“Scandal” ĐBQH Việt Nam mang 2 quốc tịch: Miễn nhiệm ông Phạm Phú Quốc rồi sao nữa?

© Sputnik / Taras IvanovQuốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, liên quan đến việc có hiệu chiếu vàng Cyprus và quốc tịch thứ 2 của Cộng hòa Síp, ông Phạm Phú Quốc chính thức làm đơn xin thôi Đại biểu Quốc hội, thôi chức Tổng giám đốc IPC Tân Thuận.

Đồng thời, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng sẽ báo cáo Quốc hội xem xét bãi nhiệm tư cách ĐBQH của ông Phạm Phú Quốc. Ủy ban Nhân dân TP.HCM cũng sẽ tạm đình chỉ chức vụ Tổng Giám đốc IPC Tân Thuận của ông Quốc.

Tuy nhiên, trước việc một ĐBQH của Việt Nam, đại diện cho tiếng nói nhân dân Việt Nam nhưng lại mang hai Quốc tịch, nhiều người đặt câu hỏi về hướng xử lý trường hợp của ông Phạm Phú Quốc, làm sao phải mang tính răn đe, cảnh tỉnh đối các trường hợp vẫn chưa bị phát hiện đã “nhúng chàm”.

Ông Phạm Phú Quốc xin thôi đại biểu Quốc hội

Chiều ngày 1/9, Trung tâm Báo chí TP HCM đã tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin về việc thành viên đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố là ông Phạm Phú Quốc sở hữu 2 quốc tịch, gồm Việt Nam và Cyprus.

Theo đó, Phó giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Từ Lương cho biết, liên quan đến vụ việc trên, các cơ quan chức năng TP HCM đã vào cuộc xác minh ngay sau khi nhận được thông tin. Đến ngày 25/8, ông Phạm Phú Quốc có đơn xin thôi Đại biểu Quốc hội, thôi giữ chức Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND thành phố Hà Phước Thắng cho biết, hướng xử lý của TP HCM như sau:

“Ngay trong tuần đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố sẽ tổ chức họp, đồng thời có văn bản báo cáo Quốc hội để xem xét bãi miễn tư cách đại biểu Quốc đối với ông Quốc”, ông Khuê nói.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 10/6. - Sputnik Việt Nam
ĐBQH Việt Nam mang hai quốc tịch: Ai trả lại danh dự cho ông Phạm Phú Quốc?
Trong tháng 9, Ban Tổ chức Thành ủy sẽ làm việc với ông Quốc để xử lý về mặt Đảng. Cũng trong tuần này, Sở Nội vụ sẽ tham mưu UBND thành phố để đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận của ông Quốc.

 Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ trách nhiệm ông Quốc khi làm việc tại Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM (HFIC) và IPC trước khi cho thôi việc theo đơn.

Ông Hà Phước Thắng cho biết, vào năm 2016, khi được TP HCM giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Quốc có đầy đủ tiêu chuẩn ứng cử theo quy định Quốc hội.

Tuy nhiên, đến tháng 2/2018, ông Quốc có quốc tịch Cyprus nhưng không khai báo là “thiếu gương mẫu, không trung thực, không chấp hành quy định của Đảng”.

Hồ sơ ứng cử ĐBQH của ông Quốc không thể hiện vợ có quốc tịch nước ngoài

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, cho biết luật quy định, đối với trường hợp ông Phạm Phú Quốc, việc bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội phải do Quốc hội xem xét chứ không giải quyết theo đơn đề nghị của cá nhân.

© Ảnh : Thu Hoài - TTXVNTrưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê phát biểu tại Đại hội
“Scandal” ĐBQH Việt Nam mang 2 quốc tịch: Miễn nhiệm ông Phạm Phú Quốc rồi sao nữa? - Sputnik Việt Nam
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê phát biểu tại Đại hội

Ông Quốc giải trình trong các văn bản rằng, ông có quốc tịch Cyprus là do gia đình bảo lãnh. Theo ông, khoảng năm 2018-2019 ông có nhiều việc riêng không như mong muốn nên gia đình muốn bảo lãnh qua đảo Cyprus để tiện thăm con.

Nói về việc kiểm soát, kê khai tài sản của ông Phạm Phú Quốc, ông Khuê cho biết hàng năm, các tổ chức Đảng đều yêu cầu cán bộ công chức thực hiện nghiêm. Tuy nhiên, về phần bất động sản hay tài sản hiện hữu thì thực hiện bằng cơ chế Đảng viên gắn liền nơi cư trú, còn đối với tiền tệ, đá quý, tài khoản ngân hàng thì khó.

“Với vai trò ĐBQH, Đảng viên, giữ chức vụ quan trọng… chiếu theo quy định của Đảng và Luật công chức viên chức, ông Quốc cần có báo cáo đầy đủ với tổ chức quản lý mình. Trong đơn giải trình, ông Quốc thể hiện sự ăn năn, đau lòng”, ông Khuê thông tin.

Tổ chức Đảng và nơi ông Quốc sinh hoạt sẽ căn cứ vào quy định để xem xét. Những việc này sẽ được thông tin rộng rãi đến cử tri.

Theo ông Khuê, vào thời điểm hiệp thương giới thiệu ông Quốc vào ĐBQH, vẫn chưa có thông tin gì về việc ông được gia đình bảo lãnh để nhận quốc tịch Cyprus.

Việc đại biểu có 2 quốc tịch và vợ có quốc tịch nước ngoài không được thể hiện trong hồ sơ của cơ quan quản lý. Vì vậy, có thể nói ông Quốc đã không thực hiện quy định một cách đầy đủ và thiếu trách nhiệm với tổ chức quản lý mình, tức là khai báo trung thực về hồ sơ.

Ông Khuê nhận định, sự việc lần này là một điều đáng tiếc với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố. Trong đơn xin thôi đại biểu Quốc hội, ông Quốc cho biết “quốc tịch Cyprus do gia đình bảo lãnh, thông tin mua quốc tịch 2,5 triệu USD không chính xác”.

Đồng thời, ông Khuê cũng cho biết thành phố không thoái thác trong công tác xác minh nhưng vì thông tin ban đầu được cung cấp trên báo mạng nên phải hết sức thận trọng. Cơ quan chức năng thành phố sau đó cũng phải báo cáo cơ quan cấp trên, vừa phối kiểm để có bước tiếp theo cho quá trình xem xét.

Có sai sót trong bổ nhiệm ông Phạm Phú Quốc làm Tổng Giám đốc IPC?

Cũng theo ông Khuê, ở một số nơi còn hời hợt trong việc đánh giá cán bộ, nhìn nhận cán bộ không sâu. Mặc dù vậy, cũng không nên phủ định sạch trơn những đóng góp của một người chỉ vì người đó có 2 quốc tịch.

Về việc này, ông Quốc cũng đã nhìn nhận đó là việc không đúng về pháp luật và quy định của Đảng.

“Không nên thấy một người có sai phạm thì phủ nhận tất cả. Chúng ta nên nhìn nhận việc làm được và chưa được”, ông Khuê nói.

Theo ông, khi giữ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, ông Quốc luôn tôn trọng quy định của đoàn Đại biểu Quốc hội, tư duy trong phạm vi công việc.

“Không ai toàn bích cả, không sơ suất chỗ này cũng hạn chế chỗ kia. Nếu vì anh bị kỷ luật mà không xem xét bổ nhiệm nữa thì cực đoan quá”, ông Khuê nói.

Người đàn ông với hộ chiếu - Sputnik Việt Nam
Vụ ông Phạm Phú Quốc: Quan chức Việt Nam không được phép mang hai quốc tịch
Đưa ra nhận định về sự việc liên quan đến ông Quốc, ông Khuê dùng từ “rất tiếc”. Theo ông, đây là bài học cho mỗi cán bộ công chức để tự vấn để có việc làm đúng đắn hay chưa.

Một vấn đề khác đặt ra là liệu có sai sót hay không trong quy trình bổ nhiệm ông Quốc làm Tổng giám đốc IPC vào tháng 4/2019, bởi lúc này ông Quốc đang bị xem xét xử lý kỷ luật Đảng do một số sai phạm khi làm Tổng giám đốc HFIC.

Về việc này, ông Khuê cho biết Ban cán sự Đảng UBND TP đang giao Sở Nội vụ cập nhật chi tiết khoảng thời gian này để xem đã thực hiện quy trình bổ nhiệm đã chặt chẽ chưa.

Không nên suy diễn từ đâu đại biểu Quốc có 2,5 triệu USD mua quốc tịch

Cũng tại buổi họp báo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị mọi người không nên suy diễn từ đâu đại biểu Phạm Phú Quốc có 2,5 triệu USD để mua quốc tịch.

“Chúng ta tôn trọng lời của ông Quốc là do tài sản gia đình. Không nên mở vấn đề đi xa quá”, ông Khuê nói.
Vụ ĐBQH Việt Nam sở hữu quốc tịch Cộng hòa Síp

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, hãng truyền thông quốc tế Al Jazeera có loạt bài viết về chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp (Cyprus) cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD có thể sở hữu hộ chiếu nước này. Khi có quốc tịch Síp, cá nhân đó cũng đồng thời trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.

© REUTERS / StringerHộ chiếu Cộng hòa Síp
“Scandal” ĐBQH Việt Nam mang 2 quốc tịch: Miễn nhiệm ông Phạm Phú Quốc rồi sao nữa? - Sputnik Việt Nam
Hộ chiếu Cộng hòa Síp

Trong danh sách những người nước ngoài đã sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp do Al Jazeera công bố, có tên ông Phạm Phú Quốc.

Ông Phạm Phú Quốc, 52 tuổi, nguyên quán tại Quảng Trị. Trong quá trình công tác, ông Quốc từng giữ các chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP HCM, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM (HFIC), Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành TNHH MTV.

Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam
Đại gia Việt xin thôi quốc tịch và số phận dự án tỉ USD

Ngày 4/12/2019, ông Quốc được UBND TP HCM bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), thay ông Tề Trí Dũng đã bị bắt trước đó về hành vi Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ông Quốc trúng cử đại biểu Quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 4, gồm các quận 5, 10, 11.

Theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội vừa được Quốc hội khóa 14 thông qua vào tháng 6 năm nay, ĐBQH Việt Nam chỉ được phép có một quốc tịch. Tuy nhiên, luật này đến 1/1/2021 mới có hiệu lực.

Trước ông Phạm Phú Quốc, năm 2016, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, cựu ĐBQH của Hà Nội, đã bị bác tư cách đại biểu vì sở hữu 2 quốc tịch (Việt Nam và Malta) nhưng không khai báo trong hồ sơ ứng cử.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала