Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm trật tự, an toàn giao thông trong mùa dịch

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.

Vừa đảm bảo giao thông an toàn, vừa phải chống dịch hiệu quả

Ngày 9/8, Thủ tướng Chính phủ có Công điện 1053/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong điều kiện diễn biến mới, phức tạp của dịch Covid-19.

Nhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19

Theo Công điện, trong những ngày qua, liên tục phát hiện các ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng tại một số địa phương, báo hiệu dịch Covid-19 đang quay trở lại Việt Nam với nguy cơ và mức độ phức tạp khó lường.

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và vận tải hàng hóa phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội trong điều kiện diễn biến mới và phức tạp của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan: Giao thông Vận tải (GTVT), Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các tổ chức chính trị – xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đối với thí sinh, người nhà đưa đón và các cán bộ tuyển sinh trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra vào ngày 9-10/8/2020; có phương án ứng trực, điều tiết giao thông tại các khu vực gần điểm thi và các tuyến đường chính dẫn đến điểm thi để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong việc vận chuyển đề thi, bài thi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh đi thi, không để thí sinh đến điểm thi muộn do ùn tắc giao thông; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.

Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam
TP.HCM đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng xây dựng 13 dự án hạ tầng giao thông lớn

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu có phương án tổ chức vận tải phù hợp, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ 2/9 và khai giảng năm học mới.
Các đơn vị kinh doanh vận tải tuân thủ tuyệt đối quy định về phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời thực hiện nghiêm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, nhất là ban đêm từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau; bố trí đủ lái xe, không để xảy ra vi phạm về thời gian lao động của lái xe; thực hiện theo dõi hoạt động của lái xe, phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình; thường xuyên thanh, kiểm tra, không để lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định.

© Ảnh : Hồng Giang - TTXVNCác chiến sĩ CSGT TP. HCM tiến hành phân luồng điều tiết giao thông hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại khu vực Đường Phạm Ngũ Lão (Quận 1).
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm trật tự, an toàn giao thông trong mùa dịch - Sputnik Việt Nam
Các chiến sĩ CSGT TP. HCM tiến hành phân luồng điều tiết giao thông hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại khu vực Đường Phạm Ngũ Lão (Quận 1).

Nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 gắn với tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông cần được thực hiện nghiêm, hiệu quả; tập trung kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe khách, xe tải nặng, xe container vào ban đêm; ngăn chặn, xử lý, trấn áp hiệu quả hành vi tụ tập đua xe trái phép; tăng cường kiểm tra an toàn giao thông bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch và sử dụng phương tiện nhỏ thô sơ chở người hoạt động trên đường thủy và bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.

Tuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đường sắt Việt Nam lỗ hơn 725 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2020

Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt; kịp thời khắc phục sự cố, tai nạn, đặc biệt là trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao; tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kịp thời khắc phục các công trình bị hư hỏng, mái ta luy sạt lở do mưa, lũ gây ra; kiểm tra, rà soát bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông, thiết bị phản quang tại vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng thực hiện nghiêm quy định và phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại công trường, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.

Bên cạnh đó, triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường - tháng 9”, các trường học đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên; tổ chức ký cam kết giữa gia đình và nhà trường về giáo dục và bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh; tuyệt đối không để trẻ em điều khiển xe mô tô khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; phối hợp cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực cổng trường học.

Đồng thời, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để nâng cao ý thức người dân; không lái xe khi đã uống rượu bia, sử dụng chất ma túy; không phóng nhanh, vượt ẩu; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện và các biện pháp hạn chế tai nạn xe mô tô, xe gắn máy, tai nạn đò ngang, tai nạn đường sắt.

Số vụ tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí trong 6 tháng 2020

Theo Bộ GTVT, trong 6 tháng đầu năm 2020, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia và sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, tai nạn giao thông đã giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, toàn quốc xảy ra 6.790 vụ TNGT, làm chết 3.242 người, bị thương 4.939 người.

Vụ va chạm đã làm đầu xe khách giường nằm biển kiểm soát 85B - 003.10 nát vụn. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Mới ngày đầu nghỉ lễ đã có 26 người thương vong vì tai nạn giao thông

Tuy nhiên, ngay trong tháng 7/2020, tình hình TNGT đột ngột có diễn biến bất thường khi liên tiếp xảy ra những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt là các vụ tai nạn giao thông ngày 26/7 trên đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây đoạn qua huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (làm 15 người thiệt mạng, 21 người bị thương) và ngày 21/7 tại Km 1767 trên Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận (làm 8 người tử vong và 7 người bị thương).

Mới đây, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo, phối hợp với các Sở GTVT và cơ quan chức năng các tỉnh có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, rà soát, bổ sung hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn lái xe an toàn, xử lý triệt để các điểm đen tai nạn giao thông trên tuyến, xem xét lắp đặt hộ lan 2, 3 tầng, có trợ lực đảm bảo khả năng chịu đựng va chạm mạnh và ngăn ngừa lật xe ô tô xuống vực, hoặc đâm vào vách núi giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp không may xảy ra tai nạn.

Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ phải sớm truy xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thống kê các hành vi vi phạm về tốc độ, hành trình của các phương tiện kinh doanh vận tải trong 7 tháng đầu năm 2020, tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Quảng Bình và các địa phương có số phương tiện vi phạm lớn; gửi thông tin để các Sở GTVT, thực hiện kiểm tra tại những địa phương còn lại; chia sẻ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình cho Cục Cảnh sát giao thông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo hợp đồng và vận tải khách bằng xe ô tô; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Các đồng chí lãnh đạo tặng quà và biển tượng trưng cho các mô hình: Thanh niên xung phong tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông. - Sputnik Việt Nam
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông 2019

Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ phối hợp với các Sở GTVT, lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, rà soát các vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm; báo cáo, đề xuất Bộ GTVT đưa vào kế hoạch bảo trì hằng năm để triển khai thực hiện; chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ tăng cường công tác duy tu, sửa chữa đường bộ; kiểm tra, rà soát hệ thống báo hiệu đường bộ để bổ sung cho phù hợp; xử lý kịp thời các điểm đen gây mất an toàn giao thông.

Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tiếp tục siết chặt công tác kiểm tra, nhất là đối với xe khách, xe khách giường nằm, xe đầu kéo, các xe tải lớn và các xe hoán cải so với hồ sơ thiết kế gốc; đặc biệt là dây đai an toàn trên các phương tiện chở khách phải đảm bảo hoạt động tốt thì mới được phép lưu hành.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала