Lửa thử vàng: Việt Nam kêu gọi đoàn kết, để không ai bị bỏ lại phía sau

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên họp Cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc
Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên họp Cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có thông điệp quan trọng gửi tới “Phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc” trong khuôn khổ Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng LHQ khóa 75.

Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc nhấn mạnh, đoàn kết hợp tác và luôn đặt con người ở vị trí trung tâm của mọi nỗ lực phát triển để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thông điệp nhân kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa có thông điệp đáng chú ý tại Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này (24/10/1945-24/10/2020).

Theo đó, Phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc diễn ra  hôm qua, ngày 21/9 trong khuôn khổ phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng LHQ khóa 75, với sự tham dự của 137 lãnh đạo cấp cao và 33 bộ trưởng các quốc gia thành viên LHQ.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại khu dân cư. - Sputnik Việt Nam
LHQ tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên chiến thắng Covid-19?

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Phiên họp cấp cao này được tổ chức theo hình thức các lãnh đạo cấp cao các nước ghi hình trước để phát trực tiếp tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ.

Trong thông điệp quan trọng gửi Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch do coronavirus, từng bước trên đã phục hồi phát triển nhanh nền kinh tế bằng chính nỗ lực tự thân và sự ủng hộ, hợp tác của nhiều quốc gia.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng kêu gọi nỗ lực đoàn kết hợp tác quốc tế, tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là LHQ, coi con người là trung tâm của mọi sự phát triển để đúng như điều mà các cấp lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn coi trọng “để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Việt Nam kêu gọi đoàn kết, tăng cường chủ nghĩa đa phương

Xin trân trọng giới thiệu Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp cấp cao của ĐHĐ LHQ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hợp quốc diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt, khi niềm tự hào về sự lớn mạnh của Liên hợp quốc đan xen với nỗi lo lắng về bất ổn, dịch bệnh đang lan rộng trên hành tinh.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phản đối Trung Quốc lên LHQ về Biển Đông: Bộ Ngoại giao lên tiếng

Theo Thủ tướng Việt Nam, từ tro tàn của chiến tranh, sau 75 năm, thế giới đã không phải chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh thế giới mới. Hòa bình, hợp tác hữu nghị được vun đắp, đói nghèo, bệnh tật được đẩy lùi, cuộc sống của nhân loại được đổi thay.

“Những thành quả to lớn đó không thể có được nếu không dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, không thể đạt được nếu không có Liên hợp quốc - “trung tâm điều phối hành động chung của các quốc gia”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cho rằng, thế giới đang đứng trước những thách thức chưa từng có tiền lệ. Đại dịch Covid-19, cùng với bất ổn, xung đột, cạnh tranh nước lớn, chính trị cường quyền, biến đổi khí hậu… đang đe doạ nền hoà bình và phát triển bền vững của các dân tộc.

“Việt Nam có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, thực tại càng cam go, thử thách, chúng ta càng cần đoàn kết, hợp tác, tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là Liên hợp quốc, nghiêm túc tuân thủ Hiến chương và luật pháp quốc tế, triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia; đặt con người ở trung tâm của mọi nỗ lực phát triển để không ai bị bỏ lại phía sau”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định trong thông điệp.

Việt Nam quyết tâm cùng tất cả các dân tộc trên thế giới gìn giữ hoà bình

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh vì chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” và 35 năm thực hiện tiến trình Đổi mới, lấy người dân làm trung tâm, ngày nay Việt Nam đang tự tin phát triển năng động, tái cơ cấu sâu rộng nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia có trách nhiệm tại nhiều diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

“Bằng nỗ lực của mình và hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, đến nay, chúng tôi đã cơ bản kiểm soát được Covid-19, từng bước phục hồi đà phát triển nhanh nền kinh tế”, Thủ tướng Việt Nam nêu rõ.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng tại cầu Thê Húc. - Sputnik Việt Nam
LHQ khen Việt Nam chống dịch Covid-19 tốt, Hà Nội sẽ xây bệnh viện dã chiến trong 10 ngày
Lãnh đạo Chính phủ trân trọng cảm ơn các nước đã dành tín nhiệm cao bầu Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và đang nỗ lực hết sức mình hoàn thành tốt nhất trọng trách này.

“Đồng thời là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cùng các thành viên nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thịnh vượng”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Thủ tướng nhấn mạnh, nhân dân Việt Nam quyết tâm cùng tất cả các dân tộc trên thế giới gìn giữ hoà bình, thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững SDG 2030 và lá cờ Việt Nam sẽ tung bay tại thêm nhiều Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trên toàn cầu.

“Tôi tin rằng với quyết tâm cao và nỗ lực mạnh mẽ chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình và tương lai tươi sáng cho hôm nay và mai sau. Xin trân trọng cảm ơn!”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận.
Về Liên Hợp Quốc và quá trình gia nhập của Việt Nam

Liên Hợp Quốc (hay Liên Hiệp Quốc) là tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới, chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương LHQ được phê chuẩn bởi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó.

Tổ chức liên chính phủ này có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam
Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ chính thức chuyển giao cho Việt Nam

Các nguyên tắc hoạt động chủ đạo của LHQ quy định trong Hiến chương là: Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

Khi thành lập, LHQ có 51 quốc gia thành viên, hiện có 193 thành viên. Đến nay, LHQ đã trải qua gần 75 năm phát triển, trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu như toàn bộ các quốc gia độc lập của hành tinh. Vai trò và hoạt động của LHQ được mở rộng về mọi mặt, nỗ lực hoạt động hướng tới thực hiện các tôn chỉ mục đích đã được đề ra, qua đó đem lại những tác động tích cực, to lớn đến đời sống quốc tế và từng dân tộc.

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc (LHQ) ngày 20/9/1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ ngày càng phát triển. Ngay sau khi tham gia LHQ, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng LHQ khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh.

LHQ trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại LHQ ngày càng được nâng cao.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế.  - Sputnik Việt Nam
Thắng kỷ lục tại Hội đồng Bảo an LHQ: Uy tín, vị thế mới của Việt Nam

Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng và thực thi các điều ước quốc tế của LHQ cũng như vào các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy LHQ phát huy vai trò là một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân loại.

Đáng chú ý, trong năm 2017, Việt Nam là một trong 52 nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân và năm 2018 là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước này.

Đặc biệt, sau 5 năm chính thức tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ, đến nay, Việt Nam đã cử 40 lượt cán bộ sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ tại các Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Nam Sudan và Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Nam Sudan với 63 cán bộ, nhân viên y tế.

Việt Nam là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 tham gia đầy trách nhiệm, chủ động và tích cực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала