Đại diện Trung Quốc làm Thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển: Việt Nam có chịu thiệt?

Đăng ký
Giữa lúc tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, Trung Quốc nhiều lần xâm phạm chủ quyền Việt Nam và các nước láng giềng có chung tranh chấp biển đảo, thế đối đầu Mỹ-Trung căng thẳng, việc Đại sứ Trung Quốc tại Hungary Đoàn Khiết Long (Duan Jielong) trúng cử Thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) gây phẫn nộ.

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến có bàn về căng thẳng ở Biển Đông, Trợ lý của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo - ông David R. Stiwell khẳng định, Mỹ kêu gọi các nước không bỏ phiếu cho ứng cử viên Trung Quốc Đoàn Khiết Long làm Thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS vì cho rằng, đây chẳng khác gì thuê kẻ phóng hỏa điều hành Cơ quan Cứu hỏa.

Trong khi đó, chuyên gia về Luật Biển Quốc tế Việt Nam, ThS Hoàng Việt, Đại học Luật TP.HCM cho rằng, những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh vẫn còn mưu đồ độc chiếm Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Do đó, không nên bầu ứng viên Trung Quốc trở thành Thẩm phán Tòa ITLOS.

Ứng viên Trung Quốc trúng cử Thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS

Tân Hoa Xã đưa tin cho biết, hôm thứ Hai 24/8, Đại sứ Trung Quốc tại Hungary Đoàn Khiết Long (Duan Jielong), đã trúng cử ghế Thẩm phán và là thành viên của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS).

Theo đó, ứng cử viên Trung Quốc Đoàn Khiết Long là một trong số 6 người được bầu vào vòng bỏ phiếu đầu tiên của các Quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng SOM Việt Nam chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật lệ và lòng tin?

Năm người còn lại là David J. Attard của Malta, Ida Caracciolo của Ý, Maria Teresa Infante Caffi của Chile, Maurice Kengne Kamga của Cameroon và Markiyan Kulyk của Ukraina.

Kết quả bỏ phiếu cho thấy, các ứng cử viên của Malta, Ý, Trung Quốc, Chile, Cameroon và Ukraina trúng cử ngay vòng đầu tiên. Trong đó, ứng cử viên David J. Attard của Malta dành số phiếu cao nhất, đạt 160/166 phiếu.

Đến nay, một ghế vẫn còn trống và vòng bỏ phiếu hạn chế thứ hai sẽ được tổ chức vào hôm nay 25/8. Các ứng cử viên còn lại cùng giành ghế Thẩm phán ITLOS là Kathy-Ann Brown của Jamaica và Rodrigo Fernandes More của Brazil.

Theo điều lệ của ITLOS, không có hai thẩm phán trở lên mang cùng quốc tịch một nước. Cuộc bầu ủy viên lần này có 10 ứng viên tham gia, được tiến hành để bổ sung 7 thẩm phán chuẩn bị hết nhiệm kỳ vào cuối tháng 9 này.

Thông thường, các đợt bỏ phiếu thay đổi thành viên thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS diễn ra khá tĩnh lặng và ít thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, thời gian qua, khi tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, gây nhiều thách thức “phi truyền thống” cho các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia hay Brunei – các bên có chung tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc và thế đối đầu, cạnh tranh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến vùng biển này khiến cuộc bầu chọn lần này của Tòa ITLOS nhận được sự chú ý đặc biệt.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu lập trường về Biển Đông, luật an ninh Hồng Kông, ASEAN-Trung Quốc

Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS là cơ quan liên chính phủ do các Quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) thành lập năm 1982. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên.

ITLOS hiện có 21 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm. Tuy nhiên, một phần ba số thành viên được bầu thay mới cứ sau mỗi ba năm.

Có thể nói, “chiến thắng” của ông Đoàn Khiết Long kéo dài thêm số đại diện của chính quyền Bắc Kinh tại Tòa Quốc tế ITLOS. Kể từ khi thành lập tòa án vào năm 1996, ba Thẩm phán người Trung Quốc tham gia Tòa Quốc tế về Luật Biển là Triệu Lý Hải (Zhao Lihai nhiệm kỳ 1996-2000), Từ Quang Kiếm (Xu Guangjian, giai đoạn 2001-2007) và Cao Chi Quốc (Gao Zhiguo, nhiệm kỳ 2008-2020).

Mỹ phản đối ứng viên Trung Quốc làm Thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển

Trên thực tế, không phải ngẫu nhiên mà ứng cử viên Trung Quốc – Đại sứ Trung Quốc tại Hungary Đoàn Khiết Long hứng chịu làn sóng phản đối mạnh mẽ khi tham gia tranh ghế thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển ITLOS.

Quần Đảo Trường Sa  - Sputnik Việt Nam
Khiêu khích Việt Nam, Trung Quốc muốn viết lại luật lệ Biển Đông

Trước khi cuộc bỏ phiếu kín hôm 24/8 diễn ra, một số chuyên gia quốc tế từng cho rằng cần xem xét việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (PCA) năm 2016 về việc bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” trên Biển Đông trong vụ Bắc Kinh thua kiện Philippines.

Sẽ là vô cùng đáng thất vọng khi một quốc gia không tuân thủ phán quyết dựa trên UNCLOS 1982, có hành động và phát ngôn đi ngược luật pháp quốc tế lại có đại diện ở Tòa Quốc tế để xét xử tranh chấp về hàng hải, biển đảo.

Về việc Trung Quốc có đại diện ứng cử ghế Thẩm phán Tòa ITLOS, tại Hội nghị trực tuyến bàn về Biển Đông do Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tổ chức hồi tháng 7 vừa qua Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David R. Stilwell đã chỉ trích không tiếc lời chính quyền Bắc Kinh và kêu gọi các nước không bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc Đoàn Khiết Long.

“Các nước, bên tham gia vào quá trình bỏ phiếu bầu chọn thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS cần đánh giá khách quan thông tin, uy tín của đại diện Trung Quốc Đoàn Khiết Long và tự hỏi liệu việc bỏ phiếu cho ứng cử viên này có đang giúp ích hay chỉ làm hại luật biển quốc tế mà câu trả lời ai cũng biết rõ”, Trợ lý của Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu rõ.

Thậm chí, ông Stillwell còn thẳng thắn cho rằng, việc lựa chọn một quan chức Trung Quốc vào ITLOS chẳng khác gì “thuê một kẻ chuyên đi đốt phá, phóng hỏa về điều hành cơ quan cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy”.

Đại diện chính quyền Mỹ cho biết, Trung Quốc cố tình phớt lờ phán quyết, tiếp tục loạt yêu sách phi lý và bất chấp nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế với tư cách là thành viên UNCLOS.

“Bắc Kinh luôn thích tô vẽ chính mình như nhà đấu tranh cho chủ nghĩa đa phương và các thể chế quốc tế, nhưng chính Trung Quốc lại đơn phương bác bỏ phán quyết và coi quyết định của Tòa PCA như một tờ giấy bỏ đi”, Trợ lý David R. Stilwell tỏ ra gay gắt.

Trung Quốc ra sức bênh vực ứng viên Đoàn Khiết Long thế nào?

Trước loạt chỉ trích gay gắt nhằm vào ứng viên Đoàn Khiết Long, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng hết lòng bênh vực và bảo vệ vị Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Hungary trong quá trình tranh ghế Thẩm phán ITLOS.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam quyết tâm bảo vệ luật pháp quốc tế trên Biển Đông

Theo đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, ông Đoàn Khiết Long có thời gian theo học chuyên ngành Luật tại Mỹ, từng đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, do đó “rất thông thạo luật quốc tế, có kiến thức phong phú và sâu rộng cũng như bề dày kinh nghiệm thực tế trong giải quyết các vấn đề về luật biển quốc tế”.

Cụ thể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định, nếu đắc cử vị trí Thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS, Đại sứ Đoàn Khiết Long sẽ giúp giải quyết các tranh chấp hàng hải theo con đường hòa bình.

© REUTERS / Jason LeeBà Hoa Xuân Oánh
Đại diện Trung Quốc làm Thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển: Việt Nam có chịu thiệt? - Sputnik Việt Nam
Bà Hoa Xuân Oánh
“Nếu được bầu làm thẩm phán, chắc chắn ông Đoàn Khiết Long sẽ cống hiến hết mình cho các công việc của tòa án và giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình”, bà Hoa Xuân Oánh nói.
Lo ngại Trung Quốc gây áp lực lên phán quyết của ITLOS?

Liên quan đến vấn đề này, Thanh Niên dẫn phân tích của GS Andrew Serdy (chuyên ngành công pháp quốc tế, Đại học Southampton, Anh) nêu quan điểm rằng, rõ ràng Trung Quốc không có ý định tuân thủ phán quyết do Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) đưa ra vào năm 2016.

“Tuy nhiên, dù không có cách nào để ép buộc Trung Quốc phải tuân thủ, nhưng cách hành xử của nước này có thể khiến Bắc Kinh chịu tổn thất về mặt chính trị. Một tổn thất chính trị có thể được thể hiện nếu số phiếu dành cho ứng viên Trung Quốc sẽ thấp đi”, GS Andrew Serdy phân tích.

Tuy nhiên, đáng tiếc là những người tham gia bầu chọn đã không thể hiện điều đó.

USS Dewey tại Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Một năm sau phán quyết về Biển Đông: Không thể chống lại luật pháp quốc tế

Trước thềm cuộc bầu chọn Thẩm phán Tòa ITLOS lần này, GS Alexander Proelss, Chủ tịch về luật Biển quốc tế và luật Môi trường quốc tế thuộc Trường Luật của Đại học Hamburg (Đức) khẳng định, Tòa Quốc tế về Luật Biển phải và sẽ thực thi quyền lực của mình một cách vô tư.

“Đây là điều kiện mà mỗi thẩm phán phải tuân thủ. Để đảm bảo tính chí công vô tư, luật của ITLOS quy định những hoạt động mà thẩm phán không được phép làm (điều 7) và lập ra những điều kiện liên quan đến sự tham gia của mỗi thành viên vào một vụ cụ thể (điều 8)”, ông Alexander Proelss cho biết.

Vị chuyên gia cũng phân tích, trong khi mỗi thẩm phán dĩ nhiên sẽ tìm cách thuyết phục các thành viên khác trong hội đồng về lập trường luật pháp của mình, không thể có chuyện một vị thẩm phán lại có thể, trong một hội đồng hòa giải tranh chấp gồm 21 thành viên, áp đặt quan điểm của riêng mình lên các thành viên khác.

Tuy nhiên, Chủ tịch về Luật Biển quốc tế và Luật Môi trường Quốc tế thuộc Trường Luật, Đại học Hamburg Đức cũng cho biết thêm, mỗi thẩm phán được tự do đưa vào ý kiến riêng hoặc bất đồng với các thẩm phán và quyết định, và qua đó có thể cố gắng gây ảnh hưởng lên việc phát triển luật quốc tế trong trường hợp có liên quan.

Do đó, đây chính là một thực tế đáng ngại khi đại diện Trung Quốc Đoàn Khiết Long trở thành thẩm phán của ITLOS.

Chuyên gia Việt nêu lý do vì sao không nên để ứng viên Trung Quốc làm thẩm phán ITLOS

Giống như các chuyên gia, giới quan sát quốc tế chỉ rõ, không chỉ Mỹ hay Việt Nam mà nhiều nước có chung tranh chấp biển đảo với chính quyền Bắc Kinh hay nhiều tổ chức quốc tế cũng lo ngại việc ứng viên Trung Quốc được bầu làm thẩm phán ITLOS sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, có thể can thiệp hay gây ảnh hưởng đến các phán quyết của Tòa Quốc tế trong các phán quyết về tranh chấp hàng hải, chủ quyền biển đảo.

Bà Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là vi phạm luật quốc tế

Trước khi diễn ra phiên bỏ phiếu kiến bầu Thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS, chuyên gia về Luật Biển Quốc tế Việt Nam, ThS Hoàng Việt, Đại học Luật TP.HCM đã có những nhận định đáng chú ý với Pháp luật TP.HCM, nêu lý do vì sao không nên để một ứng cử viên người Trung Quốc đảm trách ghế Thẩm phán Tòa ITLOS.

Theo ThS Hoàng Việt, những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh vẫn còn mưu đồ độc chiếm Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế, trong đó có UNLOS. Do đó, không nên bầu ứng viên Trung Quốc trở thành Thẩm phán Tòa ITLOS, một cơ quan lấy tinh thần thượng tôn pháp luật làm ưu tiên.

Theo vị chuyên gia Việt Nam, ITLOS có vai trò như tòa thường trực để phán xử các vấn đề tranh chấp trong việc giải thích hoặc áp dụng các điều khoản của UNCLOS, “Hiến pháp về biển và đại dương”. Công ước này có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động liên quan đến biển và đại dương trên toàn cầu.

UNCLOS hiện nay có 168 thành viên tham gia, trong đó có 167 nước và Liên minh châu Âu. Vì phạm vi của UNCLOS rất rộng nên sẽ có lúc các thành viên mâu thuẫn trong việc hiểu, giải thích hay áp dụng công ước. Vì vậy, cần có những cơ quan tài phán như ITLOS và những người “cầm cân nảy mực” như thẩm phán ITLOS để giải quyết.

Theo ThS. Hoàng Việt, các thẩm phán ITLOS có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến sự phát triển và tiến bộ của luật biển quốc tế, phù hợp với xu hướng giải quyết xung đột đúng với tinh thần thượng tôn pháp luật của loài người.

Nêu nhận định về ông Đoàn Khiết Long, chuyên gia Hoàng Việt đã dự báo đúng, theo đó,  Đại sứ này có khả năng lớn trúng cử.

“Bởi lẽ Trung Quốc là quốc gia lớn nên có thể giành được phiếu bầu từ nước thành viên khác của UNCLOS. Từ năm 1996 đến nay, trong số 46 thẩm phán được bầu vào ITLOS có ba thẩm phán người Trung Quốc”, ThS Hoàng Việt nêu rõ.

Chia sẻ thêm về lý do không nên bầu Đại sứ Trung Quốc Đoàn Khiết Long làm Thẩm phán ITLOS, ông Việt cho biết, thực tế, tình hình ở Biển Đông là một điển hình cho thấy Trung Quốc đi trái lại tinh thần chung của luật pháp quốc tế.

“Trung Quốc triển khai các hoạt động đe dọa, bắt nạt các nước có yêu sách, bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông, quấy rối hoạt động kinh tế hợp pháp các nước. Tất cả đều trái ngược với các quy định được ghi rõ trong UNCLOS mà Trung Quốc là bên đã ký”, chuyên gia nêu rõ.

ThS Hoàng Việt phân tích, đỉnh điểm chính là việc Bắc Kinh tuyên bố phán quyết của Tòa Trọng tài 2016 vụ Philippines kiện Trung Quốc chỉ là “mảnh giấy lộn”.

Đảo ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
UNCLOS 1982: 25 năm bảo đảm hòa bình trên Biển Đông

Bắc Kinh duy trì lập trường không công nhận thẩm quyền của Tòa Trọng tài, không công nhận phán quyết và không thực thi phán quyết ấy.

“Điều đó khẳng định Trung Quốc bất chấp công luận, coi thường luật biển quốc tế, cụ thể là UNCLOS. Với một quốc gia như vậy, thế giới cần có thái độ cứng rắn, quyết liệt bằng cách không bầu ứng viên Trung Quốc vào vị trí thẩm phán ITLOS. Điều này sẽ góp phần tạo sức ép để Trung Quốc phải suy nghĩ lại và điều chỉnh cách hành xử của họ”, ThS. Hoàng Việt nhấn mạnh.

Tuy nhiên, kết quả thực tế ngày 24/4, “bằng cách này hay cách khác”, đại diện của Trung Quốc Đoàn Khiết Long cũng đã chính thức trở thành Thẩm phán của Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS.

“Đáng tiếc là Mỹ chưa phải là thành viên của UNCLOS nên chưa có tiếng nói chính thức trong bầu cử thẩm phán ITLOS. Nếu có sự tham gia của Washington, việc thuyết phục các nước “suy nghĩ thận trọng” về Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn”, chuyên gia về Luật Biển Quốc tế Việt Nam, ThS. Hoàng Việt bày tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала