«Thời hoàng kim» của nền kinh tế Việt Nam sẽ kéo dài bao lâu?

© AP Photo / Chris BrummittCông nhân Việt Nam tại nhà máy
Công nhân Việt Nam tại nhà máy - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những năm gần đây, thế giới hay nói về «kỳ tích Việt Nam», ngạc nhiên trước nhịp độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng mạnh mẽ của đất nước.

Và ngay cả bây giờ, khi do hậu quả của đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới chịu cảnh khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930, thì kinh tế Việt Nam không giảm mà vẫn tăng trưởng 1,81%, và như Ngân hàng Phát triển Á châu dự đoán, đến cuối năm chỉ số này sẽ là 4,1%, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao thoả thuận hợp tác giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản: Đâu đơn thuần chỉ là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư

Hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp

Một trong những động lực của sự tăng trưởng đáng ngưỡng mộ này là dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp không ngừng đổ vào, gắn phần lớn với việc dời chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang địa bàn Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam thu hút gần 20 tỷ USD, trong đó dòng vốn đăng ký cấp mới đã tăng 6,6% so với năm ngoái còn vốn hiện có tăng lên 22,2%.

Để thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam tạo ra những điều kiện cần thiết như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, viễn thông, đào tạo chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn. Và theo những dữ liệu mới nhất, trong số các doanh nghiệp đang phấn đấu mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á thì có 40% xem Việt Nam là địa bàn bố trí thích hợp để phát triển cơ đồ. Theo quan điểm của hàng loạt chuyên gia, ngoài nhân công trẻ khoẻ giá rẻ, bối cảnh chính trị ổn định, pháp luật đầu tư thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ, thì còn lợi thế nổi bật của Việt Nam khi «ngắm nghía» chọn địa điểm sản xuất là vị trí gần Trung Quốc, có khả năng sử dụng nguyên vật liệu Trung Quốc, cũng như không thể không tính đến ưu điểm chăm chỉ, kỷ luật và trình độ khá của lao động Việt Nam, cho phép sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Không ngẫu nhiên mà các chuyên gia dự đoán rằng trong những năm gần tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Viễn cảnh nào khi Việt Nam đi theo con đường của các nước công nghiệp mới

TSKH Vladimir Mazyrin, Giáo sư của ĐHTH Quốc gia Lomonosov kiêm  lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) tán đồng với dự báo lạc quan  ​​này. Chuyên gia Mazyrin hiểu rõ về Đông Nam Á. Sắp tới, theo khởi xướng và chủ biên của GS-TSKH Mazyrin, tại Nga sẽ xuất bản cuốn giáo khoa về nền kinh tế các nước ASEAN.

Panasonic. - Sputnik Việt Nam
Chuyển sản xuất sang Việt Nam: những ưu điểm rõ ràng và những nhược điểm tiềm ẩn
«Hiện nay, trong bảng xếp hạng của IMF về GDP, Việt Nam đứng thứ 33 theo PPP (sức mua tương đương). Indonesia ở vị trí thứ 7, Thái Lan - 20, Malaysia - 26, Philippines - 27. Nhờ nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển hơn trong khu vực. Hẳn là mức bứt phá trong nhịp độ tăng trưởng sẽ còn lớn hơn sau đại địch, bởi nhờ chính sách và các biện pháp khéo léo của ban lãnh đạo đất nước, Việt Nam đối phó tốt hơn với diễn biến và hậu quả dịch bệnh. Hà Nội đang đưa đất nước chuyển động theo đúng quỹ đạo phát triển và nhịp độ hình mẫu giống như các nước ASEAN từng vượt hơn Việt Nam, những quốc gia được gọi là nước công nghiệp mới của làn sóng thứ hai. Thế nhưng tất cả các nước đó, ở mức này mức khác, bây giờ đều cạn kiệt khả năng do «bẫy thu nhập trung bình» - giảm sút sức cạnh tranh do hệ quả nâng cao mức sống và chi phí  cho lao động. Thế là có bức tranh như sau: các nước này đang ở thế «ngả chiều» hoàng hôn, còn Việt Nam là bình minh đang lên của «thời hoàng kim».  Nhưng từ phân tích tình hình kinh tế Đông Nam Á, sẽ thấy Việt Nam rồi cũng sẽ ở vị thế tương tự như những láng giềng sung túc của khu vực. Mức sống ngày càng tăng nhanh, tương ứng là giá nhân công và hàng hóa sản xuất trong nước cũng sẽ ngày càng cao, điều đó khiến giảm khả năng cạnh tranh và nhịp độ tăng trưởng GDP. Trong 10-15 năm tới, chỉ số này sẽ giảm đến 4-5%».
© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNCông nhân đang thi công khe co giãn trên tuyến đường
«Thời hoàng kim» của nền kinh tế Việt Nam sẽ kéo dài bao lâu? - Sputnik Việt Nam
Công nhân đang thi công khe co giãn trên tuyến đường
«Các nước ASEAN đã tích cực sử dụng các nguồn tài nguyên phong phú của mình, giúp họ đạt kết quả cao. Nhưng bây giờ những nguồn tài nguyên đó như  dầu mỏ, khí đốt, than đá đều vơi cạn và các nước phải tăng cường nhập khẩu. Còn ở Việt Nam, quá trình này cũng đã bắt đầu. Ví dụ, nếu theo nhiều ước tính khác nhau trữ lượng dầu khí đã được kiểm chứng của Việt Nam sẽ đủ cho từ 6-10 năm, thì ở Indonesia chỉ là 1-2 năm. Ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, mức thiệt hại về môi trường là rất lớn do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sôi động và liên tục. «Tôi thấy việc Hà Nội từ bỏ năng lượng hạt nhân mà trông cậy vào các nhà máy nhiệt điện than và nguồn năng lượng tái tạo là sai lầm lớn. Tất cả chúng ta đều thấy năng lượng than gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, trong khi phong điện và điện mặt trời không thể đáp ứng kỳ vọng», - GS-TSKH  Vladimir Mazyrin nhận định.

Cần chuyển đổi sang «nền kinh tế tri thức»

Cứu rỗi cho Việt Nam là chuyển đổi sang mô hình phát triển khác về chất: đó là nền kinh tế tri thức, hay nền kinh tế dựa trên thành quả khoa học, khi mà giá thành sản phẩm không phụ thuộc vào mức sống và giá nhân công, GS Mazyrin nói. Bất chấp những nỗ lực đáng kể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong nền kinh tế kỹ thuật số vốn là yếu tố quan trọng của kinh tế tri thức, Việt Nam hiện vẫn tụt hậu so với Singapore và Thái Lan, Malaysia. Ngoài ra, ở các nước phát triển hơn, quá trình kinh tế dịch vụ cũng được thúc đẩy tiến xa, tức là sản xuất ra không phải hàng hóa, mà là dịch vụ. Ở Việt Nam, khu vực dịch vụ chiếm 45%, trong khi ở các nước phát triển hơn, chỉ số này cao hơn 10 và 20%. Bây giờ tất cả đang chờ đợi quyết sách của Đại hội Đảng CSVN lần thứ 13, cần xác định triển vọng của đất nước trong 10 năm tới, bao gồm cả chuẩn mực định hướng tới nền kinh tế tri thức. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư của CHXHCN Việt Nam từng tuyên bố, trong chiến lược phát triển 10 năm tới, ban lãnh đạo Việt Nam tập trung chú trọng vào cơ sở hạ tầng và nguồn tài nguyên nhân lực. «Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng 7% một năm với tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất công nghiệp khoảng 30% GDP. Khoảng 1/3 GDP cần là từ kinh tế kỹ thuật số», - Bộ trưởng Việt Nam cho biết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới: Việt Nam muốn tự chủ
«Mặc dù một số hãng tư vấn tiên đoán rằng đến năm 2050 Việt Nam sẽ đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới, nhưng tôi nghĩ triển vọng như vậy  quá xa và là dự báo táo bạo. Theo nhãn quan của tôi, mọi chuyện sẽ được quyết định trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến 2040. Có thể là Việt Nam sẽ vượt mặt Thái Lan, Indonesia, Philippines, nhưng nếu trong thập niên tới mà Hà Nội không đưa đất nước chuyển được sang nền kinh tế tri thức, ắt sẽ khó tránh «bẫy thu nhập trung bình» như các nước khác đã từng vấp», - GS-TSKH Vladimir Mazyrin kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала