Làm sao để Việt Nam dập được dịch Covid-19?

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNCác nhân viên y tế đang khẩn trương đưa bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Gia Đình.
Các nhân viên y tế đang khẩn trương đưa bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Gia Đình. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng 5/8, thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm hai trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của cả nước lên thành 672.

Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại lễ tiếp nhận 500 máy thở do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 cho biết, thêm Lạng Sơn và Bắc Giang có các ca nhiễm virus corona. Các địa phương này cũng đã nhanh chóng hành động, thiết lập vùng cách ly.

Đáng chú ý, trong cuộc hội chẩn quốc gia chiều ngày 4/8, theo Tiểu Ban Điều trị, hiện nay Việt Nam có 24 bệnh nhân tiên lượng nặng. Bốn bệnh nhân nặng đang phải thở oxy, 11 bệnh nhân nguy kịch có nguy cơ tử vong rất cao. Các bệnh viện nhận lệnh nỗ lực cao nhất trong điều trị.

Việt Nam đang trong “thời gian vàng” để kiểm soát và dập dịch Covid-19. Theo nhiều chuyên gia, thời gian tới, số ca mắc Covid-19 có thể tăng, thậm chí còn có nguy cơ ghi nhận thêm ca tử vong, tuy nhiên, Việt Nam sẽ dập được dịch coronavirus nếu tận dụng tốt “thời gian vàng”.

Việt Nam có thêm hai ca mắc coronavirus mới

Sáng nay 5/8, Bộ Y tế thông tin cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm hai trường hợp mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm coronavirus của cả nước lên thành 672 người. Hai ca mắc nCoV mới đều có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng.

Công tác chuẩn bị của bệnh viện đã sẵn sàng. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam kêu gọi bảo vệ bác sĩ giữa tâm dịch Covid-19

Như vậy, tính đến 6h sáng ngày 5/8, số ca mắc SARS-CoV-2 mới liên quan đến Đà Nẵng kể từ ngày 25/7 là 224 trường hợp.

Theo đó, ca bệnh số 671 là người đàn ông 33 tuổi ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tình Quảng Nam. Đây là bệnh nhân tại khoa Ngoại – Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng, là diện tiếp xúc F1 của bệnh nhân 524 đã được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 trước đó.

Về ca nhiễm coronavirus số 672, Bộ Y tế thông báo cho biết, đây cũng là một bệnh nhân nam, 37 tuổi, có địa chỉ cư trú ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Trường hợp này là người chăm sóc người thân tại khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng, diện F1 của bệnh nhân số 469.

Hiện Việt Nam đang cách ly 120.041 người thuộc diện tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch. Trong đó, cách ly tại bệnh viện là 1.565 người, tại cơ sở tập trung khác là 20.645 người và tại nhà, nơi cư trú là 97.831 người.

Sáng nay, Tiểu Ban Điều trị cho biết, có 378/672 bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam đã được công bố khỏi bệnh (chiếm khoảng 56,4%) tổng số ca mắc nCoV của cả nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam truy tìm nguồn gốc dịch Covid-19 bùng phát ở Đà Nẵng

Tính đến sáng ngày 5/8, trong số các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đang điều trị và theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế trên cả nước, có 31 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần với coronavirus.

Tiểu Ban Điều trị cho biết, hiện còn 253 ca dương tính với SARS-CoV-2. Đồng thời, Việt Nam cũng đã ghi nhận 8 bệnh nhân Covid-19 tử vong. Đây đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, tiểu đường, sốc nhiễm trùng…

Thêm Lạng Sơn và Bắc Giang có ca nhiễm Covid-19?

Như Sputnik Việt Nam đã từng thông tin, từ tháng 2/2020, Hiệp hội Doanh nghiệp Quận 1, TP.HCM, Đại học Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xúc tiến việc mua 2000 máy thở để tài trợ cho Chính phủ và các địa phương trong cả nước phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại thành phố Huế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, chuyên gia nói về độc lực virus corona ở Đà Nẵng

Sáng 5/8, Trường ĐH Văn Lang, và đại diện Vạn Thịnh Phát đã tiến hành trao tặng đợt 1- 500 máy thở ELICIAE MV20 cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế. Được biết, tổng giá trị số máy thở này lên đến 120 tỷ đồng.

Phát biểu tại Lễ tiếp nhận 500 máy thở do Trung ương MTTQ Việt Nam trao tặng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 ngày 5/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, kể từ ngày 24/7 với việc xuất hiện bệnh nhân 416 dương tính với coronavirus, từ đó tới nay, dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh miền Trung diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng và có khả năng sẽ có thể lây lan sang một số địa phương khác.

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNTại phòng tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2 các y, bác sĩ luôn mặc áo quần bảo hộ.
Làm sao để Việt Nam dập được dịch Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Tại phòng tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2 các y, bác sĩ luôn mặc áo quần bảo hộ.
“Tới thời điểm hiện nay, đã có gần 10 địa phương có các ca nhiễm. Sáng nay, đã có thêm Lạng Sơn, Bắc Giang trong danh sách các địa phương có các ca nhiễm Covid-19”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam thông tin cho biết.

Ngoài Đà nẵng, hiện có Quảng Nam, TP.HCM, Hà Nội, Quảng Ngãi, Thái Bình, Đắk Lắk, Hà Nam và Đồng Nai đều đã ghi nhận ca dương tính với nCoV.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì Họp báo - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng nên học kinh nghiệm chống Covid-19 của Vũ Hán? Bộ Công an nói về các vụ án lớn

Theo lời người đứng đầu Bộ Y tế Việt Nam, kể từ khi dịch bùng phát trở lại, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp mạnh chưa từng có.

“Bộ Y tế đã đưa một lực lượng chưa có tiền lệ của ngành y tế vào hỗ trợ Đà Nẵng, Quảng Nam với tinh thần kiên quyết khống chế dịch tại Đà Nẵng thành công. Bộ Y tế đã lập Bộ Chỉ huy tiền phương để điều hành công tác chống dịch tại Đà Nẵng, do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trực tiếp chỉ đạo”, GS. TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Việt Nam có đủ năng lực sản xuất nhiều trang thiết bị y tế hiện đại

Đáng chú ý, cũng tại lễ tiếp nhận, Quyền Bộ trưởng Y tế Việt Nam bày tỏ, thời gian qua, các ngành, các cấp, cá nhân, doanh nghiệp đã giúp đỡ Chính phủ, Bộ Y tế rất nhiều, từ trang thiết bị, thuốc men, kể cả những vật dụng sử dụng hàng ngày.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam độc lập, tự cường, không bị động, lúng túng, ngay cả với Covid-19

Liên quan việc tiếp nhận 500 máy thở MV20 của hai nhà tài trợ Đại học Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định đây là món quà hết sức có ý nghĩa, nhất là trong giai đoạn hết sức khó khăn hiện nay.

Theo người đứng đầu Bộ Y tế, một trong những khó khăn lớn nhất trong đại dịch là đứt gãy chuỗi cung ứng. Khi chúng ta có thể có tiền nhưng không mua được. Đó là máy thở. Vì vậy, một số tập đoàn tổ chức sản xuất tại Việt Nam.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, máy thở MV20 đã được Bộ Y tế cho phép thử nghiệm ở các bệnh viện Trung ương và của Bộ Y tế ở cả miền Bắc và miền Nam, có thể sử dụng trong phòng, chống dịch và cả điều trị bệnh nhân sau này.

Một người phụ nữ mang thức ăn cho người thân của mình trong một khu dân cư bị đóng cửa do một trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược

Đồng thời, theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, việc các doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất được máy thở trong nước cho thấy chúng ta có đầy đủ tri thức, kinh nghiệm, năng lực có thể thúc đẩy sản xuất trang thiết bị y tế tại Việt Nam.

“Bộ Y tế đang gấp rút phối hợp với các đơn vị đánh giá lại việc sản xuất trang thiết bị y tế trong nước để đưa ra chương trình khuyến khích theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Làm thế nào chúng ta sản xuất được nhiều thiết bị hơn nữa phục vụ phòng chống dịch, điều trị bệnh nhân. Đây là những thiết bị lâu nay vẫn nhập ở nước ngoài, điển hình như máy thở”, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết.

Liên quan đến tình hình dịch ở Lạng Sơn và Bắc Giang, sau khi xuất hiện thông tin về các ca nghi nhiễm, hai địa phương này nhanh chóng có nhiều biện pháp kịp thời khoanh vùng, cách ly. Cụ thể, ngay trong sáng nay, 5/8, UBND tỉnh Bắc Giang có quyết định thiết lập vùng cách ly y tế tại thôn Đồng Chu, thôn Tiên Lý và một phần thôn Trại Chùa thuộc xã Yển Định để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Thời gian cách ly từ 7h cùng ngày.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNQuyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi tiếp nhận ủng hộ.
Làm sao để Việt Nam dập được dịch Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi tiếp nhận ủng hộ.

Trong khi đó tại Lạng Sơn, UBND tỉnh cũng đã ra quyết định về việc thiết lập vùng cách ly tại tại khu 7, thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập để thực hiện các biện pháp cách ly y tế, phòng chống dịch Covid-19.

Việt Nam có 15 bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch

Chiều ngày 4/8, Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19, Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã tiến hành phiên hội chẩn thứ 7 về tình hình điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Phiên hội chẩn có sự tham gia của các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống Covid-19

Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 báo cáo cho biết, hiện Bệnh viện Trung ương Huế đang điều trị cho 23 ca Covid-19 nặng (18 ca từ BV Đà Nẵng, 5 ca từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam chuyển đến).

Trong số đó, có 6 ca nặng phải lọc máu; chạy Thận nhân tạo, ECMO, diễn biến nặng. BV Trung ương Huế được sự trợ giúp của 10 cán bộ BV Đại học Y Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV làm Trưởng đoàn.

BV Trung ương Huế cơ sở 2 đã bố trí 1 khu cách ly trung gian 20 giường, 1 khu cách ly 200 giường để điều trị cho các bệnh nhân nặng, có tiền sử tiếp xúc bệnh nhân hoặc đi lại các nơi có dịch.

Đoàn công tác của BV Đại học Y Hà Nội đã hội chẩn các ca bệnh nặng với BV Trung ương Huế, đồng thời xin ý kiến hội đồng chuyên môn để thống nhất trong điều trị các ca bệnh diễn biến nặng, nguy cơ tử vong.

BV Đà Nẵng đang điều trị 05 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, trong đó có 2 bệnh nhân đang sử dụng ECMO. Các bệnh nhân này tiến triển nặng nhanh, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Giám đốc BV Đà Nẵng - TS Lê Đức Nhân đã xin ý kiến Hội đồng chuyên môn về các ca bệnh này.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị bệnh viện quyết liệt xây dựng kế hoạch và chiến lược, quyết tâm những ngày tới không có ca lây trong BV Đà Nẵng. Đồng thời phải làm sạch bệnh viện bằng mọi biện pháp để không xảy ra lây nhiễm trong bệnh viện và ngoài cộng đồng.

Hội đồng chuyên môn cũng đề nghị bệnh viện cân nhắc nội soi cho bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế, có kế hoạch, chiến lược với nhân sự để bảo đoàn lực lượng cán bộ y tế.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam báo cáo, hiện BV đang điều trị 26 bệnh nhân Covid-19, trong đó 03 bệnh nhân có tiến triển nặng lên. Các chuyên gia của Hội đồng hội chẩn đã đưa ra khuyến cáo cho từng bệnh nhân nặng, đề nghị BV Đà Nẵng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi chuyển các bệnh nhân nặng, bệnh nhân chạy thận nhân tạo đến các bệnh viện được chỉ định.

Một cảnh sát đeo mặt nạ tại một trung tâm xét nghiệm coronavirus tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 30 ca mắc Covid-19

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam sẽ thực hiện quy trình điều trị theo phác đồ điều trị mới được Bộ Y tế ban hành. BV Trung ương Huế cơ sở 2 sẽ theo dõi, điều trị, chăm sóc giảm thiểu tử vong tối đa cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại bệnh viện.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các bệnh viện cả nước, đặc biệt là BV Trung ương Huế, BV Đà Nẵng thực hiện tốt công tác thông tin liên lạc, phối kết hợp với nhau, đảm bảo an toàn bệnh nhân.

Hiện khu vực miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có gần 80 cán bộ y tế của các cơ sở y tế là BV Chợ Rẫy; BV Trung ương Huế, BV Bạch Mai, BV Bệnh Nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh, BV ĐH YD  Tp Hồ Chí Minh, BV ĐH Y Hà Nội, BV C Đà Nẵng, BV Bệnh Nhiệt đới TW, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh… hỗ trợ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19, đồng thời giúp đào tạo, thiết lập ICU, khu vực cách ly, khu chạy thận nhân tạo, bệnh viện dã chiến.

Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 theo nhóm, công suất xét nghiệm tăng 10 lần

Để đẩy nhanh tiến độ truy vết người bệnh, Đà Nẵng đã bắt đầu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo nhóm 3 - 5 người cùng gia đình. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, mấy hôm nay các cơ quan chuyên môn đã bàn kỹ cách xét nghiệm trên và thấy phù hợp, nên áp dụng trên địa bàn thành phố.

Cư dân đeo khẩu trang trên xe tay ga ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố lịch trình đi lại của bệnh nhân số 589 mắc Covid-19

Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, BS. Tôn Thất Thạnh cho biết, các nhóm 3 - 5 người sẽ được lấy mẫu chung một ống để xét nghiệm. Trong trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì cơ quan y tế sẽ tiến hành xét nghiệm lại từng mẫu để tìm người nhiễm. Việc này giúp đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm mà vẫn đảm bảo kết quả.

“Xét nghiệm theo nhóm không phải lấy 5 ống rồi trộn vào, vì như thế thể tích tăng lên gấp 5 lần, nồng độ có thể bị giảm, gây âm tính giả. Các nhóm sẽ được lấy mẫu cùng lúc và cho chung vào một ống”, bác sĩ Thạnh giải thích.  Được biết, nhân viên y tế sẽ được tập huấn, hướng dẫn cụ thể trước khi thực hiện.

Từ ngày 25/7 đến 3/8, Đà Nẵng đã thu thập 19.634 mẫu xét nghiệm, trong đó 13.756 mẫu có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Mục tiêu đặt ra là phải xét nghiệm 10.000 mẫu trên ngày khi huy động 5 cơ sở tham gia, trong đó có cả bệnh viện của quân đội và công an.

Đà Nẵng đang triển khai chiến dịch xét nghiệm, truy vết, cách ly, phong toả, dập dịch. Tất cả công tác này đang được thực hiện quyết liệt để "giải quyết dịch lây lan trong cộng đồng".

Từ 25/7 đến 18h 4/8, Đà Nẵng ghi nhận 158 ca nhiễm Covid-19. Hơn 14.500 trường hợp là F1 và F2 liên quan đến các bệnh nhân, hơn 8.000 người đang phải cách ly y tế và cách ly tập trung.

Theo PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Đội trưởng Đội Xét nghiệm, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng cho biết sáng tính đến sáng ngày 5/8, công suất xét nghiệm ở Đà Nẵng đã tăng lên gấp 10 lần.

Nhân viên y tế tại một nhà hàng ở Hà Nội, nơi phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 bệnh nhân tử vong vì nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19

Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng chỉ xét nghiệm được 500 mẫu/ngày. Ở thời điểm hiện tại, với sự vào cuộc hỗ trợ của Bộ Y tế, CDC Đà Nẵng đã xét nghiệm được 10.000 mẫu/ngày.

PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai nhấn mạnh, việc xét nghiệm trên diện rộng là chủ trương đúng đắn giúp nhanh chóng phát hiện các ca nhiễm và nguồn lây để cách ly kịp thời.

Trong khi đó, để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, UBND TP Đà Nẵng đã lên kế hoạch khử trùng và xử lý môi trường tại các địa điểm có nguy cơ cao trên địa bàn thành phố. Thành phố sẽ phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 5 thực hiện khử khuẩn, tẩy độc các khu vực không để cho dịch Covid-19 lây lan, bùng phát trên diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất lây nhiễm chéo giữa các cá nhân trong thành phố.

Việc khử trùng, tẩy độc sẽ được thực hiện từ ngày 05/8 tại các địa điểm bao gồm: quận Hải Châu 4 khu vực, huyện Hòa Vang 3 khu vực, quận Ngũ Hành Sơn 5 khu vực, quận Cẩm Lệ 4 khu vực, quận Thanh Khê 2 khu vực, quận Liên Chiểu 8 khu vực.

Việt Nam đang trong “thời gian vàng” để dập dịch Covid-19

Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 vừa qua nhấn mạnh, đầu tháng 8 chính là giai đoạn quyết định, là khoảng “thời gian vàng” để đưa ra loạt giải pháp căn cơ, quyết liệt nhất để dập dịch Covid-19 tại Đà Nẵng cũng như trên khắp cả nước.

Người đàn ông với bao gạo định mệnh cho người nghèo ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 28 ca mắc Covid-19

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế hay như chiều qua, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã từng đề cập, rằng rất có thể dịch coronavirus đã bắt đầu ở Đà Nẵng từ đầu tháng 7 hoặc từ ngày 8-12/7, căn cứ vào 5000 mẫu kháng thể trên tổng số 7.000 mẫu thu được ở các khu cách ly và trong cộng đồng.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, căn cứ trên xét nghiệm các ca mắc và qua điều tra dịch tễ, có thể thấy, số ca lây nhiễm trong cộng đồng chưa nhiều. Đây là nguồn mới xâm nhập, từ một điểm phát ra – khu ba Bệnh viện ở Đà Nẵng gồm Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

TS. Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ quan điểm này cho biết, hình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng hiện vẫn trong “thời gian vàng” để khống chế, kiểm soát và dập dịch.

Vị chuyên gia phân tích, theo chu kỳ, cứ 5 ngày lại có một lớp bệnh nhân mới. Thời điểm phát hiện bệnh nhân đầu tiên ở Đà Nẵng hơn một tuần trước (25/7), theo TS. Thái, như vậy là đã trải qua 4 - 5 chu kỳ. Với 4 - 5 chu kỳ, số lượng bệnh nhân rất đông, đặc biệt trong môi trường bệnh viện có đặc điểm là kín, một người bệnh vào có thể là lây vài người.

“Giai đoạn này tôi cho là vẫn có thể khống chế được, do số người mắc tìm được hầu hết đều liên quan bệnh viện, nếu có người mắc ngoài khu vực này nhiều lên thì nguy cơ sẽ cao hơn”, TS. Phạm Quang Thái nêu rõ.

Nhận định thời gian tới sẽ tiếp tục phát sinh ca mới, khó tránh được, tuy nhiên theo vị chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, những ca có nguy cơ đã được cách ly, ít có khả năng xuất hiệm thêm ổ dịch mới.

Theo vị chuyên gia, về thời gian khống chế dịch có thể là từ 14 ngày trở lên, nhưng hiện vẫn chưa có dữ liệu đầy đủ. Nếu căn xứ vào kết quả giám sát thông qua xét nghiệm, nếu không có ca thứ phát thì có thể tạm yên tâm. Còn nếu xuất hiện ca thứ phát mà vẫn chưa tìm được nguồn lây thì cần tăng tốc điều tra bổ sung.

“Tôi có nói trước đây là chu kỳ 5 ngày ghi nhận một lượt bệnh nhân mới, nếu chúng ta có thể "đánh" được 2 vòng tiếp xúc sẽ bắt kịp với tốc độ lây lan, như tốc độ xét nghiệm hiện nay tôi cho rằng vẫn đang ở mức tiệm cận số lượng xét nghiệm cần thiết. Vì thế khoảng 5 ngày nữa sẽ có dữ liệu đầy đủ hơn để đánh giá chính xác về thời gian khống chế dịch”, vị chuyên gia chia sẻ trên Tuổi Trẻ cho biết.

Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, ngành Y tế Việt Nam vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn “vàng” quyết định khả năng dập dịch Covid-19 ở Đà Nẵng.

Nhân viên y tế trao đổi với người dân địa phương cạnh nhà của một bệnh nhân nhiễm coronavirus ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng: Công bố kết quả điều tra, giám sát dịch tễ 10 ca bệnh Covid-19 mới ghi nhận

Cũng như TS. Phạm Quang Thái phát biểu, TS. Hùng cho rằng, dịch Covid-19 tại Đà Nẵng có thể đã trải qua 4-5 chu kỳ. Đây là thời gian phù hợp nhất để kiểm soát số ca nhiễm, không để virus lây lan âm thầm ngoài cộng đồng.

“Đặc biệt, số ca mắc hầu hết liên quan các bệnh viện. Các trường hợp nguy cơ tại ổ dịch này đã được cách ly. Do đó, thời gian tới, chúng ta có thể kiểm soát được nguồn lây này”, ông Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo BS. Hùng, hiện nay, chúng ta vẫn chưa tìm được F0. Do đó, việc triển khai xét nghiệm sàng lọc diện rộng, đồng loạt để mở rộng phạm vi khoanh vùng, dập dịch là phương pháp quan trọng nhất.

Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết ca bệnh khởi phát có hai dạng: F0 ngoại lai (ca bệnh nhập cảnh) và F0 nội tại (ca bệnh trong cộng đồng). Khi tất cả ca nhập cảnh đã được cách ly, vấn đề lo ngại của Việt Nam chính là những F0 nội tại.

“Các địa phương, đơn vị tăng cường xét nghiệm. Mỗi người dân tự cách ly, bảo vệ bản thân và người xung quanh. Lúc này, F0 nội tại cũng khó có thể lây nhiễm cho người khác”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.

BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh kiêm Trưởng phòng Công tác Xã hội Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cố vấn chuyên môn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM chia sẻ trên Zing cho biết, mỗi loại bệnh truyền nhiễm có “thời gian vàng” dập dịch khác nhau. Với Covid-19, thời gian này có thể dao động trong khoảng một tháng kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên.

Trung tâm xét nghiệm nhanh chóng về coronavirus tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế: Bệnh nhân 499 tử vong do ung thư đường máu ác tính, viêm phổi nặng và mắc Covid-19

Nhận định về thời gian để Việt Nam khống chế dịch, BS. Trương Hữu Khanh nêu quan điểm rằng, điều này phụ thuộc vào mức độ ra quân truy vết, khoanh vùng và kết quả giám sát, xét nghiệm. Nếu toàn ngành, toàn dân thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát trong vòng 14 ngày kể từ thời điểm ghi nhận ca bệnh đầu tiên, tình hình có thể được khống chế. Sau khoảng 28 ngày, cộng đồng không ghi nhận thêm ca nhiễm thứ phát, lúc này, mới có thể yên tâm.

Về việc số ca nhiễm tăng cao, BS. Trương Hữu Khanh cho rằng, đây chưa chắc đã là một điều xấu hay tồi tệ.

“Khi Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng, số ca nhiễm tăng nhanh rất đáng buồn, nhưng là tín hiệu lạc quan. Số ca mới tăng nhanh cho thấy ngành y tế đã và đang nắm được đường đi của virus, khoanh vùng và phát hiện sớm ca bệnh”, BS. Trươn Hữu Khanh lý giải.

Nhấn mạnh việc khoanh vùng các khu vực nghi ngờ, đẩy mạnh xét nghiệm tìm ca mắc, BS. Khanh khẳng định, càng khoanh vùng triệt để và đẩy mạnh xét nghiệm, số bệnh nhân tìm thấy sẽ tăng cao hơn. Các địa phương khác cũng cần tăng cường rà soát người về từ Đà Nẵng và lấy mẫu xét nghiệm.

“Theo tôi, trong khoảng 10-15 ngày nữa, số ca bệnh có thể tăng nhiều hơn, sau đó giảm dần”, cố vấn chuyên môn phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала