Ngoại trưởng Nga Lavrov nêu điều kiện để ổn định tình hình ở Karabakh

© Ảnh : Russian Foreign MinistryBộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Việc giải quyết xung đột qua con đường chính trị ở Nagorno-Karabakh cần được tiến hành song song với việc thực hiện các thỏa thuận hiện có, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết.

Liệu có thể dàn xếp xung đột ở Karabakh?

"Những đề xuất mà các đồng chủ tịch đã và đang soạn thảo vẫn còn trên bàn đàm phán. Nội dung của chúng đã được biết đến. Đó là sự giải phóng dần dần các khu vực xung quanh Karabakh, đồng thời tuân thủ các đảm bảo an ninh của Karabakh và trước khi tình trạng cuối cùng của Karabakh được xác định, phải có được một kết nối đáng tin cậy giữa Armenia và Karabakh", - ông nói trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Nga.

Bộ trưởng hy vọng rằng những sự kiện đáng buồn trong thời gian gần đây sẽ giúp kích hoạt tiến trình chính trị.

Martakert sau trận pháo kích (ngày 11 tháng 10 năm 2020). Karabakh - Sputnik Việt Nam
Yerevan tuyên bố rằng Baku đã tấn công thiết bị quân sự trên lãnh thổ của Armenia

Lực lượng gìn giữ hòa bình ở Karabakh

Lực lượng gìn giữ hòa bình phải được triển khai ở Nagorno-Karabakh để kiểm soát việc duy trì lệnh ngừng bắn, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với các phóng viên.

“Ở giai đoạn đầu, ngoài việc giải phóng hai vùng, còn cần tháo mở các liên lạc, quan hệ kinh tế, giao thông vận tải và triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình để đảm bảo rằng các hoạt động chiến sự không khôi phục trở lại", ông Lavrov nói trong một cuộc phỏng vấn với đại diện các đài phát thanh của Nga.

Lịch sử xung đột Nagorno-Karabakh

Xung đột trong khu vực này bắt đầu vào năm 1988, khi Khu tự trị Nagorno-Karabakh tuyên bố ra khỏi thành phần Cộng hoà XHCN Xô-viết Azerbaijan. Trong quá trình cuộc đối đầu vũ trang những năm 1992-1994, Azerbaijan mất quyền kiểm soát đối với Nagorno-Karabakh và bảy vùng lân cận.

Kể từ năm 1992, các cuộc thương lượng về giải quyết hòa bình cho xung đột này được tiến hành trong khuôn khổ Nhóm OSCE Minsk đứng đầu là ba đồng Chủ tịch - Nga, Hoa Kỳ và Pháp. Azerbaijan khăng khăng đòi giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ như trước đây, còn Armenia bảo vệ lợi ích của nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận, vì NKR không phải là một bên tham gia đàm phán.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала