Về tin “Vietnam Airlines phá sản” và khi nào Việt Nam bay lại đường bay quốc tế

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNKiểm tra các giấy xét nghiệm của các hành khách.
Kiểm tra các giấy xét nghiệm của các hành khách. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tin Vietnam Airlines phá sản đang “gây sốc” cho nhiều người. Tuy nhiên, Trưởng Ban Tài chính của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) khẳng định, Vietnam Airlines xin phá sản chỉ là tin đồn thất thiệt, Dù lỗ hơn 10 tỷ, nhưng Vietnam Airlines khẳng định vẫn nỗ lực để vượt qua khủng hoảng.

Theo ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng Ban Truyền thông của Vietnam Airlines, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam không chậm một ngày, tuy nhiên, sau 2 chuyến bay thí điểm phát sinh nhiều vấn đề, VNA vẫn đang chờ đợi bộ quy trình cách ly cụ thể rồi sẽ khôi phục lại các đường bay thương mại quốc tế.

Khi nào khôi phục đường bay thương mại quốc tế?

Trong buổi gặp gỡ, trao đổi với báo chí cập nhật các thông tin hoạt động kinh doanh sản xuất của Vietnam Airlines Group vào ngày 13/10, phóng viên đã đặt vấn đề về việc khôi phục đường bay thương mại quốc tế chở khách về Việt Nam.

Máy bay của hãng Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế “Sheremetyevo” - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT trình phương án khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ

Theo đó, do này sinh nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục và chi phí cách ly nên các chuyến bay thương mại quốc tế đang được tạm dừng để chờ xây dựng hướng dẫn quy trình cách ly hành khách một cách thống nhất.

Về vấn đề này, ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng Ban Truyền thông của Vietnam Airlines cho biết, doanh nghiệp với tinh thần luôn sẵn sàng bay quốc tế, sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép, Vietnam Airlines, yêu cầu mở lại một số đường bay quốc tế, Vietnam Airlines là hãng đầu tiên bay thương mại đi Nhật Bản. Hãng cũng tổ chức chuyến bay đầu tiên chở khách nước ngoài đến Việt Nam.

Tuy nhiên, do quy định được rất nhiều bộ tham gia quản lý, cho ý kiến. Cụ thể, về phía Bộ GTVT, có quy định về tổ chức, bố trí lực lượng, loại máy bay nào phù hợp để sử dụng trong giai đoạn này.

Với Bộ Y tế sẽ lo vấn đề cách ly, xét nghiệm. Bộ Quốc phòng với lực lượng Quân đội băn khoăn về tổ chức giám sát, cách ly như thế nào. Bộ Ngoại giao lo thủ tục xuất nhập cảnh cụ thể.

“Tất cả những điều đó nằm rải rác ở các quy định khác nhau, không có một bộ tiêu chuẩn duy nhất và thống nhất. Cũng đã có những trục trặc xảy ra”, ông Đặng Anh Tuấn thừa nhận.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn và Phó tư lệnh Quân khu Thủ đô Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam, đã trực tiếp có mặt tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài để kiểm tra, chỉ huy việc thực hiện các phương án, đảm bảo khai thác bay, an toàn bay, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn phòng chống dịch bệnh, năng lực cách ly hành khách.

Đồng thời qua đánh giá tình hình, các bên đã thống nhất để kiểm soát dịch bệnh khi các quy định đang còn khác biệt, đưa toàn bộ hành khách về khu vực cách ly của quân đội để tổ chức cách ly. Về cơ bản, hành khách đều đồng thuận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9/2020. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về việc Anh muốn gia nhập CPTPP, mở đường bay quốc tế

Tuy nhiên, sau đó, phía hãng hàng không cũng lên tiếng đề nghị các Bộ, ban, ngành đưa ra quy định thống nhất.

Trong đó, Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế cùng bàn bạc, thảo luận, lên phương án liệt kê hết các vướng mắc phát sinh sau 2 chuyến bay mà các bên gọi là “thí điểm”.

Cùng với đó, Tổ công tác do Bộ Y tế chủ trì, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế là tổ trưởng đang xây dựng quy trình cách ly thống nhất áp dụng cho toàn quốc, Vietnam Airlines nằm trong tổ công tác này.

Ông Đặng Anh Tuấn cho biết theo cập nhật mới nhất vào ngày 12/10, nhiều khả năng trong tuần này sẽ có bộ quy định quy trình cách ly thống nhất được ban hành từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.

Tại buổi trao đổi với báo chí, Trưởng Ban Truyền thông của Vietnam Airlines nêu rõ “Vietnam Airlines không chậm 1 ngày”, nếu ngày hôm nay có được hướng dẫn, ngày mai sẽ bay ngay sau với những điều kiện đã sẵn sàng của mình.

“Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào hành khách, như việc khách có đủ thời gian để mua vé, đặt chỗ không. Hy vọng kết thúc tuần này sẽ có được bộ quy định thống nhất này”, chuyên gia Đặng Anh Tuấn nêu rõ.

Trước đó, Vietnam Airlines đã thực hiện một chuyến bay chở khách đường bay Hà Nội - Seoul - Hà Nội vào ngày 25/9 và Vietjet Air khai thác đường bay TP HCM - Seoul - TP HCM vào ngày 30/9. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì quy trình tổ chức thực hiện cách ly chưa thống nhất, còn nhiều vấn đề lùm xùm.

Đáng chú ý nhất là vấn đề phí cách ly và trách nhiệm của các bên đưa ra ngay từ đầu. Theo một số hành khách trên chuyến bay từ Hàn Quốc về Hà Nội hôm 25/9, để mua được vé máy bay của Vietnam Airlines thì họ bị buộc phải chấp nhận đăng ký cách ly tại một khách sạn ở Hà Nội, mức phí là 28 triệu đồng ở khách sạn và thời gian cách ly là 14 ngày.

Trong khi đó, hành khách bay chuyến VJ963 của Vietjet Air từ Seoul về TP.HCM ngày 30/9 than phiền, gây lộn xộn ở sân bay do không đạt được sự thống nhất về mức giá thuê khách sạn để cách ly khiến nhiều người phải vật vã cả 10 tiếng đồng hồ ngoài sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhiều hành khách đã đăng ký ở khách sạn trả phí cao hơn nhưng sau đó lại muốn về khu cách ly tập trung.

Sau hai chuyến bay “thí điểm” phát sinh nhiều vấn đề này, các bên đang phải tạm dừng khai thác các đường bay quốc tế để chờ đợi hướng dẫn quy trình cách ly hành khách từ Bộ Y tế và các Bộ, ban, ngành liên quan.

Vietnam Airlines xin phá sản?

Liên quan đến thông tin Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines (VNA) xin phá sản, ngày 13/10, tại buổi gặp gỡ báo chí quý III/2020.

Tại cuộc làm việc này, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng Ban Tài chính của Vietnam Airlines khẳng định, thông tin Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam xin phá sản chỉ là tin đồn thất thiệt, VNA cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc làm đơn xin phá sản.

Máy bay của Vietnam Aiirlines đưa hành khách từ Đà Nẵng trở về đã tới sân bay Nội Bài. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chính thức mở lại đường bay quốc tế: Quy định nhập cảnh nghiêm ngặt

Theo đại diện Vietnam Airlines, tính đến hết tháng 6/2020, doanh thu của hãng chỉ đạt trên 20.000 tỷ đồng, 53%, lỗ, 6.500 tỷ đồng. Riêng Công ty mẹ lỗ 5.111 tỷ.

Trước đó, cũng vào hồi tháng 6 năm nay, lãnh đạo Vietnam Airlines tuyên bố nếu Chính phủ không hỗ trợ tài chính thì đến tháng 8, doanh nghiệp sẽ không còn tiền hoạt động. Tuy nhiên, đến nay Hãng hàng không Quốc gia của Việt Nam này vẫn đang “sống khỏe”.

Giải thích về chuyện này, ông Trần Thanh Hiền nêu nguyên nhân là do các khoản vay ngắn hạn đã được đẩy lên mạnh (vào khoảng 4.600 tỷ đồng), các khoản đàm phán giãn hoàn (hơn 3.600 tỷ đồng). Riêng hai khoản này cộng lại vào khoảng 8.000 tỷ đồng.

“Nếu không tiếp cận vốn vay ngân hàng, không đàm phán giãn, hoãn thì hết tiền từ lâu lắm rồi. Còn tại sao hồi tháng 6 Vietnam Airlines nói nếu tháng 8 thì hết tiền? Nếu không giải quyết bài toán chủ động ứng phó ảnh hưởng của Covid-19 thì không phải đến tháng 8 mà ngay tại thời điểm tháng 6 đã phải làm hàng loạt giải pháp rồi, nếu không có giải pháp mới sẽ hết tiền”, Trưởng Ban Tài chính của Vietnam Airlines nhấn mạnh.

Thông tin về kết quả kinh doanh trong tháng 9, ông Trần Thanh Hiền cho biết, doanh thu của Vietnam Airlines đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, lỗ khoảng 10.750 tỷ, tương đương 70% kế hoạch lỗ (hơn 15.000 tỷ đồng), trong đó công ty mẹ lỗ 8.737 tỷ, tương đương 60% kế hoạch lỗ của cả năm.

Ông Hiền cho rằng, hiện nay, trên thế giới, ngành hàng không đang rất khó khăn, nhiều hãng hàng không phải bán tài sản. Điển hình như Korean Air đã bán nhiều doanh nghiệp thành viên, kể cả các đơn vị quan trọng đảm bảo vấn đề thực phẩm, suất ăn hay bảo dưỡng.

Ông Trần Thanh Hiền cho biết, có hãng còn bán cả trụ sở và thuê lại để có thể trụ được qua giai đoạn dịch bệnh này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam mở lại đường bay quốc tế, làm sao để tránh lây nhiễm coronavirus?

Trưởng Ban Tài chính của VNA nhấn mạnh, khi bắt đầu có dịch và suy giảm dòng tiền nhanh chóng, hãng đã thực hiện ngay việc chủ động một mặt là cân đối ngắn hạn và dài hạn xem tình hình như thế nào. Thứ hai là cắt giảm chi phí có thể.

Theo đó, tính đến thời điểm này, Vietnam Airlines đã chủ động cắt giảm tới 5.335 tỷ, trong đó có phần cắt giảm khó ra quyết định nhất là chi phí tiền lương, nhân công. Cùng đó, hãng cũng làm việc với ngân hàng để tái cơ cấu khoản vay, lùi thời hạn trả nợ về sau.

“Nếu phải trả nợ thì tiền sẽ hết ngay. Đàm phán với đối tác để giãn tiến độ thanh toán hơn 4,2 nghìn tỷ (đến cuối năm con số này dự kiến tăng lên đến 6.000 tỷ đồng). Đây là cách để Vietnam Airlines có thể đảm bảo thanh khoản, duy trì hoạt động và sống sót”, ông Trần Thanh Hiền phân minh.

Vị lãnh đạo này cũng bác tin Vietnam Airlines đệ đơn phá sản lên Chính phủ.

“Thông tin này không phải sai mà rất sai. Không có chuyện đó, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc làm đơn xin phá sản, chúng tôi vẫn đang nỗ lực hết sức để vượt qua khủng hoảng”, ông Trần Thanh Hiền khẳng định.

Ông Hiền cũng khẳng định, các giải pháp tài chính, sản xuất kinh doanh được Vietnam Airlines tính toán rất kỹ và Chính phủ đang xem xét bơm vốn theo đề xuất của hãng với mức tối thiểu là 4.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 0%.

Theo Trưởng Ban Tài chính VNA, Vietnam Airlines bản thân là hãng hàng không quốc gia, nếu xảy ra biến cố thì chắc chắn cổ đông lớn nhất là Chính phủ sẽ có phương án “giải cứu”, bởi nếu Vietnam Airlines phá sản thì sẽ có hệ luỵ rất lớn đối với ngành hàng không Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала