Ấn Độ có ý định cắt đứt các mối liên hệ nhân văn với Trung Quốc?

© AFP 2023 / ARUN SANKARCác cô gái với hình ảnh quốc kỳ của Ấn Độ và Trung Quốc.
Các cô gái với hình ảnh quốc kỳ của Ấn Độ và Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang xấu đi ở cấp độ ngoại giao. Ở một mức độ nhất định, chính phủ Ấn Độ đang đi theo hướng này vì dư luận chống Trung Quốc tăng mạnh do căng thẳng ở biên giới.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia nói lên ý kiến này khi bình luận về việc Ấn Độ có ý định thắt chặt thị thực cho một tổ chức phi lợi nhuận của Trung Quốc.

Quân đội Ấn Độ ở biên giới với Trung Quốc ở Ladakh - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ vi phạm chủ quyền

Mối quan hệ ngoại giao xấu đi

Các hoạt động của Hiệp hội Hiểu biết Quốc tế về Trung Quốc (CAIFU - Chinese Association for International Understanding) đã được các nhà chức trách Ấn Độ chú ý theo dõi. Họ ra lệnh giám sát chặt chẽ hơn các yêu cầu thị thực của tổ chức này, bao gồm cả cho các nhà khoa học và doanh nhân. Reuters cho biết dựa theo nguồn tin giấu tên, có một bản ghi nhớ, trong đó nói rằng, chính phủ Ấn Độ đang chú ý theo dõi hoạt động của tổ chức này. Điều này có nghĩa là các hoạt động của CAIFU đi ngược lại lợi ích quốc gia của Ấn Độ. Nguồn tin giấu tên cho biết, các đơn xin thị thực sẽ được xem xét rất kỹ lưỡng. Đồng thời, chuyên gia ngành và các nhóm vận động của tổ chức Trung Quốc sẽ cần được thông qua an ninh trước khi cấp thị thực.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Zhang Jiadong, giáo sư tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á, lưu ý rằng, Ấn Độ có các quy định nghiêm ngặt để cấp các loại thị thực khác nhau, nhưng, trước đây Ấn Độ không áp đặt những hạn chế thị thực với một tổ chức cụ thể của Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng, mối quan hệ song phương đang xấu đi ở cấp độ ngoại giao.

Áp lực dư luận

Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Alexei Kupriyanov từ Viện Kinh tế Quốc tế và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) nói về những cuộc tiếp xúc với các đồng nghiệp Ấn Độ. Ông nhận xét rằng, New Delhi không muốn đối đầu với Trung Quốc, bởi vì những trở ngại trên con đường phát triển các mối quan hệ kinh doanh và nhân văn với Trung Quốc không phục vụ lợi ích của Ấn Độ. Chính quyền thực hiện những bước đi chống Trung Quốc dưới sức ép dư luận vì cuộc xung đột biên giới vẫn chưa được giải quyết. Ông Kupriyanov nói:

Người đàn ông với tấm áp phích tẩy chay Trung Quốc ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Đụng độ giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở biên giới: Liệu có thể xảy ra xung đột lớn?
"Tình hình hiện tại ở biên giới, diễn biến các sự kiện ở đó và quan trọng nhất là không có dấu hiệu tích cực nào cho cuộc đàm phán về biên giới – tất cả điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của người Ấn Độ. Dư luận Ấn Độ đang ngày càng chuyển hướng sang phe chống Trung Quốc do thiếu tiến bộ trong việc xoa dịu căng thẳng biên giới và có những thông tin mới về thương vong. Chính phủ phải phản ứng. Nếu các quan chức không phản ứng với sự thay đổi này trong dư luận, thì chỉ số tín nhiệm đối với Chính phủ của Narendra Modi sẽ giảm mạnh".

Về phần mình, các chuyên gia Ấn Độ lưu ý rằng, Chính phủ đang nghiên cứu kỹ lưỡng hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận khác nhau của Trung Quốc, mà hoạt động của họ có thể đi ngược lại lợi ích quốc gia của Ấn Độ.

Cách diễn đạt này gợi nhớ về tình hình với các Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ. Mới đây, khi phát biểu trên Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc các trung tâm văn hóa Viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc tài trợ tại các đại học ở Hoa Kỳ đang hoạt động để tuyển dụng "gián điệp và cộng tác viên". Pompeo hy vọng rằng, các Viện Khổng Tử sẽ bị đóng cửa hoàn toàn vào cuối năm nay. Vào tháng 8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu các Viện Khổng Tử ở Mỹ phải đăng ký làm đại lý nước ngoài. Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ những yêu cầu vô căn cứ này.

Người lính Ấn Độ ở Ladakh - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố về vụ đụng độ với quân đội Trung Quốc ở biên giới

Tại Australia, tâm lý chống Trung Quốc cũng đang gia tăng, dư luận cáo buộc Trung Quốc gây ảnh hưởng đến chính sách của nước này. Kết quả là, các chính trị gia, nghị sĩ và quan chức có thiện cảm với Trung Quốc và ủng hộ việc phát triển các mối quan hệ đa dạng với Bắc Kinh đang bị chỉ trích. Nếu Ấn Độ cũng bị nhiễm "vi rút chính trị chống Trung Quốc" thì điều đó có thể dẫn đến hậu quả tai hại cho mối quan hệ song phương với Trung Quốc y như trong trường hợp của Mỹ và Úc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала