World Bank tin kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao thứ 5 thế giới

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamVận chuyển container tại hải cảng Việt Nam
Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong Báo cáo Điểm lại mang tên “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19” do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố, tổ chức này tin kinh tế Việt Nam vẫn có thể tăng cao thứ năm thế giới.

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, kinh tế Việt Nam chịu tổn thương nhưng có nền tảng tốt để chống chịu cú sốc do coronavirus gây ra. Cơ quan này dự báo, GDP Việt Nam năm nay có thể tăng trưởng 2,8% nếu tình hình thế giới được cải thiện và phục hồi lại mức 6,7% vào năm 2021.

Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng thứ 5 thế giới năm 2020

Chiều nay, 30/7, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) tại Việt Nam công bố Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 7 mang tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19”.

Tổng thể 2 cẩu trục RMQC siêu trường siêu trọng. - Sputnik Việt Nam
Cú sốc Covid-19: Chờ đợi gì ở kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020?

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến công bố báo cáo mới nhất này, Quyền Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Stefanie Stallmeister vẫn giữ quan điểm rằng, Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời tăm tối trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Mặc dù là nước có đường biên giới lớn với Trung Quốc, nước được coi là khởi đầu của đại dịch, Việt Nam có tỷ lệ lây nhiễm coronavirus trong cộng đồng khá hạn chế. Tính đến thời điểm 9h ngày 30/7, số trường hợp mắc Covid-19 tại Việt Nam được ghi nhận là 459 người. Đặc biệt, chưa có ca tử vong nào do Covid-19 kể từ đầu mùa dịch.

Vị lãnh đạo của WB tại Việt Nam nhấn mạnh, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 này sẽ đạt 2,8%. Đồng thời, trong viễn cảnh tích cực trước mắt và trung hạn, kinh tế Việt Nam có thể phục hồi lại mức 6,7% năm 2021.

Bà Stefanie Stallmeister cũng khẳng định, Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng đứng thứ 5 thế giới trong năm 2020 này.

“Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021. Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021”, báo cáo của Ngân hàng Thế giới khẳng định.

Mặc dù vậy, việc đại dịch Covid-19 tái bùng phát tại Đà Nẵng đã cho thấy sự mong mong và rủi ro đối với nền kinh tế.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng: Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế Việt Nam

Đã có 30 triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch, 8 triệu người mất việc làm. Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đã tác động đến nhiều ngành nghề chủ đạo như du lịch, vận tải, hàng không, chế biến chế tạo…

Theo nhận định của bà Stallmeister, Việt Nam đang vận động trong một thế giới đầy bất định, cả ở trong nước và ngoài nước. Quốc gia này vẫn sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch chừng nào còn chưa có vắc-xin phòng ngừa Covid-19.

Số liệu thực tế cho thấy, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 1,81% trong 6 tháng đầu năm, tương đương với mức giảm xấp xỉ 5 điểm phần trăm so với quỹ đạo tăng trưởng trước đó.

“Việt Nam không nên tư duy theo hướng trở lại trạng thái bình thường như cũ mà nên xác định xem trạng thái bình thường mới ra sao khi đại dịch làm thay đổi cách thức mọi người làm việc, sinh sống và giao tiếp với nhau. Việt Nam sẽ phải vận động trong thế giới bất định, nên các nhà hoạch định chính sách phải tìm hướng thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống”, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới cho hay.
“Tuy nhiên, nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để gia tăng sự hiện diện của mình trên kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số tương lai”, Quyền Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định.

WB: Việt Nam là một trong những nền kinh tế sôi động nhất thế giới

Về phần mình, Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, ông Jacques Morisset nhận định, bẫy kinh tế cân bằng tổng thể là rủi ro lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt khi mức tăng trưởng của Việt Nam đã thấp hơn so với mức tăng 7-8% như trước đây.

35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng nhất châu Á?

Điều này có nguyên do một phần từ việc tăng trưởng Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào kinh tế đối ngoại và tiêu dùng trong nước.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhu cầu thế giới được dự báo sẽ gặp khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng xuất khẩu khi nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đã giảm. Đối với trong nước, người tiêu dùng sẽ có tâm lý giảm đầu tư và tiêu dùng tiết kiệm hơn.

Trong báo cáo của mình, WB cũng khuyến nghị ba biện pháp bổ trợ nhau mà Chính phủ Việt Nam nên thực hiện để tránh bẫy kinh tế Covid-19 và sớm quay lại quỹ đạo tăng trưởng.

Muốn thoát khỏi bẫy này, chuyên gia Ngân hàng Thế giới khuyến nghị cần nâng cao hiệu quả vai trò mới của Nhà nước, chuyển dịch sang các lĩnh vực trực tuyến cũng như nhìn nhận lại xem làm sao để Việt Nam nâng tầm lên và thận trọng hơn trước bất định.

Bộ trưởng Bộ Kê hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chưa thể mở cửa, chống suy thoái kinh tế như chống giặc

Cụ thể, khu vực nhà nước phải là động lực trong tăng trưởng những năm tới. Theo ông Jacques, điều này hoàn toàn có dư địa, khi Việt Nam quản lý tài khoá, giảm nợ công và tích luỹ nhiều ngân quỹ.

Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho rằng Việt Nam là số ít các quốc gia thế giới không phải tăng nợ vay kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, vì đã có dự trữ ngân quỹ tốt. Do vậy, Chính phủ có thể chi nhiều hơn, giúp tăng cầu và tăng cả cung cho nền kinh tế. Vấn đề làm tìm ra dự án cho phù hợp, cần hành động nhanh chóng.

“Thủ tướng nhận định tốt về tình hình khi đưa ra ý kiến nâng cao hiệu suất đầu tư công. Chính phủ không chỉ chi nhiều hơn, tốt hơn cho mình mà còn tăng cường hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Việt Nam cần hỗ trợ có mục tiêu cho ngành nhất đinh, ưu tiên tập trung là du lịch dịch vụ, vận tải, sản xuất chế tạo chế biến”, ông Jacques nói.

Ông cũng cho rằng, bên cạnh đó cần chuyển đổi kỹ năng cho người lao động, sẵn sàng ngay khi đại dịch kết thúc.

Ngoài ra, Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam lưu ý việc thu hút đầu tư cần mang lại hiệu quả và đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế. Lý do là bởi có nhiều FDI không thể tìm được nhà cung ứng nguyên phụ liệu nội địa, do đó cần chủ động hơn trong đào tạo và nâng cấp doanh nghiệp trong nước chứ không chỉ là thu hút nhiều hơn.

Chuyên gia cũng đề xuất Việt Nam cần thận trọng theo dõi tình trạng bất bình đẳng mới. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới rất nhiều người, nhưng tác động giữ người thành thị, nông thôn, giữ các ngành nghề… là khác biệt. Điều này sẽ tạo ra bất bình đẳng.

Dây chuyền lắp ráp ô tô du lịch tại nhà máy của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.  - Sputnik Việt Nam
Con hổ mới của châu Á: Việt Nam được kỳ vọng là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới năm 2050?

Chia sẻ cái nhìn lạc quan hơn, WB cho rằng Việt Nam là một trong số những nền kinh tế sôi động nhất thế giới. Ngoài ra, Việt Nam có thể tạo một dấu ấn trong kinh tế toàn cầu cả về thương mại và đầu tư, cũng như thúc đẩy nghị trình cải cách trong nước, chuyển đổi số, quản lí tài nguyên bền vững.

“Trong nguy luôn có cơ, tôi hy vong rằng cuộc khủng hoảng lần này khác với lần trước nếu được quản lí tốt. Việt Nam sẽ thịnh vượng và trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, để làm được điều này tất yếu phải có sự gian lao”, bà Stallmeister bày tỏ tin tưởng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, Việt Nam cũng có thể tận dụng một số xu hướng toàn cầu đang được đẩy nhanh bởi Covid-19 nhằm thúc đẩy nghị trình trong nước. Chẳng hạn như xây dựng liên minh chiến lược với những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp, đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hướng tới nền kinh tế “không tiếp xúc”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала