Vị mục sư hăng hái và khủng bố virus. Ai phải đối mặt với chế độ cách ly mới?

© REUTERS / Heo RanNhững người đeo khẩu trang đi nghỉ ở đảo Jeju, Hàn Quốc
Những người đeo khẩu trang đi nghỉ ở đảo Jeju, Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với Hàn Quốc, quốc gia đã đối phó thành công với làn sóng coronavirus đầu tiên, tưởng chừng lây nhiễm không còn đáng sợ nữa. Người dân tình nguyện đeo khẩu trang, các nhà dịch tễ học có trong tay các giải pháp CNTT tiên tiến, những người bị lây bệnh nhanh chóng được xác định và cách ly.

Tuy nhiên, đất nước đang trở lại với các biện pháp chống dịch cứng rắn. Điều gì đã gây ra đợt bùng phát tiếp theo và Seoul dự kiến ​​sẽ sử dụng phương pháp nào để kiềm chế đại dịch là nội dung bài viết của Sputnik.

Virus không đáng sợ đối với những người yêu nước thực sự

Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 là giai đoạn nghỉ mát truyền thống của người Hàn Quốc. Vì coronavirus, nhiều người không dám đi nghỉ ở nước ngoài, vì vậy họ du lịch khắp đất nước. Và mặc dù không có các đợt bùng phát ở các khu vui chơi giải trí, nhưng chính quyền ghi nhận các ca lây nhiễm theo nhóm ở nhiều nơi khác nhau. Các vụ phát tán xảy ra tại chợ trung tâm thủ đô và giữa nhân viên chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng khiến xã hội quan tâm đặc biệt. Phần lớn những người bị nhiễm dịch đều được phát hiện từng đi lễ nhà thờ. Khi sự các ca lây nhiễm mới lên tới con số hàng trăm, các nhà dịch tễ học Hàn Quốc bắt đầu nói về làn sóng COVID-19 thứ hai. 

© REUTERS / Kim Hong-Ji Xét nghiệm COVID-19 ở bệnh viện Seoul
Vị mục sư hăng hái và khủng bố virus. Ai phải đối mặt với chế độ cách ly mới? - Sputnik Việt Nam
Xét nghiệm COVID-19 ở bệnh viện Seoul

Tuy nhiên, điều này không ngăn được hàng chục nghìn người Hàn Quốc tập trung trong ngày Giải phóng 15 tháng 8 tại quảng trường trung tâm Seoul. Người dân bày tỏ sự bất bình với chính sách của Tổng thống và kết quả bầu cử Quốc hội vừa qua. Để ngăn chặn sự tấn công dữ dội của người biểu tình, chính quyền thị trưởng phải sử dụng hàng nghìn cảnh sát, và tất nhiên giãn cách xã hội đã bị lãng quên.

Một trong các nhà tổ chức cuộc biểu tình là mục sư cực hữu Jeon Kwang-hoon của Nhà thờ Trưởng lão Seoul, người cáo buộc Tổng thống Moon Jae-in bán nước cho cộng sản Bắc Triều Tiên. Khi các nhà chức trách cố gắng hạn chế biểu tình đông người do nguy cơ coronavirus, mục sư nói rằng người yêu nước không sợ bất cứ loại virus nào, ngược lại, những người tham gia biểu tình sẽ hồi phục và ngay cả khi họ mắc bệnh, chết vì một mục đích chính đáng cũng không hề đáng sợ. 

Tình yêu cao hơn tất cả mọi quy tắc

Kết quả là mục sư Jeon đã bị giam giữ hai tháng, còn nhà thờ "Sarang Jeil" (có thể dịch là "Tình yêu cao hơn tất cả") của ông ta tạm thời bị đóng cửa do vi phạm quy tắc chống dịch. Sau khi trả tự do cho mục sư và dỡ bỏ các hạn chế, nhà thờ vẫn nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhà dịch tễ học. Cho đến khi 5 giáo dân được chẩn đoán mắc coronavirus, một cuộc kiểm tra quy mô lớn đã bắt đầu. Tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 đều được yêu cầu ở nhà, nhưng nhiều người phớt lờ điều này. 

Tại cuộc biểu tình ngày 15 tháng 8, mục sư Jeon thông báo rằng những người ủng hộ ông đã bị chính quyền "khủng bố bằng virus". Một vài ngày sau, coronavirus được phát hiện ở mục sư và những người nghe ông ta thuyết giảng trước đám đông mà không đeo khẩu trang.

Hiện đã có hàng nghìn người bị nhiễm liên quan trực tiếp đến nhà thờ Sarang Jeil. Gần 300 người bị nhiễm bệnh tại cuộc biểu tình ở Seoul. Ngày càng có nhiều người nhiễm virus trong các quán cà phê và nhà hàng, bệnh viện, cơ quan hành chính và trường học. Hơn nữa, cứ 5 ca thì có 1 ca không thể truy tìm nguồn lây nhiễm. Do đó, các nhà chức trách dự đoán rằng Hàn Quốc có thể sớm phá kỷ lục của chính mình về số ca nhiễm mới mỗi ngày. 

Cảnh báo mới đây của Hàn Quốc

Tại Seoul và tỉnh Gyeonggi, đợt cách ly kiểm dịch cấp độ 2 trong ba cấp độ đã được áp dụng từ ngày 16 tháng 8 và sau đó mở rộng ra toàn quốc. Các nhà hàng, trung tâm vui chơi giải trí bị đóng cửa.

Trong khu vực thủ đô, ngoài các lớp cuối cấp, các trường mẫu giáo và trường trung học đã trở lại học trực tuyến kể từ ngày 26 tháng 8. Các buổi lễ nhà thờ cũng được chuyển sang hình thức tương tự. Xét cho cùng, theo các chuyên gia, gặp gỡ thân mật sau buổi lễ, ăn tối và nói chuyện cùng nhau là một trong những nguyên nhân chính khiến các tín đồ bị lây nhiễm nhóm. 

© REUTERS / Kim Hong-JiHọc sinh đeo khẩu trang ở Seoul
Vị mục sư hăng hái và khủng bố virus. Ai phải đối mặt với chế độ cách ly mới? - Sputnik Việt Nam
Học sinh đeo khẩu trang ở Seoul

Theo Ủy ban lâm sàng tại Trung tâm Y tế Trung ương Hàn Quốc, do tỷ lệ lây bệnh tăng mạnh ngày 24 tháng 8, trong số 85 giường chuyên dụng cho bệnh nhân COVID-19 ở khu vực thủ đô, chỉ còn lại 7 giường trống. Và, bất chấp thỏa thuận với một số phòng khám lớn, trong tháng 9 có thể không đủ giường dành cho bệnh nhân.

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng vào cuối tháng 9 - đầu tháng 10, khi người dân Hàn Quốc đón lễ Chuseok và di chuyển trên khắp đất nước, bùng nổ lây nhiễm thực sự sẽ bắt đầu. Và sau đó sẽ cần tới lệnh đóng cửa cách ly toàn quốc. Thời gian sẽ trả lời liệu các biện pháp hiện tại có ngăn được đại dịch hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là khó có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường mà người dân Hàn Quốc đượchưởng trong những tháng qua.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала