Vì sao con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị kiểm điểm?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Nguyễn Thanh Nghị, năm 2017
Ông Nguyễn Thanh Nghị, năm 2017 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vì sao ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng nhiều lãnh đạo địa phương bị kỷ luật, kiểm điểm?

Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh này về việc xử lý loạt sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, ngoài Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, hai cựu Chủ tịch UBND tỉnh cũng bị kiểm điểm vì sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017.

Vì sao Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị bị kiểm điểm?

Mới đây, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhiều lãnh đạo tỉnh Kiên Giang,  trong đó có con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và nhiều cựu lãnh đạo UBND tỉnh, bị kiểm điểm vì liên quan đến một số sai phạm đất đai.

Theo đó, thời gian qua Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã tiến hành tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh này về việc xử lý loạt sai phạm đất đai, đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Còng tay - Sputnik Việt Nam
Khởi tố 2 Đại tá quân đội do vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Cụ thể, Kế hoạch số 76 ngày 15/5/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Kết luận thanh tra số 602 ngày 27/4/2020 của Thanh tra Chính phủ cho biết, có 23 đơn vị sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường. Tính đến thời điểm báo cáo, đang có 14/23 đơn vị đang tiến hành thực hiện, 9/23 đơn vị còn đã tổ chức kiểm điểm.

Theo đó, ngày 18/6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã chủ trì, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh về vấn đề liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường giai đoạn 2011 – 2017.

Các ông Phạm Vũ Hồng, Lê Văn Thi là hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng 12 người nguyên là Phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Đáng chú ý, trong số 6 nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bị kiểm điểm rút kinh nghiệm có ông Nguyễn Thanh Nghị (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang), ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.

Ngoài ra, có 40 cán bộ khác là công chức tại các sở, ngành, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng cũng bị kiểm rút kinh nghiệm.

Riêng tại huyện Phú Quốc, có 21 cán bộ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm, 5 cá nhân bị kỷ luật cảnh cáo và 11 người phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách với những sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

© Ảnh : Lê Huy Hải - TTXVNBãi biển Dinh Cậu, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc (Kiên Giang)
Vì sao con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị kiểm điểm? - Sputnik Việt Nam
Bãi biển Dinh Cậu, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc (Kiên Giang)

Về trách nhiệm xử lý kinh tế, được biết, tỉnh Kiên Giang đã truy thu tiền thuế tài nguyên hơn 2,2 tỷ đồng. Riêng đối với số nợ đọng tiền thuê đất, sử dụng đất, Cục Thuế Kiên Giang đã thu hơn 822 tỷ đồng trên tổng số 1.549 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng xác định, số tiền không có khả năng thu hồi là trên 39 tỷ vì nhiều doanh nghiệp phá sản, không triển khai dự án hay hoàn toàn không còn năng lực thực hiện.

Thanh Tra Chính phủ kết luận gì về sai phạm quản lý đất đai ở Kiên Giang?

Ngày ​29/4, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo Kết luận Thanh tra số 636/TB-TTCP về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (thời kỳ 2011-2017).

Theo đó, giai đoạn 2011-2014, toàn bộ 145 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Kiên Giang không hề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết do quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chậm phê duyệt.

Bên cạnh đó, theo kết luận thanh tra, tỉnh Kiên Giang còn chậm triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu chức năng trong Khu kinh tế Phú Quốc, dẫn đến Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất đối với một số tổ chức để thực hiện dự án đầu tư chưa phù hợp hoặc vượt diện tích so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt.

Phú Quốc - Sputnik Việt Nam
“Đảo ngọc” Phú Quốc bị “băm nát”: Hàng loạt "điệp khúc" kiểm điểm, rút kinh nghiệm!
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, trong giai đoạn 2011-2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc đã buông lỏng quản lý, dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn xử lý.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ tháng 1/1/2016-31/12/2017 là ông Phạm Vũ Hồng đã có phê duyệt không đúng thẩm quyền đơn giá đất để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất, thuê đất đối với 16 dự án đầu tư.

Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang cũng xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu đầu tư bổ sung cho Công ty TNHH Ngôi Sao chưa đúng quy định, dẫn đến phải truy thu về cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 62 tỷ đồng.

Sở Tài chính tỉnh cũng xác định sai giá đất với Công ty Cổ phần Sài Gòn Sovico Phú Quốc, chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái đảo Phú Quốc và phải truy thu về cho ngân sách Nhà nước gần 18 tỷ đồng.

Một số hộ dân thậm chí còn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích dã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang còn không giao cho chủ rừng hoặc đơn vị có chức năng khai thác để khai thác tận thu gỗ rừng tại dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Dài do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc làm chủ đầu tư. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Điều này dẫn đến nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xã, thị trấn trực thuộc đã buông lỏng quản lý về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị, dẫn tới nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng.

Cũng theo kết luận thanh tra, việc buông lỏng quản lý về đất đai đã gây ra khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500m2) trên địa bàn huyện Phú Quốc không vì mục đích sản xuất nông nghiệp. Điều này đã dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.

“Việc UBND tỉnh Kiên Giang cho phép gia hạn nộp tiền sử dụng đất đối với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc là chưa phù hợp quy định, phải truy thu về cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 18,7 tỷ đồng”, Thanh tra Chính phủ kết luận.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Lo an ninh quốc phòng: Người nước ngoài mua bao nhiêu nhà ở Việt Nam trong 5 năm qua?
Bên cạnh đó, việc Cục Thuế tỉnh Kiên Giang giảm 50% tiền sử dụng đất đối với một số chủ đầu tư là chưa đúng quy định. Do đó, cần phải thu hồi cho ngân sách số tiền hơn 255,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang không phạt chậm nộp với một số tổ chức có hành vi chậm nộp tiền sử dụng đất, thuê đất, tính tiền thuê đất chưa chính xác. Vì vậy, cần phải thu hồi cho ngân sách số tiền hơn 255,4 tỷ đồng.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung. Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm chính đối với vi phạm, thiếu sót trên.

Căn cứ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có liên quan kiểm điểm trách nhiệm khi để xảy ra những thiếu sót, vi phạm. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị cần thu hồi chủ trương đầu tư hoặc thu hồi dự án gắn với thu hồi quyền sử dụng đất đối với 43 dự án đầu tư chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư.

Kiểm điểm rồi sao nữa? Kiên Giang vẫn đợi Trung ương chỉ đạo thêm

Trao đổi về việc vì sao Thanh tra Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ sai phạm nhưng báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang đề cập đến 60 cán bộ từ tỉnh đến địa phương cũng chỉ bị “kiểm điểm” thôi là xong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đặng Tuyết Em cho Zing biết, hiện tại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa nhận được báo cáo tổng hợp của Thanh tra tỉnh.

Dư luận đang quan tâm ai là chủ đầu tư thực sự của chung cư Carina Plaza - Sputnik Việt Nam
Vi phạm ở các chung cư vẫn thách thức sự kiên nhẫn của cử tri
Vị lãnh đạo này quả quyết rằng, ngay sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch thực hiện theo.

“Các cơ quan, đơn vị và địa phương bám vào kế hoạch này để kiểm điểm, xử cán bộ liên quan”, bà Tuyết Em nói.

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, sau khi tập hợp kết quả xử lý của các cơ quan, đơn vị, Thanh tra tỉnh sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

“Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa có báo cáo này. Nếu Thanh tra Chính phủ có báo cáo này thì tỉnh đợi Trung ương chỉ đạo thêm”, bà Đặng Tuyết Em khẳng định.

Đồng thời, vị Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cũng nhấn mạnh thêm rằng sau khi nhận được báo cáo của Thanh tra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang sẽ “xem xét” rồi “tính nữa”.

“Nếu phát hiện nội dung nào chưa thỏa đáng, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ xem xét, chỉ đạo tiếp”, vị lãnh đạo kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала