Liệu Việt Nam có phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ?

© AFP 2023 / Paul J. RichardsBộ Tài chính Hoa Kỳ
Bộ Tài chính Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết đồng bản tệ Việt Nam VND năm 2019 bị định giá thấp hơn khoảng 4,7% so với USD, nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua vào 22 tỷ USD. Điều này tiết lộ trong quá trình cuộc điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về khiếu nại bán phá giá và trợ cấp với mặt hàng lốp xe hơi và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam.

Động thái của Bộ Tài chính là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ có thể quy kết Việt Nam có vi phạm thứ hai trong báo cáo chính sách tiền tệ bán niên của các đối tác thương mại cơ bản. Mà từ đây đến mốc công bố đất nước «thao túng tiền tệ» hoàn toàn không xa.

Robert Lighthizer - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam giảm bớt thặng dư thương mại với Mỹ

Ai là đối tượng «thao túng tiền tệ»

Các biện pháp can thiệp tiền tệ được đưa vào danh sách ba chỉ số là cơ sở để tuyên bố một nước là đối tượng «thao túng tiền tệ», thay đổi cấu trúc thương mại để có lợi cho mình. Bằng cách mua ngoại tệ trên thị trường, một nước có thể thay đổi giá cả hàng xuất-nhập khẩu một cách nhân tạo và bằng cách đó tăng mức xuất khẩu của chính mình, điều này trong trường hợp các đối tác thương mại của Washington dẫn đến mất chỗ làm việc trong một số lĩnh vực kinh tế và gia tăng thâm hụt ngoại thương của Hoa Kỳ. Bộ Tài chính phân định ba tiêu chí để xác định một nước là đối tượng «thao túng tiền tệ»: thặng dư thương mại với Hoa Kỳ hơn 20 tỷ USD, dư thừa tài khoản hiện tại (là chỉ số thước đo thương mại rộng hơn gồm các khoản thanh toán nợ nước ngoài và thu nhập đầu tư, nhưng thông thường gần với cán cân thương mại tổng thể của đất nước) hơn 2% GDP, Chính phủ mua USD trên thị trường ngoại hối hơn 2% GDP với việc mua ngoại tệ trong 6 trong số 12 tháng qua.

Trong báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho năm 2019, Việt Nam chỉ có một tiêu chí - thặng dư thương mại nước ngoài, nhưng trong báo cáo mới cho bán niên thứ nhất của năm 2020 sẽ được công bố với độ trễ lớn, có thể xuất hiện tiêu chí thứ hai là sự can thiệp ngoại tê, - như Reuter thông báo. Việt Nam đã vào danh sách các nước phải theo dõi về các vi phạm như vậy.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nỗ lực chứng minh mình là đối tác thương mại tin cậy của Mỹ

Nếu chúng ta xem trang web «Theo dõi Thao tác Tiền tệ» (Tracking Currency Manipulation) của tổ chức «Hội đồng về Quan hệ Đối ngoại» (Council on Foreign Relations) của Mỹ, sẽ thấy rằng từ quý III năm 2019, cả ba tiêu chí đều liên quan đến Việt Nam. Ví dụ, trong quý I của năm 2020, dư thừa các tài khoản hiện tại của CHXHCN Việt Nam là 5,8% GDP, can thiệp ngoại tệ - 7% GDP, còn thặng dư trong thương mại với Hoa Kỳ tới 56,7 tỷ USD. Nhân đây cần nói thêm, cũng theo dữ liệu của Tracking Currency Manipulation, Trung Quốc chỉ có một chỉ số - thặng dư thương mại với Hoa Kỳ trong quý I năm 2020 đã là 319 tỷ USD.

Hoa Kỳ coi Việt Nam là đồng minh

«Chiếu theo các quy tắc của họ, người Mỹ có mọi cơ sở để công bố Việt Nam là đối tượng «thao túng tiền tệ» và áp đặt các biện pháp trừng phạt như đã làm với Trung Quốc. - GS-TSKH Vladimir Mazyrin lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận xét. - Nhưng theo cái nhìn của tôi, việc áp dụng các tiêu chí này mang tính chất chính trị thuần túy. Ví dụ, mặc dù Trung Quốc chỉ «mắc lỗi» trong một vi phạm Đạo luật về tuân thủ quy tắc thương mại của Hoa Kỳ năm 2015 là thặng dư thương mại, nhưng điều đó vẫn không ngăn Tổng thống Trump tuyên bố Bắc Kinh là «kẻ thao túng tiền tệ» dựa trên Đạo luật về Ngoại thương và khả năng cạnh tranh ban hành năm 1988, và bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Nhưng đối với Hà Nội, hẳn là Washington sẽ không «xuống tay» như vậy. Hoa Kỳ xem Việt Nam như là một đồng minh trong cuộc đấu chống Trung Quốc. Nhưng dù sao thì mối nguy với Hà Nội vẫn là rất lớn. Thị trường Mỹ là thị trường chính cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Và mặc dù Việt Nam đang tích cực đa dạng hóa ngoại thương, tìm kiếm những thị trường mới, nhưng xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn chiếm khoảng 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam, và nếu như người Mỹ tăng thuế với hàng Việt Nam hoặc áp dụng bất kỳ hạn chế nào khác, đều sẽ là giáng đòn đau ảnh hưởng đến định hướng xuất khẩu của kinh tế CHXHCN Việt Nam. Ban lãnh đạo Việt Nam nhận thức rõ điều này và vì thế đang tập trung đàm phán, tăng cường mua các sản phẩm Mỹ để giảm bớt mất cân bằng thương mại với Hoa Kỳ, và nói chung là củng cố quan hệ với Washington», - GS-TSKH Vladimir Mazyrin chia sẻ dự báo như vậy.

Tháng 11 tới, ở Mỹ tiến hành bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Thời gian sẽ cho thấy, ban lãnh đạo mới của nước Mỹ sẽ chọn tuyến đường bang giao nào với Việt Nam, nếu như có sự thay đổi nhân vật nguyên thủ quốc gia. Còn hiện thời Việt Nam gồng mình chiến đấu với đại dịch coronavirus và lo khôi phục kinh tế. Và phải nói rằng Việt Nam làm những việc lớn này thành công hơn nhiều so với Hoa Kỳ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала