Vắc-xin Covid-19 của Việt Nam đã phát triển đến đâu?

© Ảnh : Cao Nguyên - TTXVNNhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người tham gia giao thông tại Chốt kiểm tra Sao Mai.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người tham gia giao thông tại Chốt kiểm tra Sao Mai. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều nay, Việt Nam ghi nhận thêm 22 ca mắc coronavirus mới, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 905 người. Đồng thời, có 2 trường hợp bệnh nhân Covid-19 tử vong là các bệnh nhân số 623 và 479.

Tại Việt Nam, hiện có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu và sản xuất vắc-xin chống Covid-19. Dự kiến, cuối năm 2021, vắc-xin chống coronavirus của Việt Nam sẽ hoàn thành.

Thêm 22 ca mắc mới Covid-19, Việt Nam có 905 bệnh nhân

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 thông tin cho biết, tính đến 18h ngày 13/8 Việt Nam đã ghi nhận 22 ca mắc mới Covid-19, trong đó 14 ca ghi nhận tại Đà Nẵng, 2 ca tại Quảng Nam, 1 ca tại Quảng Trị và 05 ca tại Khánh Hòa, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Như vậy, Việt Nam hiện đã ghi nhận 905 bệnh nhân. Ngoài ra, có thêm 2 trường hợp tử vong, nâng số ca tử vong lên 20 người.

Diễn tập sát khuẩn xe cấp cứu chở người nghi mắc bệnh COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện Trung ương Huế lên tiếng việc kỷ luật tài xế chở thi hài bệnh nhân Covid-19

Bệnh nhân số 884: Nữ, 51 tuổi, Hòa Vang Đà Nẵng; Bệnh nhân Bệnh viện Đà Nẵng.

Ca bệnh số 885: Nữ, 63 tuổi, Hải Châu, Đà Nẵng; Người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Ca mắc coronavirus số 886: Nữ, 64 tuổi, Bình Sơn Quảng Ngãi, Người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân số 887: Nữ, 65 tuổi, Cẩm Lệ, Đà Nẵng, Bệnh nhân Bệnh viện Đà Nẵng.

Trường hợp nhiễm nCoV số 888: Nữ, 65 tuổi, Hải Châu, Đà Nẵng, Bệnh nhân Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân số 889: Nam, 34 tuổi, Liên Chiểu, Đà Nẵng, Nhân viên y tế Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Ca bệnh số 890: Nam, 47 tuổi, Cẩm Lệ. Đà Nẵng, tiếp xúc với bệnh nhân số 877, 878, 879, 880. Bệnh nhân số 891: Nam, 39 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng, tiếp xúc với bệnh nhân 726.

Bệnh nhân số 892: Nam, 53 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng. Bệnh nhân số 893: Nữ, 48 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng. Ca mắc Covid-19 số 894: Nữ, 21 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng. Bệnh nhân số 895: Nữ, 17 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng. Ca bệnh số 896: Nữ, 73 tuổi, Thanh Khê Đà Nẵng.

Bệnh nhân số 897: Nam, 35 tuổi, Cẩm Lệ, Đà Nẵng. (Thông tin dịch tễ của bệnh nhân số 892-897 đang được điều tra, bổ sung)

Bệnh nhân số 898: Nữ, 27 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam tiếp xúc với bệnh nhân 796. Bệnh nhân số 899: Nam, 27 tuổi, Yên Thành, Tây Thành, Nghệ An, cách ly ngay sau nhập cảnh. Ca bệnh số 900: Nữ, 45 tuổi, Yên Hòa, Tam Hiệp, Đồng Nai, cách ly ngay sau nhập cảnh. Bệnh nhân số 901: Nữ, 27 tuổi, Chí Linh, Hải Dương, cách ly ngay sau nhập cảnh.

Đo kiểm tra thân nhiệt và làm thủ tục tiếp nhận hành khách về từ Đà Nẵng, tại khu cách ly tập trung Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kêu gọi hiến huyết tương, cử bác sĩ giỏi nhất vào điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Trường hợp nhiễm coronavirus số 902: Nam, 24 tuổi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, cách ly ngay sau nhập cảnh. Bệnh nhân số 903: Nữ, 23 tuổi, Hương Khê, Hà Tĩnh, cách ly ngay sau nhập cảnh.

Bệnh nhân số 899, 900, 901, 902, 903: 05 trường hợp từ Nhật Bản nhập cảnh sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VJ7387 ngày 05/8/2020, được cách ly tập trung tại Khánh Hòa ngay sau khi nhập cảnh.

Bệnh nhân số 904: Nữ, 36 tuổi, Đông Hà, Quảng Trị, tiếp xúc với bệnh nhân750

Bệnh nhân số 905: Nam, 65 tuổi, Điện Bàn, Quảng Nam, thăm bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tính đến 18h ngày 13/8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 905 ca mắc Covid-19, trong đó 327 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 438 ca. Từ 6h đến 18h ngày 13/8 đã ghi nhận 22 ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 133.340 người, trong đó 5.361 người được cách ly tập trung tại bệnh viện, 102.936 người được cách ly tại nơi lưu trú, 25.043 cách ly tại cơ sở khác.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày hôm nay có 12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó:

Một hành khách nhỏ tuổi tại khu cách ly tập trung Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin chống Covid-19?

10 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang (TP Đà Nẵng), đó là các bệnh nhân số 466, 469, 495, 555, 581, 638, 665, 682, 685, 730

2 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam là bệnh nhân số 716, 719. Như vậy đến thời điểm này có 421 bệnh nhân/905 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh. Chiếm tổng số 47,7%.

Tính đến chiều ngày 13/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 86 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với coronavirus. Hiện còn 356 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Số ca tử vong tính đến thời điểm này của Việt Nam là 20 ca.

Bộ Y tế thông tin ca mắc Covid-19 tử vong thứ 19 và 20

Chiều ngày 13/8/2020, Ths. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng đã cho biết về hai trường hợp mắc Covid-19 tử vong.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Biên phòng Việt Nam không tiếp tay cho tội phạm xuất nhập cảnh trái phép

Đây là ca mắc Covid-19 tử vong thứ 19 và 20 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam đến nay.

Ca tử vong thứ 19 là bệnh nhân 623, nữ, 83 tuổi, trú tại huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bệnh nhân có tiền sử suy tim, suy tủy.

Về tiền sử mắc bệnh và điều trị, Bộ Y tế cho hay, từ ngày 27/7-2/8, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam, được cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm;

Ngày 2/8, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-COV-2, sau đó được Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam chuyển đến Trung tâm Cách ly và điều trị Covid-19, Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế Cơ sở 2, được chẩn đoán mắc Covid-19 biến chứng viêm phổi trên nền bệnh suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Ngày 8/8, bệnh nhân thở gắng sức, huyết áp tăng cao, được đặt nội khí quản, thở máy. Ngày 12/8, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận mạch. Đến 18h00, bệnh nhân tử vong.

“Nguyên do tử vong do biến chứng suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng không hồi phục trên nền bệnh suy tủy, u đại tràng Sigma, suy dinh dưỡng thể teo đét”, Bộ Y tế nhấn mạnh.

Ca Covid-19 thứ 20 tử vong của Việt Nam là bệnh nhân 479. Cụ ông đã 87 tuổi, có địa chỉ ở Tư Nghĩa - Quảng Ngãi.

Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 nhiều năm. Đồng thời, bị nhồi máu cơ tim đã đặt stent 2 lần, xơ vữa mạch máu 2 chi dưới, cắt cụt bàn chân trái do tắc mạch.

Mẫu được chuyển đến các trung tâm xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR. - Sputnik Việt Nam
Quay cuồng chống coronavirus: Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19?

Ngày 17/7, bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Nội Thận - Nội tiết, bệnh viện Đà Nẵng, được chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ bàn chân trái trên nền bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy tim do nhồi máu cơ tim cũ. Ngày 27/7, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 31/7, bệnh nhân được chuyển sang Trung tâm y tế Hòa Vang để điều trị. Từ ngày 02-04/8, bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục. 21h00 ngày 12/8, bệnh nhân tử vong.

Thông tin về nguyên nhân tử vong, Bộ Y tế xác định là do nhiễm trùng vết mổ bàn chân trái trên nền bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy tim do nhồi máu cơ tim cũ, suy đa tạng và mắc Covid-19.

Việt Nam dự kiến hoàn thành vắc-xin chống Covid-19 vào cuối năm 2021

Trong cuộc họp Chính phủ với 15 địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành Y tế đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thuốc, vắc-xin phòng ngừa, điều trị Covid-19.

Người dân đến lấy mẫu được bố trí ngồi chờ theo khu vực quy định. - Sputnik Việt Nam
Nhật phát hiện cô gái từ Hà Nội nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện Việt Nam có 4 nhà sản xuất trong nước là các doanh nghiệp như VABIOTECH, POLYVAC, IVAC, NANOGEN đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển vắc-xin chống coronavirus đi theo các hướng khác nhau nhưng tất cả đều làm chủ công nghệ và bám sát các phát minh của thế giới để áp dụng vào việc sản xuất vắc-xin.

Hiện tại, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Quy trình sản xuất tương tự vắc xin cúm A/H5N1 đã được thiết lập với công suất 3 triệu liều/năm. IVAC đã chuẩn bị sản xuất những lô thử nghiệm đầu tiên.

Dự kiến, từ tháng 10 đến 12/2020, đơn vị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người và 2 giai đoạn tiếp theo vào đầu năm 2021, sau đó nâng cấp quy mô 30 triệu liều/năm. Tháng 4/2021, đơn vị sẽ nộp hồ sơ cấp phép.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNBán thành phẩm của một loại vắc xin sau quá trình nghiên cứu, điều chế trước khi được tiêm thử trên động vật.
Vắc-xin Covid-19 của Việt Nam đã phát triển đến đâu? - Sputnik Việt Nam
Bán thành phẩm của một loại vắc xin sau quá trình nghiên cứu, điều chế trước khi được tiêm thử trên động vật.

Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) sử dụng công nghệ vector baculovirus. Đơn vị này đã tiêm thử nghiệm trên chuột cho kết quả tốt. Đặc biệt, vắc-xin có đáp ứng miễn dịch ở liều nhắc lại.

Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) áp dụng công nghệ tái tổ hợp, sử dụng vector virus sởi. POLYVAC đang chờ phê duyệt dự án nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức đấu thầu sinh phẩm.

Đơn vị thứ tư là Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen. Công ty này đã nghiên cứu thành công ứng cử viên vắc xin subunit dựa trên protein S của SARS-CoV-2. Loại này được phát triển bằng công nghệ tái tổ hợp. Vắc-xin sẽ bao gồm protein S của chủng virus ở Vũ Hán (Trung Quốc) và chủng đột biến D614G.

Các que sau khi phết lấy mẫu được bỏ chung trong ống nghiệm theo nhóm. - Sputnik Việt Nam
Thêm 2 ca mắc Covid-19 tử vong, Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây coronavirus

Ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), chia sẻ, việc nghiên cứu thành công vắc xin phòng Covid-19 là thách thức với các nhà sản xuất.

Theo lý giải của ông Đạt, dựa trên các phát minh, mỗi quốc gia có lựa chọn riêng khi phát triển vắc-xin. Ví dụ, Đại học Boston (Mỹ) chuyên nghiên cứu giá thể virus để làm vắc-xin. Việt Nam cũng bám sát các phát minh của thế giới để áp dụng vào việc sản xuất vắc-xin của mình.

Trong công tác nghiên cứu về vắc-xin Covid-19, có thể có khác biệt vì thế giới vẫn đang muốn tạo sự khác biệt giữa các chủng, các công nghệ khác nhau để xem cái nào sẽ là ưu thế. Vì đây là vắc-xin quá mới đối với cả thế giới nên chưa biết được chủng nào hơn chủng nào. Đây là thách thức đối với tất cả các công ty sản xuất.

“Chúng tôi nghiên cứu bám sát với kết quả nghiên cứu trên thế giới để trước khi ra thử nghiệm lâm sàng tiếp theo đưa ra tiêu chí nào cho phù hợp. Chúng ta không đi trước để dẫn đầu mà để đón đầu, xem họ như thế nào để thiết kế vaccine cho phù hợp”, TS. Đỗ Tuấn Đạt chia sẻ với Lao Động.

Trong khi đó, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thu Vân, thành viên Hội đồng Khoa học (Bộ Y tế) cho biết, theo dự tính, cuối năm 2021, vắc-xin Covid-19 của Việt Nam mới hoàn thành.

“Nếu Việt Nam thành công, khoảng thời gian như vậy là quá nhanh. Theo truyền thống, chúng ta phải mất 5-6 năm để cho ra đời một vắc xin mới”, TS. Nguyễn Thu Vân nhận định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала