Tại sao ký ức xấu nhanh chóng bị lãng quên?

© Depositphotos.com / Garloon / Adimas"Chỉnh sửa" bộ nhớ
Chỉnh sửa bộ nhớ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ký ức không chỉ lưu giữ những điều tốt đẹp như chúng ta nghĩ. Những ký ức tiêu cực cũng được lưu lại với chúng ta mãi mãi, nhưng chúng đã bị đóng kín. Nhà thần kinh học Rustem Gaifutdinov nói với Sputnik về cơ chế hoạt động của não.

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng từ mọi giai đoạn của cuộc đời, hầu hết những kỷ niệm tươi sáng và vui vẻ vẫn ghi nhớ trong ký ức của chúng ta, còn những điều tồi tệ thì đều bị lãng quên.

Tiềm thức bảo vệ chúng ta trước những gì tiêu cực

Trên thực tế, điều này không đúng sự thật. Những ký ức tiêu cực, cũng giống ký ức tích cực, sẽ ở lại với con người trong suốt cuộc đời của họ, nhưng khả năng tiếp cận chúng bị hạn chế bởi các cơ chế bảo vệ đặc biệt của ký ức. Trả lời phỏng vấn Sputnik, Phó Giáo sư Rustem Gaifutdinov ở Khoa Thần kinh, Phẫu thuật Thần kinh và Di truyền học của Đại học Y thành phố Kazan nói rằng nếu như tất cả hồi ức tiêu cực tích lũy liên tục có thể tiếp cận dễ dàng, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nhiều hơn.

bác sĩ  - Sputnik Việt Nam
Máy tính và lao động thủ công giúp làm chậm chứng suy giảm trí nhớ
"Ý thức của con người có những cơ chế giúp chúng ta tránh nhớ đến những gì tiêu cực. Nếu chúng ta thường xuyên trải qua những kinh nghiệm tiêu cực, điều này sẽ không kéo dài tuổi thọ và sẽ không khiến chúng ta thành công. Trong những khoảnh khắc trải nghiệm tiêu cực, con người dễ bị tổn thương về mọi mặt. Bộ não đã cung cấp cơ chế bảo vệ, để không cố ghi lại những gì tiêu cực và chuyển sang tích cực, lạc quan, để tiếp tục sống. Đây là một thuộc tính của ý thức, là khả năng tồn tại của nó. Đây là cơ chế hỗ trợ thích nghi", - ông Rustem Gaifutdinov giải thích.

Theo ông, nếu cố gắng, bạn có thể nhớ tuyệt đối mọi thứ. Nhưng hầu như điều đó là không cần thiết, trừ một số trường hợp đặc biệt.

"Con người lưu giữ tất cả mọi thứ. Có những thực tế đặc biệt được sử dụng trong pháp y, khi có thể bắt người ta nhớ lại tất cả. Con người có thể nhớ cụ thể, chi tiết, cảm nhận thị giác, thính giác, cũng như tất cả các cảm giác của cơ thể. Tất cả điều này đều được ghi lại rõ ràng trong đầu", – ông Rustem Gaifutdinov giải thích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала