Kỷ lục: Đà Nẵng thêm 45 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có nguy cơ rất cao lây nhiễm rộng

© Ảnh : Minh Quyết – TTXVNNhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm của người dân xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm của người dân xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng 31/7, Bộ Y tế Việt Nam thông báo cho biết, Đà Nẵng ghi nhận thêm 45 ca lây nhiễm coronavirus mới. Việt Nam hiện có 509 ca mắc SARS-CoV-2. Có 373/509 ca mắc nCoV đã được điều trị khỏi.

Bộ Y tế Việt Nam hiện đang dồn lực chi viện cho Đà Nẵng dập dịch, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 đã được thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngay trong đêm 30/7 để hỗ trợ cho Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Trường Sơn.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang tập trung toàn lực hỗ trợ, chia sẻ với TP Đà Nẵng trong việc xét nghiệm, truy vết, dập dịch, điều trị bệnh nhân Covid-19.

Trong khi đó PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, đợt bùng phát mới dịch Covid-19 này tại Đà Nẵng, có nhiều bệnh nhân nặng hơn, tiến triển nguy kịch nhanh, diễn tiến phức tạp hơn đợt trước. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế dốc mọi nguồn lực, điều trị cho các bệnh nhân mắc coronavirus, nhất là những ca tiên lượng xấu, nặng và nguy kịch.

Việt Nam tăng kỷ lục số ca mắc Covid-19 tại Đà Nẵng

Báo cáo sáng 31/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Bộ Y tế vừa xác nhận thêm 45 ca mắc Covid-19 đang được cách ly tại các cơ sở y tế Đà Nẵng, nâng tổng số ca nhiễm nCoV của cả nước lên thành 509.

Nhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19

Đến thời điểm này, qua điều tra, giám sát dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp cách ly tại cơ sở y tế và kết quả xét nghiệm tính đến 30/7 đã có 45 mẫu dương tính với coronavirus.

Theo đó, trong số 45 bệnh nhân nhiễm coronavirus mới này, có 33 trường hợp tại Bệnh viện Đà Nẵng, 4 trường hợp tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, 2 trường hợp tại Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, 4 trường hợp tại Khách sạn thu dung cách ly bệnh nhân thận nhân tạo của Bệnh viện Đà Nẵng - quận Sơn Trà, 2 trường hợp tại Trung tâm Y tế Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Ban Chỉ đạo cho hay, độ tuổi của các bệnh nhân từ 27-87 tuổi.

Về danh sách các ca nhiễm mới, Bộ Y tế thông báo cụ thể. Theo đó, ca bệnh số 465 là nữ, 29 tuổi. Đây là nhân viên Bệnh viện Đà Nẵng. Ca mắc coronavirus số 466 là người đàn ông 64 tuổi. Bệnh nhân có chăm sóc người nhà tại Bệnh viện Đà Nẵng. Trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 số 467 là người phụ nữ 42 tuổi, cũng chăm sóc người nhà tại BV Đà Nẵng.

Pano tuyên truyền phòng, chống dịch được treo ngay cửa ra vào bến xe Mỹ Đình.  - Sputnik Việt Nam
Dịch Covid-19 Việt Nam phức tạp hơn trước: Có cách ly Hà Nội, TP.HCM?

Ca bệnh số 468 (nữ, 42 tuổi), bệnh nhân số 469 (nữ, 52 tuổi), ca mắc nCoV số 470 (nữ, 67 tuổi), bệnh nhân số 471 (nữ, 42 tuổi), ca nhiễm coronavirus số 472 (nam, 51 tuổi), ca bệnh số 473 (nữ, 38 tuổi), trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 số 474 (nữ, 68 tuổi) đều là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân ở Bệnh viện Đà Nẵng thời gian qua.

Các trường hợp nhiễm virus corona như bệnh nhân số 475 (cụ bà 85 tuổi), ca bệnh số 476 (nữ, 27 tuổi), bệnh nhân số 477 (nam, 56 tuổi), ca nhiễm coronavirus số 478 (cụ ông 80 tuổi), trường hợp nhiễm nCoV số 479 (cụ ông cao tuổi nhất 87 tuổi), ca bệnh số 480 (nữ, 59 tuổi), bệnh nhân số 481 (nữ, 65 tuổi), ca nhiễm số 482 (nữ, 82 tuổi), bệnh nhân số 483 (nữ, 37 tuổi), trường hợp nhiễm số 484 (nữ, 61 tuổi), bệnh nhân số 485 (nữ, 55 tuổi), ca mắc nCoV số 486 (nam, 64 tuổi) đều là các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Các bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đà Nẵng bị nhiễm Covid-19 vừa được công bố gồm ca bệnh số 487 (nam, 66 tuổi), bệnh nhân số 488 (nam, 67 tuổi), trường hợp nhiễm nCoV số 489 (nữ, 71 tuổi), ca bệnh số 490 (nữ, 27 tuổi), bệnh nhân số 491 (nữ, 65 tuổi), ca bệnh số 492 (nam, 27 tuổi), ca bệnh số 493 (nữ, 65 tuổi), bệnh nhân số 494 (nữ, 41 tuổi, người nhà bệnh nhân điều trị tại khoa phục hồi chức năng – Bệnh viện Đà Nẵng) và bệnh nhân số 495 (nữ, 30 tuổi).

© Ảnh : TTXVN phátCông tác lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện an toàn, cẩn trọng, đảm bảo không để xảy ra sai sót.
Kỷ lục: Đà Nẵng thêm 45 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có nguy cơ rất cao lây nhiễm rộng  - Sputnik Việt Nam
Công tác lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện an toàn, cẩn trọng, đảm bảo không để xảy ra sai sót.

Ca bệnh số 496 là người đàn ông 55 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. Trường hợp nhiễm số 496 là bệnh nhân nam 55 tuổi, Bệnh nhân điều trị tại khoa cấp cứu - Bệnh viện Đà Nẵng. Ca mắc Covid-19 số 497 là người đàn ông 68 tuổi, khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân số 498 là người phụ nữ 46 tuổi, bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Bệnh nhân số 499, nữ, 68 tuổi cũng là bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Ca bệnh số 500 là nữ, 41 tuổi, Bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Các ca bệnh số  501 (là nữ, 58 tuổi), bệnh nhân số 502 (nam, 60 tuổi), trường hợp mắc nCoV số 503 (nữ 29 tuổi) đều là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Bệnh nhân số 504 (nữ, 51 tuổi), ca bệnh số 505 (nam, 57 tuổi), bệnh nhân số 506 (nam, 69 tuổi), bệnh nhân số 507 (nam, 57 tuổi) đều là bệnh nhân chạy thận đang được cách ly tập trung tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real time – PCR tại thành phố Lào Cai.  - Sputnik Việt Nam
Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Các trường hợp nhiễm nCoV số 508 (nam, 31 tuổi), trú tại Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bệnh nhân số 509 là nữ, 46 tuổi, Trung tâm Y tế Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Tính từ ngày 25/7 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tới 93 ca nhiễm coronavirus. Cả nước hiện đang cách ly 53.767 người có tiếp xúc gần hay nhập cảnh từ vùng dịch. Trong đó, cách ly tại bệnh viện có 619 người, tại các cơ sở cách ly tập trung khác là 14.625 và tại nhà, nơi cư trú là 38.523 người.

Nhiều ca Covid-19 ở Đà Nẵng diễn tiến rất nhanh, nặng và nguy kịch

Về tình hình điều trị, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này cả nước có 369/509 người đã bình phục. Sáng 31/7 cũng có thêm 4 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Như vậy, cả nước đã có 373/509 ca mắc coronavirus được điều trị khỏi và xuất viện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Tái bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam: Vỡ trận sẽ không kịp trở tay

Sáng nay, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị thông tin cho biết, từ đầu mùa dịch đến nay, hội đồng chuyên môn, các thầy thuốc đã rất vất vả trong hội chẩn, điều trị, tìm ra phác đồ ưu việt nhất với từng bệnh nhân nặng như bệnh nhân 19, 91, 161. Tuy nhiên, trong đợt này, chỉ trong thời gian ngắn, tỷ lệ bệnh nhân nặng nhiều hơn so với đợt trước.

“Không chỉ thế, đợt này, bệnh nhân mắc các bệnh lý nền nhiều hơn, tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết.

Theo nghiên cứu, giải trình tự gen của các nhà khoa học, chủng SARS-CoV-2 mới (chủng thứ 6 ở Việt Nam) phát hiện được ở Đà Nẵng có khả năng lây lan nhanh.

Theo vị chuyên gia, trong số các bệnh nhân nhiễm coronavirus phát hiện và công bố trong những ngày qua có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư.

“Chúng tôi không so với thế giới, chỉ so với những bệnh nhân ở Việt Nam, rõ ràng bệnh nhân giai đoạn này nặng hơn, tiến triển nguy kịch nhanh hơn giai đoạn trước”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng nói về bệnh nhân mắc Covid-19 số 437 đang trong tình trạng nguy kịch, được sử dụng ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo). Đây là người đàn ông đã 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc Covid-19 vào ngày 27/7.

Tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai được ngăn rào chắn phong tỏa để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Phải tìm ra nguồn lây Covid-19 ở Đà Nẵng, người dân không nên hoang mang
Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tại khoa Hồi sức tích cực -Chống độc. Các chuyên gia hàng đầu liên tục hội chẩn, hỗ trợ trực tiếp Bệnh viện Đà Nẵng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân này.

“Các nhóm thầy thuốc tăng cường hội chẩn hàng giờ, thậm chí qua Viber, Zalo thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, bệnh nhân 437 tiên lượng rất nặng, nặng nhất, rất dè dặt”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho hay, tính đến ngày 30/7, Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng, đặc biệt là các bệnh nhân tiên lượng rất nặng: gồm bệnh nhân số 416, 418, 428, 431, 436, 437, 438.

Đồng thời, một số bệnh nhân tiên lượng nặng lên như ca bệnh số 429, 426, 427, 430, 422 và 433... Điều đáng lo là, phần lớn trong số đó là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.

Những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị bắt giữ tại đồn biên phòng Chi Ma, Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị đề nghị các cơ sở y tế tập trung nguồn lực, dốc sức điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19; nhưng phải chú trọng bảo vệ nhân viên y tế.

“Cuộc chiến phòng, chống Covid-19 còn dài, phía trước còn rất nhiều thách thức. Do đó, trước tiên, chúng ta phải bảo vệ các y bác sĩ và nhân viên y tế để có người điều trị cho bệnh nhân. Các bệnh viện tuyệt đối không được chủ quan, lơ là dù chỉ một phút trong điều trị Covid-19 vì căn bệnh này rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể diễn biến xấu rất nhanh. Chúng ta phải nỗ lực cao nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong của bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và rất nặng”,  PGS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, hạn chế tối đa bệnh nhân tử vong, Hội đồng chuyên môn (gồm những chuyên gia hàng đầu cả nước về Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Truyền nhiễm, Phổi...) nhận định luôn luôn phải cảnh giác trên một mức, thêm vào đó phải tập trung trí tuệ, vì thế, những cuộc hội chẩn liên tục, 6 ngày có 5 cuộc, điều chưa từng có trong thời gian đầu của đợt dịch trước.

“Thậm chí có những cuộc kéo dài tới tối muộn với những tranh luận thẳng thắn, công khai. Chúng tôi quyết tâm dồn sức lực, cố gắng cứu chữa bệnh nhân tốt nhất có thể”, PGS. TS Lương Ngọc Khuê cho biết.

Bộ Y tế dồn toàn lực cho Đà Nẵng dập dịch Covid-19

Trong chiều qua, ngày 30/7, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang tập trung toàn lực hỗ trợ, chia sẻ với TP Đà Nẵng trong việc xét nghiệm, truy vết, dập dịch, điều trị bệnh nhân Covid-19.

Tất cả hành khách đều thực hiện việc đeo khẩu trang tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xuất hiện chủng Covid-19 mới, Đà Nẵng giãn cách xã hội ít nhất 14 ngày

Bộ Y tế nhận định tình hình dịch Covid-19 tại TP Đà Nẵng phức tạp, ổ dịch lớn nhất phần lớn ở khu vực của 3 bệnh viện: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng (hiện đã được phong tỏa toàn bộ).

Cùng với đó, ngay từ đầu, thực hiện theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất quyết liệt, Bộ đã cử ngay 3 đoàn công tác đến Đà Nẵng là các chuyên gia đầu ngành, giỏi và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực điều trị, giám sát dịch tễ và xét nghiệm.

Hàng ngày, các ê kip này đều báo cáo, trao đổi và hội chẩn về chuyên môn, đặc biệt là trong công tác điều trị bệnh nhân nặng nhằm nỗ lực tốt nhất giúp Đà Nẵng nhanh chóng cách ly, khoanh vùng, xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

© Ảnh : Quốc Dũng - TTXVNKhu vực cổng Bệnh viện C Đà Nẵng trước khi bị phong tỏa.
Kỷ lục: Đà Nẵng thêm 45 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có nguy cơ rất cao lây nhiễm rộng  - Sputnik Việt Nam
Khu vực cổng Bệnh viện C Đà Nẵng trước khi bị phong tỏa.

Trong những ngày qua, Bộ Y tế cử thêm đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi do GS.TS Nguyễn Quang Tuấn- Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vào hỗ trợ Đà Nẵng. Hiện có khoảng 30 y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai là các chuyên gia có kinh nghiệm đang giúp Đà Nẵng về hồi sức, phòng chống nhiễm khuẩn, thận nhân tạo, điều trị, giám sát, xét nghiệm.

Viện Pauster TP. Hồ Chí Minh cũng đã đưa lực lượng đến Đà Nẵng thiết lập phòng xét nghiệm. Bệnh viện của Bộ Công an cũng lập labo xét nghiệm và Bộ Quốc phòng cũng hỗ trợ Đà Nẵng bằng việc đưa labo xét nghiệm di động đến. Năng lực xét nghiệm của Đà Nẵng đã được nâng lên rất nhiều. Hiện năng lực xét nghiệm tại thành phố này đã lên hơn 7.000 mẫu xét nghiệm/1 ngày

“Tinh thần là thực hiện nhanh nhất thực hiện xét nghiệm trên diện rộng cho Đà Nẵng"- quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng sẽ có văn bản quy định các trường hợp (từ Đà Nẵng về và có biểu hiện bệnh) đến cơ sở y tế (có khả năng xét nghiệm) để xét nghiệm sàng lọc Covid-19 sẽ được bảo hiểm y tế chi trả.

Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Bên cạnh đó, như đã thông báo trong các buổi hội chẩn quốc gia của các chuyên gia đầu ngành, cùng với hỗ trợ về nhân lực, vật lực, xét nghiệm, Bộ Y tế đã triển khai việc phân luồng chuyển bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nặng, có bệnh lý nền từ Bệnh viện Đà Nẵng ra điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế nhằm hỗ trợ cho Đà Nẵng.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Bệnh viện Trung ương Huế sắp xếp phân luồng bệnh nhân tại cơ sở 2 về cơ sở 1, dành cơ sở 2 để tập trung hỗ trợ điều trị bệnh nhân cho Đà Nẵng. Hiện đã có một số bệnh nhân Covid-19 nặng, kèm bệnh lý nền như ung thư, tim mạch, suy thận mạn... đã được chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

Đà Nẵng xét nghiệm coronavirus cho gần 3.000 người gần khu vực bị phong tỏa

Sáng nay 31/7, Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, đến 10h30 sáng 1/8, lực lượng y tế thành phố sẽ phải hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm coronavirus đối với gần 3.000 người dân sống gần khu vực phong tỏa của ba bệnh viện – Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện chấn thương, chỉnh hình và phục hội chức năng Đà Nẵng cũng như Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

“Chúng tôi đang triển khai lẫy mẫu toàn bộ người dân gần khu vực phong tỏa. Đến sáng 31/7, đã lấy được mẫu xét nghiệm của 2.700 người dân”, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến thông tin cho biết.

Theo đó, toàn bộ nhân lực ngành tế, với nòng cốt là Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Đà Nẵng sẽ chủ trì thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.

Kiểm tra nhiệt độ tại một trường trung học ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Được biết, trong hai ngày 29 và 30/7, Bộ Y tế đã tập huấn cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, cách truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 cho gần 400 cán bộ, giáo viên và sinh viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.

Bộ Y tế cũng tập huấn cách truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 cho 400 học viên của Trường Quân sự  Quân khu 5.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng huy động 5 giảng viên và 150 sinh viên của Trường Đại học Y Dược Huế vào Đà Nẵng. Toàn bộ lực lượng này sẽ hỗ trợ giám sát cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy vết và một số hoạt động phòng, chống dịch khác.

Thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng

Ngay trong đêm 30/7, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 tại Thành phố Đà Nẵng để tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, điều trị bệnh nhân tại khu vực này.

Hành khách đeo khẩu trang chờ chuyến bay tại sân bay Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch UBND Hà Nội ra công điện khẩn về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Theo thông báo từ Bộ Y tế, Đội thường trực đặc biệt chống dịch này sẽ dưới sự chỉ huy của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Được biết, sẽ có 65 người là lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ... từ các đơn vị của Bộ Y tế như: Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Tim Hà Nội và các trường: Đại học Y Dược Huế, Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng tham gia.

Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Theo thông báo, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch do coronavirus của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng bao gồm 4 đội hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể, Đội Điều tra giám sát dịch gồm 10 thành viên do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đội trưởng. Đội Điều trị gồm 30 người do Th.S Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm đội trưởng cùng thành viên là những bác sĩ giỏi của các Bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Tim Hà Nội.

Đội Xét nghiệm gồm 13 người do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đội trưởng. Đội Truyền thông bao gồm 7 thành viên do ông Ngô Anh Văn, Trưởng Ban Xã hội - Bạn đọc, Báo Sức khỏe và Đời sống làm đội trưởng.

“Đây là lực lượng phòng, chống dịch đã có kinh nghiệm xử lý các ổ dịch như: Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bạch Mai, Bình Thuận, nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 và điều trị thành công các ca bệnh Covid-19 nặng trong thời vừa qua”, Bộ Y tế cho hay.

Ngoài ra, Bộ Y tế Việt Nam cũng huy động gần 1.000 người phục vụ công tác phòng, chống dịch tại Đà Nẵng.

Hà Nội và TP.HCM xét nghiệm nhanh Covid-19 cho hàng chục nghìn người

Trong một diễn biến liên quan, theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết đã cấp phát hơn 41 nghìn xét nhiệm nhanh để các địa phương triển khai xét nghiệm cho toàn bộ những người trở về từ Đà Nẵng theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố.

Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang sinh sống. - Sputnik Việt Nam
Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới?

Được biết, có khoảng hơn 32.000 người đã đến khai báo y tế sau khi trở về từ Đà Nẵng.

Còn tại TP.HCM, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, tính đến sáng 31/7/2020, đã có 22.392 người rời khỏi Đà Nẵng từ 1/7 khai báo y tế, 14.094 người đã được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Trước đó, ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết Sở Y tế thành phố đã đề xuất với Bộ Y tế cho các đơn vị tư nhân tham gia xét nghiệm sàng lọc coronavirus có thu phí với mức giá phù hợp.

Đây là phương án vừa giúp tăng khả năng xét nghiệm, phát hiện ca nhiễm, vừa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và giảm tải cho các trung tâm xét nghiệm dịch tễ công cộng đang chịu áp lực rất lớn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала