Tại sao Mỹ không thể xúi giục các nước Châu Á - Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc?

© REUTERS / HANNIBAL HANSCHKEBộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Các nhà chức trách Trung Quốc lưu ý rằng, chuyến đi này nhằm củng cố mối quan hệ với các quốc gia châu Âu, mà ở đó Hoa Kỳ đang tích cực đưa ra những luận điệu chống Trung Quốc.

Trong khi đó, hầu hết các nước châu Á - Thái Bình Dương không muốn hành động để phục vụ cho lợi ích địa chính trị của Mỹ: không muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc, hạn chế thương mại và hợp tác kinh tế với Bắc Kinh.

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston - Sputnik Việt Nam
Tăng cường đối đầu với Trung Quốc, Hoa Kỳ đang theo đuổi mục đích gì?

Úc chuyển hướng

Ví dụ, gần đây, trong khuôn khổ cơ chế Tham Vấn cấp Bộ Trưởng Thường Niên Mỹ-Úc (AUSMIN), khi bình luận về kết quả cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Úc Marise Payne đã tuyên bố rằng, Úc sẽ đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại của riêng mình dựa trên lợi ích quốc gia. Bà Payne lưu ý rằng, dù có nhiều điểm chung với Mỹ, hai bên không phải lúc nào cũng cùng chung quan điểm trong mọi vấn đề.

“Mối quan hệ của Úc với Trung Quốc rất quan trọng, điều mà chúng tôi không muốn làm tổn thương”, - bà nói.

Tức là, Ngoại trưởng Australia đã nói rõ với đồng minh Mỹ rằng, Canberra sẽ không ủng hộ chính sách từ chối hợp tác với Trung Quốc được thúc đẩy bởi Washington. Trong bản tuyên bố chung, Úc bày tỏ quan ngại về các vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, Biển Đông, nhưng mặt khác, Úc đã từ chối đề nghị tăng cường các chuyến tuần tra tại Biển Đông mà phía Mỹ đề xuất.

© AP Photo / Mark SchiefelbeinNgoại trưởng Úc Marise Payne
Tại sao Mỹ không thể xúi giục các nước Châu Á - Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Úc Marise Payne

Ví dụ của Úc cho thấy rõ vị thế khó khăn mà các đồng minh châu Á của Hoa Kỳ đang phải đối mặt. Washington đang cố gắng mô tả sự trỗi dậy của Trung Quốc như một mối đe dọa toàn cầu, và kêu gọi các nước khác tham gia chiến dịch kiềm chế Trung Quốc cùng với Hoa Kỳ. Ví dụ, hạn chế các công ty viễn thông Trung Quốc tiếp cận các thị trường địa phương, thực hiện các cuộc "tuần tra chung" ở các vùng biển tranh chấp, từ chối tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, v.v.

Giai đoạn ban đầu, Úc đã cố gắng bắt nhịp với Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc. Australia là một trong những quốc gia đầu tiên cấm Huawei tham gia vào việc xây dựng mạng 5G trong nước. Canberra đã đưa ra sáng kiến tiến hành một cuộc điều tra quốc tế độc lập về các hành động của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Tuy nhiên, những động thái này đã khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ. Trung Quốc đã áp thuế 80% đối với lúa mạch của Úc, đã ngừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn nhất của Úc. Sau khi ủng hộ các hành động của Mỹ chống lại Trung Quốc, Canberra đã phải đối mặt với hậu quả nghiệm trọng. Hóa ra, đối đầu kinh tế với Bắc Kinh là không thể chấp nhận được đối với nước này vì Trung Quốc hiện mua khoảng một phần ba tất cả hàng hóa xuất khẩu của Úc, và kim ngạch thương mại hai chiều trị giá gần 170 tỷ USD.

Donald Trump và Liu He trước khi ký giai đoạn đầu của hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ liệu có kết thúc?

Lợi ích chính trị riêng

Nhiều đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Á đang cố gắng duy trì thái độ kiềm chế trong quan hệ với Trung Quốc và không vội làm theo Mỹ. Hoa Kỳ đã đặt rất nhiều hy vọng vào Philippines như một đồng minh trong chiến dịch chống Trung Quốc ở khu vực, vì Manila có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rõ rằng, nước này muốn duy trì sự cân bằng và sẽ không đứng về bên nào. Vào tháng 2 năm nay, Philippines tuyên bố chấm dứt Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA) với Hoa Kỳ. Nhưng, thỏa thuận này sau đó đã được gia hạn thêm sáu tháng. Đồng thời, ông Duterte bất ngờ tuyên bố từ chối tham gia các cuộc diễn tập quân sự truyền thống do Mỹ tổ chức. Bắc Kinh coi đây là một bước đi thiện chí từ phía ông Duterte.

Ngay cả Ấn Độ cũng không vội công bố chính thức lệnh cấm toàn diện đối với Huawei tại nước này, mặc dù mối quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đã xấu đi nghiêm trọng do các sự cố biên giới. Theo một số phương tiện truyền thông phương Tây, các nhà khai thác di động Ấn Độ đã nhận được chỉ thị không chính thức để giảm tỷ trọng của các nhà sản xuất Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng của họ, nhưng, ở cấp nhà nước Ấn Độ không thực hiện biện pháp nào chống lại các công ty Trung Quốc.

© AFP 2023 / Nicholas KammTPP
Tại sao Mỹ không thể xúi giục các nước Châu Á - Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam
TPP

Dù có những khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, các nước châu Á không muốn hành động theo lệnh của Hoa Kỳ và muốn bảo vệ lợi ích chính trị của mình. Ông Da Zhigang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội tại tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

“Nhiều quốc gia không muốn làm theo ý của Mỹ. Trước hết bởi vì các nước này rất chú trọng việc duy trì lòng tin chính trị và ngoại giao với Trung Quốc, cũng như phát triển hợp tác chặt chẽ trong giao lưu kinh tế, thương mại và văn hóa. Thứ hai, họ nghĩ về triển vọng phát triển lâu dài và nhu cầu của chính người dân của họ. Theo tôi, đây là quyền tự chủ chính trị của mỗi quốc gia, ngoài ra các quốc gia đều muốn thúc đẩy quá trình hội nhập trong khu vực. Trong khi Trung Quốc và Mỹ đang đối đầu gay gắt, các nước khác không muốn đứng về phía nào, không muốn thực hiện những bước đi gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, các mục tiêu và chiến lược phát triển dài hạn của họ. Vì vậy, theo tôi, các nước châu Á sẽ tiếp tục thực thi chính sách phục vụ cho lợi ích của họ”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc chiếm khoảng 30% tăng trưởng toàn cầu, là đóng góp lớn nhất của bất kỳ quốc gia nào. Theo kết quả quý I năm nay, các nước ASEAN là các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc - thương mại tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái lên đến 140 tỷ USD, trong khi thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ và EU giảm do đại dịch. Như vậy, các quốc gia châu Á là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc sau EU.

© REUTERS / Yves HermanBộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự cuộc họp với Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và An ninh Federica Mogherini tại Brussels
Tại sao Mỹ không thể xúi giục các nước Châu Á - Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự cuộc họp với Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và An ninh Federica Mogherini tại Brussels

Châu Âu cũng rất quan trọng đối với Trung Quốc, chính bởi vậy các quan chức Trung Quốc rất quan tâm đến mối quan hệ với EU. Trong khi đó, những hành động xúi giục của Washington ở Brussels đã mang lại một số thành công - hầu hết các nước châu Âu đưa ra lập trường thống nhất về các vấn đề nan giải trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng, ở châu Á, lập luận của Mỹ không có sức thuyết phục lớn. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tranh cãi với các đồng minh châu Á về việc trả toàn bộ chi phí cho các căn cứ quân sự, điều này làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của Washington bảo đảm an ninh khu vực. Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi TPP, kết quả là Trung Quốc có thể lấp đầy không gian này. Không phải ngẫu nhiên mà hồi tháng 6, Thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa Lý Khắc Cường đã tuyên bố rằng, Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc khả năng gia nhập TPP. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thương mại mạnh nhất trong số các thành viên tham gia TPP, và sẽ đóng vai trò động lực chính trong khu vực vốn lâu nay được coi là của Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала