt Nam nhằm trốn cách ly, sau đó sẽ đón xe vào TP.HCM và bay về Trung Quốc.

Hiện đối tượng này đã được đưa vào khu cách ly tập trung tại Hà Tiên, đồng thời, cơ quan chức năng Kiên Giang đang tiếp tục điều tra, lấy lời khai và xử lý theo quy định.

Còn tại TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) cho biết, cơ quan chức năng cũng vừa phát hiện 8 người Trung Quốc và một người Việt Nam nhập cảnh trái phép tại quận 12. Hiện tất cả những người này đều được đưa đi cách ly tập trung tại huyện Củ Chi. Tính từ tháng 5/2020 đến nay tại TP.HCM đã phát hiện 38 trường hợp nhập cảnh trái phép.

© Ảnh : TTXVN phátChiếc xe chở 5 đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam: VKSND Tối cao và Bộ Công an chỉ đạo nóng - Sputnik Việt Nam
Chiếc xe chở 5 đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Tại Khánh Hòa, Sở Y tế tỉnh này cũng vừa công bố kết quả xét nghiệm 4 người Trung Quốc lưu trú bất hợp pháp ở Nha Trang. Rất may, tất cả đều âm tính với SARS-CoV-2. Được biết, đây là những đối tượng bị lực lượng chức năng phát hiện lưu trú bất hợp pháp tại một căn nhà trên đường Nguyễn Thiện Thuật (TP.Nha Trang).

Trước đó, ngày 27/7, lực lượng chức năng cũng phát hiện 9 người Trung Quốc lưu trú bất hợp pháp tại một căn nhà trên đường Lê Văn Hưu (xã Phước Đồng, TP.Nha Trang). Kết quả xét nghiệm những người này đều âm tính với Covid-19.

Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết bước đầu xác định, những người Trung Quốc nói trên nhập cảnh vào Việt Nam từ đầu năm 2020, mặc dù hết hạn visa nhưng họ không về nước. Các cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ để có hướng xử lý.

7 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam - Sputnik Việt Nam
7 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Trong khi đó tại Huế, Sở Ngoại vụ tỉnh cũng đang phối hợp với cơ quan công an xác minh, làm rõ lịch trình, hành trình đi lại cũng như mục đích đến Thừa Thiên – Huế của hai người Trung Quốc trong thời điểm bùng phát dịch coronavirus. Hai đối tượng này chạy xe máy từ Đà Nẵng ra Huế có tên là Guang Shou (39 tuổi) và Zhao TuanJie (51 tuổi). Cả hai đã được CDC Huế đưa đi kiểm tra y tế, cách ly và theo dõi sức khỏe.

Trước đó, chiều 26/7, lực lượng Đồn Biên phòng Mỹ Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã bắt giữ 2 đối tượng nhập cảnh trái phép theo đường mòn từ Lào về Việt Nam. Đơn vị chức năng đã tiến hành đo thân nhiệt, thực hiện các biện pháp cách ly hai đối tượng này theo quy định. Ngoài ra, còn phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ở các địa phương đưa đi cách ly tập trung 315 người, yêu cầu quay trở lại nhập cảnh đúng đường qua cửa khẩu quốc tế 77 người.

Còn tại Hà Giang, chỉ trong 2 ngày 27/7 và 28/7, đơn vị đã phát hiện và bắt giữ 63 người xuất nhập cảnh trái phép. Qua điều tra và các đối tượng khai nhận số công dân trên đều xuất cảnh, nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc với mục đích tìm kiếm việc làm bên Trung Quốc, bị các lực lượng chức năng nước bạn phát hiện và đẩy đuổi về qua các đường mòn biên giới.

Đồn Biên phòng Xín Cái phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức đo thân nhiệt, phun thuốc tiêu độc khử trùng đồ dùng cá nhân, lập biên bản, lấy lời khai để hoàn tất các thủ tục đưa số công dân về khu vực cách ly tập trung theo quy định.

Đối với 30 công dân vượt biên xuất cảnh trái phép, đơn vị tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Công an: Tăng cường ngăn chặn các vụ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Ngày 28/7, Bộ Công an đã có công điện gửi Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, ngăn chặn việc đưa người Việt nam xuất nhập cảnh trái phép hay đưa các công dân, đối tượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bất hợp pháp.

Gia đình nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Quảng Ninh: Bắt giữ, đưa vào khu cách ly 4 đối tượng nhập cảnh trái phép

Công điện nêu rõ, từ ngày 1/5 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm về việc mở đợt cao điểm tấn công, trấn trấn áp tội phạm, ngăn chặn việc đưa người Việt Nam ra nước ngoài trái phép, công an cả nước đã triển khai đồng bộ lực lượng, phương tiện, biện pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Theo báo cáo cho biết, lực lượng Công an các địa phương đã nắm chắc tình hình, phát hiện, phối hợp đưa hàng ngàn người nhập cảnh (kể cả nhập cảnh trái phép) vào các khu vực cách ly phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời, tổ chức điều tra, khởi tố hàng chục vụ, hàng chục bị can về hành vi “Tổ chức môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”, “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”, “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”.

Điển hình như, Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố 6 vụ với 9 bị can về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Công an tỉnh Lạng Sơn riêng trong tháng 7 đã phát hiện, khởi tố 5 vụ với 30 bị can về hành vi “Tổ chức môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”.

Như đã phản ánh trước đó, Công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, khởi tố 2 vụ với 9 bị can về hành vi “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Hay tại Đà Nẵng, Công an thành phố đã phát hiện, điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can về hành vi "Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép".

Tại Quảng Nam cũng đã khởi tố vụ án đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Theo đó, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành khởi tố vụ án Tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép và Đưa hối lộ theo điều 348 và điều 364 Bộ luật hình sự.

Trước tình hình này, Bộ Công an chỉ đạo các cục nghiệp vụ tăng cường nắm tình hình, kịp thời trao đổi với công an các đơn vị, địa phương phát hiện, ngăn chặn, xử lý từ sớm, từ xa các hành vi nhằm đưa người Việt Nam xuất cảnh trái phép và người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trái phép.

“Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Cục An ninh điều tra hướng dẫn công an các địa phương điều tra đường dây đưa người xuất, nhập cảnh trái phép, kịp thời truy cứu trách nhiệm hình sự để sớm đưa ra xét xử nghiêm minh nhằm răn đe vi phạm”, công điện của Bộ Công an khẳng định.
Cõng rắn cắn gà nhà: Đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là không thể chấp nhận được

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19 cũng như các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đều yêu cầu Bộ Quốc phòng phải chỉ đạo tăng cường kiểm soát biên giới, làm rõ hành vi vi phạm, xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ, cá nhân, đơn vị vi phạm Luật Biên giới.

Trong khi đó, Bộ Công an được yêu cầu “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tìm các đối tượng nhập cảnh trái phép, đồng thời tập trung truy tố, xét xử những cá nhân, đơn vị vi phạm.

Trước hàng loạt vụ việc đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền chia sẻ trên Kinh tế đô thị cho biết, trong khi hàng ngàn thầy thuốc, bác sĩ, chuyên gia y tế, hàng chục ngàn bộ đội, quân nhân, binh sĩ phải hy sinh vất vả suốt những tháng có dịch, thì hành vi đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là không thể chấp nhận được.

Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam khởi tố vụ đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Quảng Nam và đưa hối lộ

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Hùng, Công ty Luật TNHH CHD Law Hà Nội nhận định, hiện nay, khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, mức độ lây lan dịch bệnh vẫn tăng lên mỗi ngày, việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam được xem như hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội.Theo đó, những đối tượng này có thể là nguồn gây bệnh ra cộng đồng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.

Trong khi đó, phát biểu về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng, Tổ trưởng Tổ dân phố 4, phường Khương Trung, quận Đống Đa, TP.Hà Nội cho rằng, việc tổ chức, đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể coi là hành vi “cõng rắn cắn gà nhà”, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

“Trong bối cảnh đó, cùng với việc khuyến cáo, kêu gọi mỗi người dân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm “chống dịch như chống giặc”, có ý thức bảo vệ mình và cộng đồng, phải xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm bị phát hiện, bắt giữ”, ông Hùng nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала