Chuyên gia: Cuộc tập trận gần quần đảo Chu San là tín hiệu mạnh mẽ cho Đài Loan

© AP Photo / Gao YiTàu Jinggangshan của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu Jinggangshan của Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần này, Trung Quốc đang tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Hoa Đông, phía bắc Đài Loan. Cuộc tập trận sẽ bắt đầu vào ngày Bộ trưởng Y tế Mỹ tới thăm Đài Loan và các quân nhân đàm phán về việc chuyển giao 4 máy bay không người lái hiện đại đầu tiên với phạm vi giám sát rộng rãi cho đảo này.

Hoạt động trực tiếp gần quần đảo Chu San và cuộc tập trận hải quân RIMPAC

Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc sẽ diễn ra gần quần đảo Chu San, cách Đài Loan khoảng 550 km về phía Bắc. Giai đoạn đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày 11 tháng 8 và kéo dài ba ngày. Giai đoạn hai của cuộc tập trận sẽ diễn ra trong hai ngày 16-17 tháng 8. Các nguồn tin quân sự chính thức của Trung Quốc không cho biết thông tin chi tiết. Chỉ biết rằng sẽ bắn đạn thật, vì vậy tàu bè bị cấm xuất hiện trong khu vực cuộc tập trận diễn ra. 

Trong khi đó, trước thềm cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc gần quần đảo Chu San, tờ Global Times của Trung Quốc đã đăng một bài bình luận, trong đó cuộc tập trận đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu ở Thái Bình Dương RIMPAC được gọi là cuộc trình diễn hải quân. Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 17-31 tháng 8. 

Global Times lưu ý rằng giấy mời đã được gửi đến 25 quốc gia. Việc từ chối tham gia do đại dịch có nghĩa là nghi ngờ vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự, do đó, nếu từ chối tham gia phải đề phòng những hậu quả có thể xảy ra. Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc không dám nói không với Mỹ vì thái độ cứng rắn và các biện pháp trừng phạt tàn nhẫn của Mỹ không chỉ dành cho đối thủ, mà còn áp dụng với các đồng minh. 

Cuộc tập trận chung Ấn Độ - Mỹ Malabar năm 2015 - Sputnik Việt Nam
Cuộc tập trận "Malabar". Trung Quốc sẽ ứng phó với việc quân sự hóa của “bộ tứ” như thế nào?

Global Times thừa nhận rằng Mỹ sẽ cố gắng gửi tín hiệu đối đầu tới các đối thủ chiến lược của mình thông qua cuộc tập trận RIMPAC. Tuy nhiên, các đồng minh có thể ngần ngại và không theo gương Mỹ.

Cuộc tập trận ở Biển Hoa Đông sẽ diễn ra trong bối cảnh đối đầu trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, kể cả việc Mỹ dùng con bài Đài Loan để các hành động khiêu khích quân sự-chính trị. Đặc biệt, trả lời phỏng vấn Sputnik, các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar tới Đài Loan có thể kích động tâm trạng ly khai trên đảo này. 

© REUTERS / Leah MillisBộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Mỹ, ông Alex Azar
Chuyên gia: Cuộc tập trận gần quần đảo Chu San là tín hiệu mạnh mẽ cho Đài Loan - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Mỹ, ông Alex Azar

Trả lời phỏng vấn Sputnik, nhà phân tích về vấn đề Đài Loan, chuyên gia tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, ông Zhou Rong lưu ý rằng cuộc tập trận phản ánh quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và phản đối sự độc lập của Đài Loan:

“Cuộc tập trận bắn đạn thật gần quần đảo Chu San ở Biển Hoa Đông nhằm thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và phản đối sự độc lập của Đài Loan. Tình hình eo biển Đài Loan và Biển Đông đang căng thẳng, nhưng ở eo biển Đài Loan tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ không có tay sai. Trong khi đó, Mỹ coi chính quyền Đài Loan và chế độ Thái Anh Văn là tay sai của mình nên sẵn sàng can thiệp vũ trang vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan. Tất cả những điều này đòi hỏi Trung Quốc phải thể hiện quyết tâm, không e ngại trước các đe dọa và uy hiếp từ phía Mỹ, đồng thời kiên quyết phản đối sự độc lập của Đài Loan.
Đài Loan - Sputnik Việt Nam
Quốc dân đảng muốn thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ vì mục đích gì?
Tình hình hiện tại cho thấy hành động của bà Thái Anh Văn đang trở nên thách thức hơn. Tình hình thậm chí còn liên quan đến việc mời các thành viên trong nội các của chính quyền Mỹ đến Đài Loan. Đồng thời, Mỹ ngày càng công khai phá hoại tinh thần của ba thông cáo chung Trung-Mỹ, trực tiếp thúc đẩy Đài Loan tiến tới độc lập, đối đầu với Trung Quốc đại lục. Trong điều kiện đó, Trung Quốc phải kiềm chế sự ngạo mạn độc lập của Đài Loan, đảm bảo rằng các lực lượng này không dám thực hiện mục tiêu độc lập quốc đảo, tức là chuyển từ khiêu khích bằng lời nói sang hành động thực tế. Nếu ai dám tuyên bố Đài Loan độc lập, quân đội Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bằng bất cứ giá nào. Đồng thời, tôi cho rằng Mỹ sẽ không có can đảm sử dụng sự cố ở eo biển Đài Loan để tiến hành một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc”.

Trả lời phóng vấn Sputnik, chuyên gia Viện Viễn Đông, ông Pavel Kamennov gọi cuộc tập trận sắp tới của Trung Quốc là một trong những giai đoạn thực hiện cải cách quân đội:

“Năm 2020, cuộc cải cách quân đội của Trung Quốc cần được hoàn tất. Cải cách bao gồm cải tổ cơ quan chỉ huy quân sự cao nhất - giải tán các quân khu cũ và thành lập các mặt trận quân sự trên cơ sở Bộ tư lệnh Quân đội Trung Quốc. Bộ tư lệnh miền Đông được thành lập và sẽ tham gia cuộc tập trận này. Bộ tư lệnh bao gồm cả lực lượng mặt đất và không quân, còn Bộ tư lệnh miền Đông và miền Nam có các hạm đội tương ứng. Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc bắt đầu thực hành các hoạt động chung của các chi nhánh lực lượng vũ trang. Trước đây họ không có được điều này và lực lượng bộ binh luôn đóng vai trò chủ đạo. Dựa trên kinh nghiệm thế giới về xung đột vũ trang trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã hiện đại hóa hoàn toàn hệ thống quân sự của mình. Tôi cho rằng các cuộc tập trận sắp tới sẽ triển khai các hoạt động tác chiến chung của Hạm đội miền Đông, lực lượng Bộ binh và Không quân. Xét theo phát biểu gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông ta coi trọng việc triển khai hoạt động chung của các quân chủng lực lượng vũ trang."

Mỹ gây căng thẳng xung quanh Đài Loan

Cuối tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố rằng Mỹ nên ngừng bán vũ khí cho Đài Loan. Cảnh báo được đưa ra ngay sau khi Reuters đưa tin đang tiến hành đàm phán bán ít nhất 4 máy bay không người lái tiên tiến cho Đài Loan. Chúng ta đang nói về máy bay không người lái giám sát SeaGuardian với tầm bay 6 000 hải lý hoặc 11 100 km. Tầm hoạt động của phi đội UAV Đài Loan hiện tại chỉ giới hạn trong khoảng 200 km. Các loại vũ khí mới có khả năng mang lại cho quốc đảo nhiều lựa chọn hơn trong việc giám sát đất liền, quan sát lực lượng không quân, bệ phóng tên lửa và các cơ sở khác. 

Đồng thời, theo báo cáo ngày 9 tháng 8 từ trung tâm South China Sea Strategic Situation Probing Initiative (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh, một ngày trước đó nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu đã xuất hiện ở Biển Hoa Đông. Cùng ngày, máy bay tuần tra chống ngầm P-8A của Hải quân Mỹ bị phát hiện ở miền nam Đài Loan. 

© AFP 2023 / Anthony Wallace Tàu sân bay "Ronald Reagan"
Chuyên gia: Cuộc tập trận gần quần đảo Chu San là tín hiệu mạnh mẽ cho Đài Loan - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay "Ronald Reagan"

Nguồn tin này cũng cho biết trong tháng 7 và tháng 8, tàu USS Ronald Reagan đã xuất hiện ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Đặc biệt, ngày 28 tháng 7, vệ tinh phát hiện thấy tàu này đi về phía Nam trên biển Hoa Đông. Ngày 4 và 17 tháng 7, tàu tham gia hai cuộc tập trận hàng không mẫu hạm ở Biển Đông, và sau khi rời khỏi đó, tàu đã tham gia cuộc tập trận ba bên với Nhật Bản và Úc ở Biển Philippines.

Thứ Năm tuần trước, trong cuộc điện đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhất trí duy trì liên lạc để giảm nguy cơ đụng độ quân sự. Đây là cuộc điện đàm thứ hai giữa Bộ trưởng quốc phòng hai nước trong năm nay. Cuộc điện đàm diễn ra một ngày sau chuyến bay đêm của máy bay trinh sát Mỹ trên vùng biển gần tỉnh Quảng Đông. Nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc hối thúc Mỹ kiểm soát tốt hơn các nguy cơ trên biển, đồng thời cảnh báo "các bước nguy hiểm" có thể dẫn đến leo thang căng thẳng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала