Dư luận Việt Nam phẫn nộ vụ “tượng lính Trung Quốc”, Tử Cấm Thành ở Lâm Đồng

© Depositphotos.com / Milosk50Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng
Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoài mấy chục bức tượng lính nghi giống “đội quân đất nung” của Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng, dư luận còn đặt nghi vấn về việc doanh nghiệp ở Lâm Đồng xây dựng Tử Cấm Thành kiểu Trung Quốc hoặc đang tổ chức kinh doanh du lịch tâm linh có yếu tố Trung Quốc.

Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam Huỳnh Uy Dũng (tức ông Dũng “lò vôi”) khẳng định, 230 bức tượng được công ty thanh lý cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Minh ở tỉnh Lâm Đồng không phải là tượng lính Trung Quốc. Tuy nhiên, theo GS Sử học Lê Văn Lan những bức tượng đặt tại Lâm Đồng “không hề có tính Việt Nam một chút nào”.

Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu trả tượng nghi lính Trung Quốc về Khu du lịch Đại Nam

Ngày 2/9, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương thông tin cho biết, cơ quan này sẽ kiểm tra và làm việc với Công ty Cổ phần Đại Nam trước thông tin tỉnh Lâm Đồng yêu cầu trả hàng chục tượng nghi lính Trung Quốc do công ty này thanh lý.

Sáng 1/9, Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Thị Nguyên cho biết đã làm việc với Công ty CP Tập đoàn Liên Minh (Liên Minh Group, trụ sở tại Đà Lạt). Đây là đơn vị đnag sở hữu số tượng binh lính giống Trung Quốc.

Bà Nguyên cho biết, sở yêu cầu Liên Minh Group trả tượng về lại Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), nơi được cho là đã bán thanh lý số tượng này. Liên Minh Group cũng đồng ý trả lại toàn bộ số tượng đã mua (tổng số 230 tượng, hơn 60 tượng đã chuyển về Đà Lạt).

Trước đó, trên mạng lan truyền một số hình ảnh tượng binh lính thời phong kiến được chuyển từ Bình Dương về Đà Lạt trên các xe tải lớn. Các tượng này được chia làm 3 nhóm, đều mang vũ khí: mặc quân phục toàn thân phủ màu nhũ vàng; mặc quân phục có xe màu nhũ vàng và đỏ; mặc áo vải.

Cộng đồng mạng cho rằng đây là những bức tượng mô phỏng “đội quân đất nung” dưới hầm mộ Tần Thủy Hoàng. Trong khi đó, một số ý kiến đặt nghi vấn chủ đầu tư đang xây dựng một Tử Cấm thành kiểu Trung Quốc, hoặc đang tổ chức kinh doanh du lịch tâm linh có yếu tố Trung Quốc.

Tiếp nhận thông tin trên, cơ quan chức năng đã kiểm tra, tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra (ngày 31/8), Liên Minh Group không xuất trình được giấy tờ chứng minh xuất xứ, nguồn gốc của những bức tượng.

Trả lời về vấn đề này, chủ tịch Liên Minh Group Ngô Quang Phúc cho biết toàn bộ 230 tượng được mua lại từ Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương). Đây là tượng cũ, được đúc tại Việt Nam đã hơn 10 năm. Trước khi mua, tượng được đặt ở Đại Nam để kinh doanh du lịch.

Bà Nguyên cho hay, chưa có cơ sở khẳng định các tượng này là tượng Trung Quốc, nhưng việc vận chuyển về Đà Lạt đã gây ra dư luận không tốt. Bà cũng cho biết, việc yêu cầu Liên Minh Group trả tượng là dựa trên trao đổi riêng với chủ sở hữu, chứ không căn cứ trên cơ sở pháp lý nào.

“Hiện Liên Minh Group chưa có dự án nào liên quan, nhưng đưa tượng vào Đà Lạt gây dư luận không tốt, thậm chí nhạy cảm, do đó cần phải trả lại tượng. Dù chưa sử dụng nhưng cất giữ số lượng lớn đang gây tranh cãi tại Đà Lạt cũng không cần thiết”, bà Nguyên cho hay.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Thị Nguyên khẳng định trên Tuổi trẻ, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng chưa có sự đồng ý nào cho phép Liên Minh Group sử dụng tượng trong các dự án đã có của mình. Mặc khác, nếu có dự án mới thì Liên Minh Group cũng chưa trình bày ý tưởng cũng như nộp hồ sơ pháp lý.

Vụ “tượng lính Trung Quốc”, ông Dũng “lò vôi” nói gì?

Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam Huỳnh Uy Dũng (tức ông Dũng “lò vôi”) khẳng định, 230 bức tượng được công ty thanh lý cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Minh ở tỉnh Lâm Đồng không phải là tượng lính Trung Quốc.

Tỉnh Bình Định. - Sputnik Việt Nam
Huyện nghèo ở Bình Định xây tượng đài 48 tỷ đồng: Chủ tịch huyện nói gì?
Cụ thể, năm 2007, ông Dũng cho đúc 240 bức tượng, lấy ý tưởng người lính canh giữ tường thành với đầy đủ áo giáp, nón mũ và khiên chống tên. Tuy nhiên, điểm khác biệt là tấm khiên được cách điệu từ mặt trống đồng, biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Những bức tượng này được ông đặt trên tường thành Khu du lịch Đại Nam.

Khi tường thành bị thấm nước, ông chuyển toàn bộ số tượng vào kho. Sau đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Minh hỏi mua, và ông đã chấp nhận bán thanh lý. Trước việc tỉnh Lâm Đồng yêu cầu trả tượng, ông Dũng cho biết sẽ nhận lại và đập bỏ.

“Trả thì tôi nhận thôi, việc này không quan trọng lắm. Nhận về tôi cho anh em đập bỏ lấy sắt bán phế liệu”, ông Dũng nói.

Ông cũng cho biết, lâu nay Đại Nam đều sử dụng, lưu giữ những gì thuộc về bản sắc của dân tộc Việt Nam, cũng như không chấp nhận sự lai tạp.

Theo ông Dũng, thời gian đầu để ngoài bãi phế liệu, một số người quen xin vài tượng lính về chưng cho đẹp. Phần còn lại, ông cũng đã có ý định đập toàn bộ số tượng này để lấy sắt bán phế liệu.

Tuy nhiên, khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Minh xin mua thì ông Dũng đã cho bán thanh lý.

Vụ tượng giống lính Trung Quốc gây xôn xao dư luận

Trao đổi liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Liên Minh Group Ngô Quang Phúc cho biết:

“Tuần rồi sau khi đến khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) chơi, anh Dũng “lò vôi” - chủ khu du lịch này bán rẻ cho tôi 230 tượng lính Việt. Những bức tượng lính Việt xưa với hoa văn trống đồng trên áo giáp và binh khí. Tôi đã thuê xe tải chở từ Bình Dương về Đà Lạt mới được khoảng 60 tượng và tạm để tại bãi xe khu du lịch Quỷ Núi để sửa chữa, phục chế”.

Theo ông, những bức tượng lính Việt xưa này được khu du lịch Đại Nam đúc và sử dụng hơn 10 năm qua và đều là tượng cũ.

Tỉnh Bình Định - Sputnik Việt Nam
Huyện nghèo Vĩnh Thạnh chơi lớn với tượng đài 48 tỷ: Sai lịch sử, chưa hợp lòng dân?
Đồng thời, ông khẳng định toàn bộ tượng này đều là tượng quân lính Việt Nam thời phong kiến, quân phục trên áo giáp và khiên của tượng có hoa văn chim lạc in nổi, tương tự như trên trống đồng Đông Sơn.

“Tôi thấy tượng đẹp, giá dễ chịu thì mua cất trong khu đất của mình để sau này có thể dùng đặt trong khuôn viên nhà, hoặc có thể dùng kinh doanh. Hiện tại tôi chưa có ý tưởng nào để sử dụng các tượng này. Đang cao điểm dịch COVID-19 nên chúng tôi chưa có ý định đầu tư dự án mới. Các tượng cũ, đã sử dụng công khai nên tôi nghĩ các ý kiến trên mạng xã hội đang hiểu nhầm”, ông Phúc cho hay

Trong khi đó, Giáo sư sử học Lê Văn Lan khẳng định, những bức tượng đặt tại Lâm Đồng thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua không có tính Việt Nam một chút nào.

“Ở bất cứ lát cắt thời gian nào, tại Việt Nam cũng không tồn tại những người lính, chiến binh như thế này. Hoạ tiết chim Lạc được ráp vào một cách rất ngô nghê, cũng không phải là nguyên bản trên trống đồng của Văn hoá Đông Sơn thời Hùng Vương”, GS Lê Văn Lan nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала