Bộ trưởng Sergei Lavrov trả lời phỏng vấn lớn của Sputnik: Về cuộc bầu cử sắp tới ở Hoa Kỳ và chuyện viết lại lịch sử

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã dành cuộc trả lời phỏng vấn lớn đầu tiên của ông cho hãng thông tấn quốc tế Sputnik
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã dành cuộc trả lời phỏng vấn lớn đầu tiên của ông cho hãng thông tấn quốc tế Sputnik - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã dành cuộc trả lời phỏng vấn lớn đầu tiên của ông cho hãng thông tấn quốc tế Sputnik. Nhà lãnh đạo cơ quan đối ngoại của LB Nga đã đề cập đến những đề tài quan trọng: quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, vấn đề Syria, sự chèn ép với RT và Sputnik, cùng nhiều nội dung khác.

Sputnik: Giới tinh hoa Mỹ thường xuyên nói về vai trò độc quyền của đất nước họ như một thủ lĩnh toàn cầu tuyệt đối. Vậy chương trình nghị sự nội bộ này có ảnh hưởng thế nào đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đến quan hệ tương hỗ với các đồng minh và đối tác, trong đó có quan hệ với Nga?

Ông Sergei Lavrov: Sắp tới diễn ra những cuộc tranh biện giữa các ứng viên Tổng thống chính từ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, và câu hỏi về Nga, câu hỏi về sự can thiệp của Nga vào công việc nội bộ của Hoa Kỳ đã chiếm một trong những vị trí chủ đạo. Chuyện này bắt đầu từ thời Obama. Chính ông ta đã công khai tuyên bố rằng ban lãnh đạo Nga cố tình theo đuổi chính sách gây phương hại cho quan hệ giữa Matxcơva và Washington. Ông ta cũng tuyên bố rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Viện cớ đó, Obama áp đặt những biện pháp trừng phạt vô tiền khoáng hậu, kể cả việc đột kích chiếm đoạt tài sản của Nga tại Hoa Kỳ, trục xuất hàng chục nhà ngoại giao của chúng ta cùng với gia đình họ và nhiều động thái tương tự. Mà luận điểm về vị thế ngoại lệ đặc biệt Hoa Kỳ lại là luận điểm được sự chia sẻ đồng tình của cả đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa và các khuynh hướng chính trị khác ở nước Mỹ.

Thật đáng buồn là để giành thêm nhiều điểm trong cuộc chạy đua tranh cử này, người ta ứng nghiệm cả những biện pháp trừng phạt trái phép nhằm chống lại tất cả những ai trên trường quốc tế dám nêu ý kiến, ít nhất là không hùa theo các đại diện Mỹ. Và bản năng trừng phạt này, đáng tiếc thay, đang lây lan cả ở lục địa Âu: Liên minh châu Âu cũng đang ngày càng hay dùng đến «cây dùi cui» trừng phạt. Vì thế, kết luận của tôi rất đơn giản: hiển nhiên chúng ta sẽ làm việc với bất kỳ Chính phủ nào được bầu lên ở bất kỳ đất nước nào, kể cả ở Hoa Kỳ, nhưng khi nói chuyện với Hoa Kỳ về mọi vấn đề mà họ quan tâm thì chúng ta sẽ chỉ dựa thuần tuý trên cơ sở bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, tìm kiếm cân bằng lợi ích. Nói chuyện với Nga bằng ngôn ngữ tối hậu thư là vô nghĩa và vô ích.

Sputnik: Ông đã nhắc đến sức ép của các lệnh trừng phạt, và trong nhiều trường hợp, vốn không xuất hiện trong giới chính trị, mà lại do các phương tiện truyền thông khởi xướng. Ở Hoa Kỳ, Anh, châu Âu, điều này xảy ra khá thường xuyên. Báo chí Mỹ cáo buộc Nga thông đồng với «Taliban» chống quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan, còn Bộ Ngoại giao Anh khẳng định rằng Nga gần như chắc chắn đã can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc hội năm 2019, các nước EU trong tuần này thảo luận về một gói trừng phạt khác nhằm chống Nga trong tương quan cáo buộc vi phạm nhân quyền. Có khả năng nào chăng để lối tiếp cận này, để chính sách «ma quỷ hóa Matxcơva», theo cách nào đó sẽ thay đổi, hoặc ngược lại sẽ càng tăng lực?

Ông Sergey Lavrov: Hiện tại chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào là chính sách này sẽ thay đổi. Những ví dụ trong thời gian gần đây bộc lộ rằng họ muốn trừng phạt chúng ta vì những gì đang xảy ra ở Belarus; họ cũng muốn trừng phạt chúng ta vì vụ việc với Navalny, mặc dù họ khăng khăng từ chối thực hiện nghĩa vụ cam kết theo Công ước Châu Âu về cung cấp hỗ trợ pháp lý và đáp ứng những yêu cầu chính thức của Viện Công tố tối cao. Các đối tác phương Tây của chúng ta phản ứng với phương pháp tiếp cận hợp lý của Nga và lớn tiếng tuyên bố rằng «đã xác lập vụ đầu độc mà ngoại trừ Nga thì không ai có thể làm nổi, hãy thừa nhận đi!».

Trong giai đoạn này, mọi thứ đều tuân thủ mục tiêu phá hoại quan hệ giữa Nga và EU càng nhanh càng mạnh thì càng tốt. Có những nước trong Liên minh châu Âu hiểu điều đó, nhưng nguyên tắc đồng thuận mà người ta gọi là đoàn kết vẫn tiếp tục hiệu lực; nguyên tắc này bị lạm dụng một cách thô bạo bởi các nước tạo thành thiểu số hiếu chiến và bài Nga. Hiện nay Liên minh châu Âu đang thảo luận khả năng đưa ra quyết định về một số vấn đề không phải qua đồng thuận mà bằng cách bỏ phiếu. Như vậy sẽ rất thú vị, bởi khi đó chúng ta sẽ thấy ai tán thành ủng lạm dụng luật pháp quốc tế, còn ai dù sao vẫn theo đuổi chính sách cân bằng, có suy nghĩ thấu đáo. «Taliban» chiến đấu xuất phát từ lợi ích và tín ngưỡng của họ, nhưng người ta cáo buộc Nga thiết lập quan hệ với «Taliban», xúi giục phong trào cực đoan này thực hiện các chiến dịch đặc biệt chống binh sĩ Mỹ để nhận tiền thưởng, người ta cứ nghi rằng Nga có thể làm những điều như đồ kẻ cướp như vậy - tôi cho rằng sự cáo buộc và hiềm nghi như vậy thậm chí còn khiến phẩm giá của các quan chức Mỹ thành ra thấp kém hơn nữa. Nhân tiện cần nói thêm là Lầu Năm Góc đã buộc phải bác bỏ luận điệu bịa đặt như vậy, sau khi không thể tìm ra bất kỳ xác nhận nào cho những cáo buộc đó. Còn bản thân «Taliban» thì tuyên bố rằng chuyện đánh quân Mỹ lấy tiền thưởng là hoàn toàn sai sự thật.

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Sputnik
Bộ trưởng Sergei Lavrov trả lời phỏng vấn lớn của Sputnik: Về cuộc bầu cử sắp tới ở Hoa Kỳ và chuyện viết lại lịch sử - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Sputnik

Nhưng trong thời đại mạng xã hội của chúng ta, trong thời đại bung ra những thông báo sai lệch và giả mạo, người ta chỉ dễ dàng tung bất kỳ ý đồ nào đó vào không gian truyền thông, còn sau đó chẳng mấy ai đọc được lời phản bác. Bởi phần lớn các tuyên bố về «sự can thiệp» liên quan đến không gian mạng – Nga bị cáo buộc gần như là Nhà nước của các tin tặc - nên Nga đã đề xuất nối lại cuộc đối thoại về an ninh mạng, về an ninh thông tin quốc tế trong mọi khía cạnh và tuyên bố rằng chúng ta sẵn sàng xem xét phân giải mọi quan ngại chung. Chúng tôi đã nhận lời từ chối thẳng thừng công nhiên.

Vậy bạn có biết nguyên cớ từ chối là gì không? «Các vị mời chúng tôi tiến hành đối thoại về an ninh mạng, tức là về chính lĩnh vực mà các vị sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi!». Thế đấy.

Nhân tiện, về vụ Salisbury, 2 năm trước, khi tất cả những chuyện này đang om sòm, và khi chúng ta được dán nhãn là «nhà sản xuất duy nhất» làm ra chất Novichok, chúng tôi đã dẫn ra những dữ liệu luận chứng sẵn có trong quyền tiếp cận chung rộng mở, cho thấy rằng một số nước phương Tây cũng đã điều chế các chất từ gia đình Novichok, kể cả ở Hoa Kỳ những nghiên cứu này đã được cấp chứng nhận phát minh - hàng chục bằng sáng chế để sử dụng các chất từ nhóm này trong quân sự. Và trong số những nước thực hiện loại công việc này, chúng tôi cũng đã nhắc đến Thụy Điển. Hai năm trước, người ta nói với chúng tôi rằng: «Các vị lại dám nhắc đến chúng tôi trong loại này ư, chúng tôi chưa bao giờ làm bất cứ công việc gì liên quan đến Novichok». Bây giờ, chắc bạn cũng biết, ngoài Pháp ra thì một trong những nước mà người Đức đề nghị kiểm tra kết luận của họ, chính là Thụy Điển. Họ tuyên bố rằng, đúng, họ xác nhận kết luận của phòng thí nghiệm Bundeswehr là đúng đắn, rằng đó chính là Novichok! Nhưng nếu cách đây 2 năm Thụy Điển không có năng lực nhận biết đó là Novichok hay không, mà chỉ sau 2 năm lại xuất hiện năng lực như vậy, nghĩa là đã có chuyện gì đó xảy ra rồi. Chốt lại câu trả lời của mình, tôi nhắc lại rằng Nga sẵn sàng nói chuyện với tất cả, nhưng đừng chỉ buộc chúng tôi phải bào chữa mà không trình ra bất kỳ sự kiện nào. Trên cơ sở mối quan tâm cụ thể, được hình thành rõ ràng, chúng tôi luôn sẵn sàng đi tới cuộc trao đổi chuyên nghiệp.

Sputnik: Ngoài những bất đồng đó với các đối tác phương Tây, còn có những thứ mà chúng ta không đồng ý với họ, liên quan đến việc hiểu biết và giải thích lịch sử. Vào thời điểm hiện tại, những cuộc biểu tình và tuần hành rầm rộ diễn ra ở Hoa Kỳ đã dẫn đến những sự kiện cấp tiến hơn. Trên thực tế, đã bắt đầu việc xét lại một phần lớn trong lịch sử và văn hóa thế giới quốc tế của nước Mỹ: dân chúng phá bỏ các tượng đài, việc mô tả những sự kiện lịch sử nào đó cũng thay đổi. Trong đó có những nỗ lực đã và đang nối tiếp liên quan sửa đổi kết quả Thế chiến II và vai trò của Liên Xô trong cuộc đại chiến thế giới này. Theo ông, những nỗ lực sửa đổi lịch sử sẽ dẫn đến hậu quả gì cho Hoa Kỳ, và hậu quả nào tiềm ẩn trên phạm vi toàn cầu?

Ông Sergei Lavrov: Rất đáng lo ngại về những gì đang diễn ra hiện nay trong lĩnh vực này – trên bình diện lịch sử thế giới, lịch sử châu Âu. Nói thẳng ra là chúng ta đang chứng kiến cuộc gây hấn lịch sử, hướng tới mục tiêu xét lại các cơ sở nền tảng hiện đại của luật pháp quốc tế vốn đã hình thành sau Thế chiến II trong hình thức Liên Hợp Quốc, xét lại các nguyên tắc trong Hiến chương của tổ chức thế giới này và toan tính phá hoại chính các nền tảng cơ sở đó. Lập luận mà người ta sử dụng trước hết là toan tính xếp Liên Xô ngang hàng cùng phát-xít Đức, đối tượng xâm lược và người đánh bại xâm lược, người chiến thắng ngang hàng với những kẻ cố sức xâm chiếm châu Âu và biến đa số các dân tộc trên lục địa chúng ta thành nô lệ. Người ra sỉ nhục chúng ta khi công nhiên tuyên bố rằng vì đã gây ra Thế chiến II cho nên Liên Xô thậm chí có tội nhiều hơn cả nước Đức Hitler.

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai

Đồng thời, người ta cố ý quét sạch mọi sự kiện thực tế, làm như tất cả chỉ bắt đầu từ năm 38, còn trước đó thì các cường quốc phương Tây, chủ yếu là Pháp và Anh thi hành chính sách hoà hoãn với Hitler. Tất nhiên, bài viết của Tổng thống Vladimir Putin chứa đựng tất cả những luận điểm then chốt của chúng ta và dựa trên các tài liệu, chứng minh một cách thuyết phục tính chất vô ích, phản xây dựng và bản chất phá hoại của những mưu toan nhằm xoá nhoà kết quả chân thực của Thế chiến II. Hàng năm, tại các kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, chúng tôi đều giới thiệu nghị quyết về việc không cho phép tôn vinh chủ nghĩa Quốc xã; cả thảy chỉ có 2 nước bỏ phiếu chống là Hoa Kỳ và Ukraina, còn toàn bộ Liên minh châu Âu, rất đáng tiếc, đã bỏ phiếu trắng. Bỏ phiếu trắng bởi có đòi hỏi không ủng hộ nghị quyết này, trước hết là các nước Baltic.

Trong nghị quyết này không nhắc riêng đến một nước nào, một Chính phủ cụ thể nào, mà chỉ kêu gọi toàn thể cộng đồng thế giới không để diễn ra chuyện tôn vinh chủ nghĩa Quốc xã, không cho phép chống lại ký ức lịch sử v.v… Nhưng kết quả bỏ phiếu có nghĩa là cả những quốc gia yêu cầu EU không ủng hộ bản nghị quyết tuyệt đối rõ ràng, thẳng thắn, không hề có «đáy kép» nước đôi này, cũng cảm thấy rằng họ không thể tuân phục nguyên tắc xét lại lịch sử. Thế nhưng trên thực tế, đây là những gì xảy ra: chúng ta đang chứng kiến cuộc tuần hành của lính SS, chúng ta đang thấy việc phá hủy các tượng đài - trước hết, là nước láng giềng Ba Lan của chúng ta làm chuyện này khá ráo riết, rồi ở Cộng hòa Séc cũng diễn ra quá trình tương tự. Điều đó là không thể chấp nhận.

Nhân tiện cần nói luôn, ngoài chuyện phá hoại kết quả của Thế chiến II đã được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, những động thái đó còn là sự vi phạm nghiêm trọng và thô bạo với các hiệp ước song phương mà chúng ta có với những nước này và với các quốc gia khác, quy định cam kết bảo vệ, chăm sóc các khu mộ quân nhân và các di tích tưởng niệm ở châu Âu. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc này, và tôi cho rằng điều rất quan trọng cần lưu ý đến là những người phản đối đường lối tôn vinh chủ nghĩa Quốc xã đã viện dẫn quyền con người. Nói thật thì những gì chúng ta đang thấy hôm nay ở Hoa Kỳ chắc hẳn có liên quan đến chuyện không chấp nhận việc xét lại kết quả Thế chiến II. Rõ ràng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã tràn lan ở Hoa Kỳ, và có những thế lực chính trị đang cố gắng khuấy động đốt nóng tâm thế kỳ thị đó, sử dụng phục vụ cho lợi ích chính trị của riêng họ. Thực trạng này có thể quan sát thấy hầu như hàng ngày. 

Sputnik: Như ông Alexandr Lukashevich Đại diện thường trực của Nga tại OSCE đã lưu ý gần đây, tình hình với hãng thông tấn Sputnik ở Pháp vẫn chưa được cải thiện chút nào. Các nhà báo của chúng tôi vẫn không được phép tham dự họp báo và bất kỳ sự kiện nào khác trong Điện Elysee. Rất muốn biết, có chăng phương thức nào giải quyết tình huống này được xem xét và vấn đề này đã được nêu ra thảo luận với phía Pháp hay chưa?

Ông Sergei Lavrov: Chúng tôi cho rằng không thể chấp nhận việc các phóng viên của Sputnik và RT bị công nhiên  phân biệt đối xử ở Pháp, và với Sputnik thì còn bị chèn ép cả ở các nước Baltic nữa. Kể từ năm 2017, RT và Sputnik đều không được cấp phép tác nghiệp tại Điện Elysee – như vậy hiển nhiên là đáng buồn. Nhưng có điều đáng ngạc nhiên hơn, là các đồng nghiệp Pháp tuyên bố sẽ không thay đổi quyết định, sẽ không cấp phép, vì rằng theo quan điểm của họ thì RT và Sputnik «không phải là báo chí, mà là công cụ tuyên truyền».  

Tôi nghĩ không cần bình luận gì hơn về tính chất phi lý và mù quáng của kiểu chụp mũ dán bừa nhãn mác vô tội vạ như vậy, bởi RT và Sputnik rõ ràng là phương tiện truyền thông nổi tiếng và được ưa chuộng. Số lượng người theo dõi RT và Sputnik ở các nước ngày càng đông đảo. Tôi chỉ có thể giả thiết rằng ở đây hàm chứa một biểu hiện khác của nỗi lo sợ cạnh tranh, từ những người cho đến gần đây còn hầu như chiếm vị thế thống lĩnh trên thị trường thông tin thế giới. Khi đưa ra lập luận rằng RT và Sputnik có tài trợ của Chính phủ, có vẻ người ta bất chấp thực tế là nhiều cơ quan truyền thông, được xem như ngọn đèn hiệu của nền dân chủ, cũng đều do Chính phủ cấp kinh phí.

Bộ Ngoại giao Nga - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao đáp lại cáo buộc của tình báo Hoa Kỳ về "sự can thiệp" của RT và Sputnik

Cả Đài «Tự do», cả BBC đều dựa vào nguồn tài trợ của Nhà nước, nhưng vì sao chẳng ai thi hành biện pháp hạn chế chống lại họ, kể cả trên Internet là nơi mà chế độ kiểm duyệt hiện áp dụng một cách công khai, rồi Google, YouTube, Facebook đều đưa ra những quy định tuân theo áp lực của chính quyền Hoa Kỳ, phân biệt đối xử với các phương tiện truyền thông Nga về việc đăng bài viết trên các tài nguyên này. Chúng tôi nêu câu hỏi trong OSCE, nơi có đại diện đặc biệt về tự do truyền thông, chúng tôi nêu câu hỏi tại UNESCO, tổ chức thường kêu gọi chăm lo tự do báo chí và tự do ngôn luận, chúng tôi nêu câu hỏi này tại Hội đồng châu Âu.

Buổi giao thời những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, khi chúng ta trải qua quá trình Cải tổ và đang hình thành một hiện thực chính trị mới, thì trong khuôn khổ OSCE, các đối tác phương Tây của chúng ta đã tích cực thúc đẩy giải pháp đòi hỏi đảm bảo quyền truy cập tự do vào mọi thông tin, kể cả dựa trên nguồn nội bộ hoặc nhận được từ hải ngoại. Điều đó rõ ràng được tính toán nhằm củng cố xu hướng cho thế giới bên ngoài xâm nhập khám phá xã hội Xô-viết v.v. Do vậy, trong tương quan thái độ với Sputnik và RT giờ đây chúng tôi nhắc về những quyết định và đòi hỏi tôn trọng quyền tiếp cận thông tin thời đó, thì các đối tác phương Tây của chúng ta kể cả ở Pháp thậm chí đã rất bối rối lúng túng vì buộc phải nhớ lại những quyết định được thông qua theo sáng kiến của chính họ 30 năm trước.

Sputnik: Xin Bộ trưởng cho đánh giá về kế hoạch của Hoa Kỳ, không chỉ giáng đòn vào Syria mà còn tác động cả đến những đối tác gần gũi nhất của Damascus? Trong tương quan bối cảnh kinh tế tồi tệ, liệu có thể thực hiện những giải pháp mới nào để cải thiện tình hình nhân đạo ở đất nước này ?

Ông Sergei Lavrov: Kế hoạch của Hoa Kỳ khét tiếng với tên gọi Đạo luật Caesar, phần lớn là dự trù các biện pháp trừng phạt mà Hoa Kỳ muốn coi là công cụ bóp nghẹt chống ban lãnh đạo Cộng hòa Ả Rập Syria. Tất nhiên, những biện pháp trừng phạt đó trước hết nhắm vào dân thường, nhắm vào các công dân của nước Cộng hòa Ả Rập Syria. Vừa mới hôm qua tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thảo luận vấn đề - tình hình nhân đạo ở Syria đang diễn biến như thế nào - và các đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi liền bảo vệ lý lẽ của họ, tuyên bố rằng lệnh trừng phạt chỉ thuần tuý nhằm mục đích hạn chế hành động và khả năng của các quan chức và đại diện của «chế độ», còn người dân bình thường thì không hề bị thiệt hại, bởi trong các quyết định trừng phạt đều quy định những ngoại lệ nhân đạo đối với việc cung cấp thuốc men, lương thực và các nhu yếu phẩm khác.

Quân đội Syria và Mỹ. - Sputnik Việt Nam
Liên Hợp Quốc thấy các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ khiến tình hình Syria tồi tệ hơn

Tất cả những biện bạch đó đều trái với sự thật, bởi từ những nước tuyên bố trừng phạt chẳng hề có chuyện tiến hành cung cấp các sản phẩm như vậy tới Syria. Về cơ bản, Syria giao dịch với LB Nga, với Iran, với Trung Quốc và với một số nước Ả Rập. Ngày càng có nhiều nước, kể cả các quốc gia vùng Vịnh, quyết định mở lại Đại sứ quán của họ tại Cộng hòa Ả Rập Syria, và ngày càng nhiều nước hiểu ra rằng, dưới góc độ đảm bảo nhân quyền, việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt bóp nghẹt như vậy là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Các biện pháp trừng phạt đều là công bố đơn phương, là bất hợp pháp. Tất nhiên, về giải quyết vấn đề Syria nói chung, chúng ta đang tích cực làm việc trong khuôn khổ định dạng Astana cùng với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Sputnik
Bộ trưởng Sergei Lavrov trả lời phỏng vấn lớn của Sputnik: Về cuộc bầu cử sắp tới ở Hoa Kỳ và chuyện viết lại lịch sử - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Sputnik

Gần đây, chúng tôi cùng với ông Yuri Borisov Phó Thủ tướng Nga đã tiến hành chuyến thăm Damascus. Trong cuộc gặp, Tổng thống Assad và các Bộ trưởng Syria đã tái khẳng định cam kết thực hiện các thỏa thuận đã đạt được giữa Chính phủ và phe đối lập. Địa bàn do bọn khủng bố kiểm soát đang dần co hẹp, trước hết là trong khu vực giảm leo thang ở Idlib. Đang từng bước thực hiện các thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm yêu cầu tách những người đối lập bình thường tán thành đối thoại cởi mở với Chính phủ khỏi bọn khủng bố, mặc dù không nhanh chóng như mong muốn. Nhưng các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ của chúng ta giữ vững cam kết và chúng ta tích cực hợp tác.

Đáng lo ngại là tình hình ở bờ đông sông Euphrates, nơi binh lính Mỹ đồn trú bất hợp pháp ngang nhiên khích lệ xu thế ly khai của người Kurd, khiến có thực tế rất đáng tiếc là kích động dân Kurd chống lại Chính phủ, ngăn cản nguyện vọng tự nhiên của người Kurd về bắt đầu đối thoại với Chính phủ. Dù sao chăng nữa, tình hình đã ổn định đáng kể so với cách đây vài năm, và hoạt động hiệu lực của định dạng Astana, các sáng kiến của Nga mà chúng ta đưa vào đời sống, hiển nhiên đang đóng vai trò quyết định trong tiến trình này. Giờ đây, nội dung nổi bật trong chương trình nghị sự là giải quyết những vấn đề nhân đạo bức thiết và khôi phục nền kinh tế vốn đã bị chiến tranh tàn phá. Theo các phương hướng này, Nga đang tích cực duy trì đối thoại với các nước khác, trong đó có CHND Trung Hoa, Iran, Ấn Độ và các quốc gia Ả Rập.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала