Con ông cháu cha: Trung ương yêu cầu xem lại vụ bổ nhiệm con trai Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh

© Ảnh : Thái Hùng- TTXVNBí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến phát biểu tại Kỳ họp.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến phát biểu tại Kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ban Tổ chức Trung ương vừa yêu cầu cấp có thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh xem lại việc chỉ định ông Nguyễn Nhân Chinh làm tân Bí thư Thành ủy Bắc Ninh. Ông Chinh là con trai của Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến.

Trước vụ việc bổ nhiệm con trai làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh của ông Nguyễn Nhân Chiến, nhiều người cho rằng, ông Nguyễn Nhân Chinh nên xem xét có nên thôi giữ chức Bí thư Thành ủy hay không.

Những vụ bổ nhiệm thần tốc, nâng đỡ không trong sáng, con ông cháu cha thời gian qua đang làm cho công tác cán bộ ngày càng trở nên “nhạy cảm” trong quy hoạch nhân sự. Thực tế, nhiều người không quan tâm lắm đến đồng chí này là ai, học hành thế nào, phấn đấu ra sao, mà chỉ cần biết, đây là “con của đồng chí nào”, vì thế mới được ưu ái, nâng đỡ thuận lợi thăng quan tiến chức.

Ban Tổ chức Trung ương yêu cầu xem xét việc bố trí Bí thư Thành ủy Bắc Ninh

Ngày 4/8, một lãnh đạo Ban Tổ chức trung ương thông tin cho biết Ban Tổ chức trung ương đã yêu cầu cấp có thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh xem xét việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Nhân Chinh làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh. Được biết, ông Chinh là con trai Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến.

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và các đồng chí Lãnh đạo Bộ Công an chúc mừng Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an Việt Nam bổ nhiệm loạt cán bộ cấp cao

Ban Tổ chức trung ương yêu cầu cấp có thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh phải bám sát các quy định, phân tích đánh giá kỹ lưỡng, thực hiện trách nhiệm nêu gương, đặc biệt là của người đứng đầu trong bố trí cán bộ.

Cũng trong sáng nay, một lãnh đạo Tỉnh ủy Bắc Ninh cho biết tỉnh "đang làm mọi việc" liên quan đến công tác nhân sự của tân Bí thư Thành ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chinh.

Khi được hỏi về việc Ban Tổ chức trung ương có văn bản yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh kiểm tra việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Nhân Chinh giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh, một ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy Bắc Ninh không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chỉ cho biết ngắn gọn "chúng tôi đang làm".

Tương tự, trả lời về thông tin ông Nguyễn Nhân Chinh xin rút khỏi danh sách quy hoạch Ban Thường vụ tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025, vị ủy viên này cho biết "Chúng tôi đang làm mọi việc. Chắc vài ba ngày tới khi có kết luận cuối cùng sẽ thông tin cho báo chí".

Trước đó, ngày 22/7, Thành ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh điều động, chỉ định ông Nguyễn Nhân Chinh, bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh, tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư thành ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.

Vị trí Bí thư Thành ủy Bắc Ninh trước đây do ông ông Vương Quốc Tuấn nắm giữ. Ông Tuấn vừa được HĐND tỉnh bầu bổ sung làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam bổ nhiệm loạt lãnh đạo cấp cao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

Ông Nguyễn Nhân Chinh sinh năm 1984, quê xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ông là con trai của Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đương nhiệm Nguyễn Nhân Chiến.

Ông Nguyễn Nhân Chinh tốt nghiệp đại học chuyên ngành cờ vua, có học vị thạc sĩ quản lý giáo dục. Ông Chinh kết nạp Đảng năm 2011.

Theo Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Văn Hùng, quy trình công tác nhân sự đối với tân Bí thư Thành ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chinh "không vướng quy định nào của Đảng cả".

Bổ nhiệm cán bộ trẻ và chuyện đây là con đồng chí nào

Công tác nhân sự luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng. Trong hàng ngũ của Đảng, ngày càng nhiều cán bộ cấp ủy được trẻ hóa, nhưng không phải là tuyệt đối, đặc biệt là ở cấp lãnh đạo.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì hội nghị triển khai quyết định công tác cán bộ.  - Sputnik Việt Nam
Vì sao Bộ Thông tin và Truyền thông điều động, bổ nhiệm cán bộ quy mô lớn?

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn thời gian qua cho thấy, đó là không ít cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, lại là “con ông cháu cha”, được kỳ vọng là những “hạt giống đỏ” của đất nước. Nhưng khi được cất nhắc, bổ nhiệm giữ trọng trách quan trọng lại sớm bộc lộ bản chất yếu kém, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, bị kỷ luật. Từ đó, sự nghiệp chính trị của họ cũng đi đổ bể.

Đồng thời, những năm qua, cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp được bổ nhiệm nhưng không đủ tiêu chuẩn, không đúng quy trình và có dấu hiệu “nâng đỡ không trong sáng” bị dư luận và báo chí phản ứng.

Trước thực tế này, xuất hiện nghi ngại, vì sao nhiều cán bộ vừa được bổ nhiệm hôm trước, hôm sau đã bị kỷ luật? Vì sao cán bộ chưa đủ “chín”, chưa đủ thời gian thử thách, cọ xát thực tế đã được ưu ái “xếp” vào những vị trí quan trọng?

Hoài nghi, bức xúc của người dân và dư luận không hẳn là vô cớ. Điều này ohản ánh niềm tin giảm sút của nhân dân đối với một bộ phận cán bộ trẻ “chưa đủ tầm và đủ tâm”. Chất lượng cán bộ, quá trình học tập và phấn đấu cũng như phẩm chất chính trị của các cán bộ này còn bỏ ngỏ.

Phát biểu về vấn đề này, ông Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương đã nêu quan điểm trên VOV cho thấy, còn tồn tại một thực tế đáng suy ngẫm đó là, khi cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ trẻ, nhiều người hay đặt câu hỏi: “Đồng chí này là con của đồng chí nào?”.

Rõ ràng, nhiều người không quan tâm lắm đến đồng chí này là ai, học hành thế nào, phấn đấu ra sao, mà trọng tâm câu hỏi là nhắm vào “con của đồng chí nào”. Cũng vì là “con của đồng chí nào” cho nên đồng chí này mới được ưu ái, nâng đỡ kiểu “thần tốc” như vậy.

Theo ông Đào Duy Quát, trước đây, có nhiều đồng chí lãnh đạo cho con em mình đi bộ đội, xuống cơ sở để rèn luyện, phấn đấu và có nhiều người đã trưởng thành rất tốt.

“Và chắc chắn rằng hiện nay chúng ta cũng không thiếu gì con em các đồng chí lãnh đạo được đào tạo bài bản, tự khẳng định bằng những nỗ lực tự thân mà không có “bóng mát”, trải thảm của cha, ông, thì tội gì tổ chức không cất nhắc. Thế nhưng, hiện nay nhiều trường hợp lợi dụng “con ông cháu cha” và những người lãnh đạo đó không chú ý giữ vững phẩm chất, đạo đức, nghĩ đến lợi ích gia đình, sử dụng quyền lực của mình để đưa con cháu vào bộ máy. Thậm chí, có những người mới học ở phương Tây về, chưa biết Đảng là gì nhưng sau đó nhanh chóng vào Đảng và được vào cấp ủy. Những trường hợp này cần dứt khoát lên án”, ông Quát nêu thực tế.

Cũng theo nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương, cán bộ lãnh đạo trẻ, dù là “con ông cháu cha” hay là con nông dân cũng phải trải qua quá trình rèn luyện từ thực tế, đi lên từ cơ sở chứ không có chuyện tạt ngang, được bổ nhiệm, cất nhắc theo kiểu “thần tốc”.

Bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ trẻ: Vì sự tồn vong của Đảng và chế độ

Theo quan điểm của Đào Duy Quát, công tác cán bộ thực sự khó và nhạy cảm, đòi hỏi người làm công tác tổ chức phải có con mắt tinh tường, tổ chức phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong việc lựa chọn người đứng mũi chịu sào có bản lĩnh chính trị, đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, có uy tín.

“Bản lĩnh chính trị, năng lực, đạo đức của cán bộ không phải chỉ qua trường lớp đào tạo là đủ mà cần phải được rèn luyện, cọ xát từ thực tiễn cơ sở, từ cấp thấp cho đến cấp cao”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín trong phiên tòa xét xử sơ thẩm. - Sputnik Việt Nam
Ban Bí thư khai trừ Đảng 3 cán bộ lãnh đạo, khiển trách Trung tướng Dương Đức Hòa
Theo nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên Giáo), hiện nay, nguồn cán bộ trẻ được đào tạo ở trong nước và nước ngoài rất nhiều, nếu tổ chức, đơn vị sớm phát hiện được những nhân tố tiêu biểu thì phải kịp thời bố trí, đưa về cơ sở, từ cấp thấp nhất để cho họ có cơ hội được rèn luyện phát triển đi lên. Đây cũng là cơ sở để các cấp cao hơn lựa chọn nhân sự.

“Thực tế hiện nay có không ít quy định lỗi thời, lạc hậu cản trở sự dám nghĩ, dám làm của cán bộ, dễ làm cho cán bộ có tâm lý an phận thủ thường. Trong thực tiễn triển khai nhiệm vụ, có những hoàn cảnh cần sự xé rào, đổi mới thì lúc này mới thực sự cần cán bộ có bản lĩnh và tài năng”, ông Quát nêu ý kiến.

Theo ông Đào Duy Quát, đã đến lúc, Đảng, Nhà nước phải có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện và bảo vệ những người sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung để sự nghiệp phát triển được bứt phá. Đặc biệt cần thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật để bảo vệ họ.

“Trong đó quy định các cấp ủy đảng phải có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng, trẻ hóa cán bộ ở cấp mình. Do đó phải rất coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, cũng như bảo vệ những cán bộ trẻ dám nghĩ, dám làm, có thể trái với một số quy định lỗi thời nhưng đạt được hiệu quả vì lợi ích chung, càng không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, cũng như sự tồn vong của Đảng, của chế độ”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала