Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố: Pháo kích vào Ganja là vi phạm công ước Geneva

© Sputnik / Andrey SteninCờ Thổ Nhĩ Kỳ, Istanbul
Cờ Thổ Nhĩ Kỳ, Istanbul - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
ANKARA (Sputnik) - Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá vụ pháo kích vào Ganja của Azerbaijan là sự vi phạm các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế.

Armenia vi phạm luật pháp quốc tế?

Trước đó Bộ Ngoại giao Azerbaijan tuyên bố do hậu quả của vụ tấn công tên lửa từ phía Armenia bắn vào thành phố Ganja, có 1 dân thường thiệt mạng và 4 người bị thương.

Người dân trong hầm tránh bom ở Nagorno-Karabakh - Sputnik Việt Nam
Armenia thông báo: Azerbaijan pháo kích các chủ thể dân sự ở Karabakh

Còn trước nữa thì Erevan tuyên bố từ lãnh thổ nước này không hề có vụ bắn phá nào sang phía Azerbaijan.

Tiếp sau, Tổng thống Cộng hòa Nagorno-Karabakh không được công nhận thông báo ông đã ra lệnh chấm dứt tấn công bằng tên lửa nhằm vào các cơ sở quân sự Ganja của Azerbaijan để không gây thương vong cho dân thường.

«Các cuộc tấn công hôm nay của Armenia nhằm vào dân thường ở Ganja, đô thị lớn thứ hai của Azerbaijan, là biểu hiện mới về lập trường phi pháp của Armenia. Chúng tôi lên án những cuộc tấn công này. Đối mặt với thất bại ở các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Azerbaijan, Armenia đang vi phạm các nguyên tắc của luật nhân đạo, trước hết là Công ước Geneva, và tấn công các điểm dân cư bên ngoài lãnh thổ đang là khu vực xung đột vì bị chiếm đóng», -  Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố. Cơ quan đối ngoại của Ankara nói thêm rằng điều này cho thấy «tình hình tuyệt vọng của Armenia».

Ankara ủng hộ lập trường của Azerbaijan, đất nước đang «bất chấp hành động khiêu khích của Armenia, sử dụng quyền tự vệ theo luật pháp quốc tế trong vùng biên giới được quốc tế công nhận và cố gắng hết sức để không gây tổn hại cho dân thường», - Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhận định.

Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố video trận pháo kích của thiết bị quân sự Armenia

Tuyên bố chung của Nga, Hoa Kỳ và Pháp về Karabakh

Trước đó, các nhà lãnh đạo Nga, Hoa Kỳ và Pháp - các nước đồng Chủ tịch Nhóm OSCE Minsk - đã kêu gọi chấm dứt ngay các hành động thù địch ở Nagorno-Karabakh. Các Tổng thống Vladimir Putin, Donald Trump và Emmanuel Macron đã gửi lời chia buồn tới gia đình những người thiệt mạng và bị thương. Các nhà lãnh đạo kêu gọi Erevan và Baku cam kết nối lại các cuộc đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết.

Xung đột ở Nagorno-Karabakh

Xung đột ở Nagorno-Karabakh bắt đầu vào năm 1988, khi khu tự trị tuyên bố rút khỏi Azerbaijan thuộc Liên Xô. Sau cuộc đối đầu vũ trang năm 1992-1994, Baku mất quyền kiểm soát đối với khu vực cũng như bảy khu vực lân cận. Kể từ năm 1992, các cuộc đàm phán về một giải pháp hòa bình đã được tiến hành trong khuôn khổ của Nhóm OSCE Minsk, do ba đồng chủ tịch - Nga, Mỹ và Pháp đứng đầu.

Vào cuối tuần trước, tình hình leo thang: Baku và Yerevan cáo buộc lẫn nhau về sự khởi đầu của các hành động thù địch. Armenia đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên. Lệnh giới nghiêm và tổng động viên một phần cũng được công bố ở Azerbaijan.

Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ (một thành viên NATO) tích cực hỗ trợ Azerbaijan, vào đêm trước Yerevan thông báo rằng F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ Su-25 của Không quân Armenia trong không phận Armenia; Ankara và Baku đã phủ nhận điều này. Về phần mình, Armenia là một thành viên của CSTO.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала