Người Trung Quốc sẽ ăn ít hơn để tránh vứt bỏ hàng triệu tấn thực phẩm

CC0 / pixabay / Bữa tối kiểu Trung Quốc.
Bữa tối kiểu Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bắc Kinh phát động chiến dịch lớn để tiết kiệm lương thực. Sự lãng phí của dân chúng khiến lãnh đạo của Đảng Cộng sản chấn động. Hệ thống vận động và theo dõi có thể hỗ trợ giáo dục về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, người Trung Quốc rất khó từ bỏ thói quen chè chén nhậu nhẹt.

Điều cơ bản là điều độ

Cụm từ “How are you?” được dịch sang tiếng Trung Quốc là "Bạn đã ăn chưa?", bởi vì nếu người đối thoại có một bữa sáng thịnh soạn, mọi thứ với anh ta sẽ không quá tệ. Ở Trung Quốc có rất nhiều câu chuyện về ăn uống. Tất cả các vấn đề quan trọng được quyết định sau cuộc nhậu. Không một sự kiện quan trọng nào có thể thành công nếu không có một bữa ăn thịnh soạn. Ngay cả các ngày trong tuần, bữa tối trên bàn vẫn đầy ắp thức ăn. Tất nhiên, không ai có thể hấp thụ nhiều đồ ăn như vậy - các sản phẩm chỉ đơn giản là vứt đi. Sự lãng phí này là mặt trái của một truyền thống tưởng chừng như vô hại.

Полигон по утилизации бытовых отходов - Sputnik Việt Nam
Hiệp hội đĩa sạch: Trung Quốc tuyên chiến với rác thải thực phẩm

Đã đến lúc phải chấm dứt điều này, các nhà chức trách Trung Quốc quyết định. Chủ tịch Tập Cận Bình đích thân phát biểu về điều này. Số lượng thực phẩm tươi ngon bị đổ vào thùng rác làm cho người ta bị sốc, và điều này khiến Chủ tịch Trung Quốc lo ngại. Ai đã từng đến nhà ăn Trung Quốc sẽ đồng ý với ông Tập Cận Bình.

Trung bình, Trung Quốc thải ra 18 triệu tấn rác thực phẩm mỗi năm - và đây chính xác là con số đồ ăn dư thừa trên bàn. Khối lượng như vậy có thể nuôi sống từ 30 đến 50 triệu người. Người ta cũng tính rằng, trong vòng 12 tháng, trung bình mỗt người dân Trung Quốc thải ra thùng rác khoảng 33,5 kg thức ăn.

Công bằng mà nói, đây không phải là chỉ số tồi tệ nhất trên thế giới. Đối với người Úc, con số này nhiều gấp đôi, và với một người Mỹ - khối lượng đồ ăn vứt đi xấp xỉ một tạ.

© AP Photo / STRDấu hiệu kêu gọi mọi người không vứt bỏ thức ăn.
Người Trung Quốc sẽ ăn ít hơn để tránh vứt bỏ hàng triệu tấn thực phẩm - Sputnik Việt Nam
Dấu hiệu kêu gọi mọi người không vứt bỏ thức ăn.

Tuy nhiên, CHND Trung Hoa không thể cho phép xảy ra chuyện tương tự. Năm ngoái, nước này phải đối mặt với dịch cúm lợn, và năm nay, nguồn cung gặp khó khăn do hậu quả coronavirus. Ở các khu vực phía Nam có lũ trên diện rộng. Tất nhiên là vẫn có đủ lương thực, nhưng người dân Trung Quốc nên xử sự với đồ ăn thận trọng hơn, Bắc Kinh nhấn mạnh.

Lẩu. - Sputnik Việt Nam
Tại sao người Trung Quốc được khuyến khích tiết kiệm lương thực?

Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì sành ăn là yếu tố quan trọng trong lối sống của người Trung Quốc, và ẩm thực là một trong những giá trị văn hóa chính của đất nước. Hầu như mỗi quận mỗi huyện đều có món ngon độc đáo của riêng mình.

Ẩm thực Trung Quốc thường được chia thành bốn khu vực: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông và Giang Tô. Công thức, thành phần, nước sốt và hương vị ở mỗi nơi. Đều khác nhau. Tục ngữ địa phương có câu: “Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Tây chua”.

Mặc dù nhiều người Trung Quốc nấu ăn tại nhà, nhưng hàng quán không hề vắng khách.

"Sinh nhật, lễ tốt nghiệp, tạ ơn giáo viên, mừng thăng chức - những bữa tiệc như vậy luôn gây ra vấn đề lãng phí nghiêm trọng, điều này cần được giải quyết", - nhà nghiên cứu Cheng Shengkou tại Viện Địa lý và Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết trên Đài truyền hình Trung ương.

Ở Trung Quốc, có phong tục gọi món "trên bàn": gọi nhiều đĩa đồ ăn chung cho tất cả mọi người, chỉ bát đũa của từng người là riêng. Hơn nữa, người Trung Quốc thường theo logic đặt nhiều món ăn để mọi người thử mỗi món một chút. Và họ quan niệm để khách bị đói thì thật xấu hổ cho chủ nhà. Nghi thức quen thuộc là trên bàn không được có đĩa trống: nếu mọi người ăn hết sạch mọi thứ thì có nghĩa là họ vẫn chưa no. Kết quả là, một phần đáng kể đồ ăn gọi ra bị đổ vào thùng rác.

Người bán chó chờ người mua tại lễ hội thịt chó - Sputnik Việt Nam
Địa phương Trung Quốc mở hội thịt chó, tuy trước đó cấm ăn loại thịt này

Lý do dẫn đến sự phung phí này chính là dấu ấn của chấn thương lịch sử.

Giữa thế kỷ trước, vào buổi bình minh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khoảng 45 triệu người bị chết vì đói. Đối với nhiều người Trung Quốc, sự kiện những năm đó là ký ức vẫn còn tươi rói. Tem phiếu thực phẩm mới chỉ được bãi bỏ vào những năm 1990. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Giờ đây, bánh bao và mì tươi không chỉ được bổ sung với thịt, mà còn với các món ăn lạ miệng như vi cá mập và tổ yến. Và khi người dân Trung Quốc càng sống sung túc, sự thèm ăn càng bộc phát, họ càng xử sự với đồ đồ ăn một cách lãng phí hơn.

Cuộc chiến chống chứng háu ăn

Các chủ nhân nhà hàng đang chủ động chống chứng háu ăn. Tháng trước, thực khách đến quán Thịt bò rán Chuiyan ở tỉnh Hồ Nam đã được đưa đi cân, dựa trên kết quả trọng lượng cơ thể họ được khuyến nghị các bữa ăn có lượng calo khác nhau. Ví dụ, các món thịt bò và đầu cá hoặc sườn heo hầm chỉ dành cho phụ nữ không nặng hơn 40 kg và nam giới dưới 80 kg.

Sáng kiến này không được đánh giá cao, nhà hàng bị cáo buộc kỳ thị khách. Ban quản lý phải xin lỗi và giải thích rằng họ chỉ cố gắng tuân theo quy định của nhà chức trách.

Rác  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc giải quyết vấn đề rác thải như thế nào?

Tại Vũ Hán, Hiệp hội dịch vụ ăn uống khuyên các nhà hàng nên đưa ra quy tắc “N-1”, tức là đưa đồ ăn ít hơn so với số lượng người trong bàn. Nếu chưa đủ no, sau đó họ sẽ đặt thêm.

Các cơ quan chức năng khuyến cáo các nhà hàng cho thực khách dao dĩa để họ không dùng đũa gắp đồ ăn trong đĩa chung. Điều này cũng giúp chống bệnh truyền nhiễm dễ dàng hơn.

Còn ở Thượng Hải, chính quyền đề nghị báo cáo về những người lãng phí thức ăn. Không khó để phát hiện đối tượng vi phạm, vì cả nước có hàng chục triệu (theo các nguồn khác là hàng trăm triệu) camera an ninh có hệ thống nhận dạng khuôn mặt.

Ở Cáp Nhĩ Tân, thậm chí giới chức còn đặt camera theo dõi người lãng phí đồ ăn. Lãng phí thức ăn ba lần sẽ bị chiếu ảnh lên "màn hình xấu hổ" trong nhà hàng.

© Flickr / Micah SittigMón ăn nhẹ của Trung Quốc.
Người Trung Quốc sẽ ăn ít hơn để tránh vứt bỏ hàng triệu tấn thực phẩm - Sputnik Việt Nam
Món ăn nhẹ của Trung Quốc.

Các nền tảng phổ biến như Douyin, phiên bản Tik-Tok của Trung Quốc cũng cam kết để mắt đến các blogger háu ăn. Thực tế là ở châu Á, dân chúng thích xem các video trực tuyến về những người tiêu thụ thực phẩm với số lượng lớn.

Blogger Lan Wei Xian trở nên nổi tiếng vì ăn 10 gói mì trong vòng 9 phút, cho 9 cái bánh bao vào miệng và uống hết 1,25 lít cola trong vòng 10 giây. Điều này khiến Lan Wei Xian có một lượng lớn khán giả - cô có 33,41 triệu người theo dõi.

Phản ứng dạ dày học

Mặc dù vấn đề đã quá rõ ràng, nhưng không phải ai cũng phản ứng thấu tình đạt lý trước hành động của các cơ quan chức năng. Mạng xã hội phẫn nộ: "Tức là tôi không thể gọi đồ ăn tùy thích mà tôi trả bằng tiền của mình?"

Món ăn mì - Sputnik Việt Nam
Điều gì có hại hơn, mì ăn liền hay sự thiếu hiểu biết về thực phẩm của người dân?

Mức phạt cho việc phung phí thức ăn vẫn chưa được đưa ra. Các đại biểu Quốc hội đang làm việc này, và hiện giờ vẫn chỉ biết hy vọng vào sự tuyên truyền và ý thức của người dân.

Xã hội Trung Quốc chối bỏ những bữa tiệc xa hoa, bây giờ đó là cách cư xử tồi tệ. Ví dụ, ở Quý Châu, năm 2017, tiệc cưới bị cấm nếu không phải là hôn lễ đầu tiên của cô dâu hoặc chú rể.

Tuy nhiên, đối với nhiều người Trung Quốc, thực phẩm dồi dào không phải là ý thích, mà là cơ hội tương đối mới mẻ để khoa trương sự giàu có của mình. Vì vậy, sẽ không dễ dàng để đạt được chừng mực, kể cả ép buộc. Giáo dục kiên trì có hiệu quả hơn là cấm đoán, đặc biệt là trong trường hợp ẩm thực ngon miệng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала