Điều gì ẩn giấu đằng sau lời kêu gọi "chuẩn bị chiến tranh" của Chủ tịch Tập?

© AP Photo / Xinhua News Agency / Li XuerenChủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Thủy quân lục chiến Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Trả lời phỏng vấn Sputnik, phó tiến sĩ khoa học chính trị Andrey Gubin đã bình luận về lời phát biểu của ông Tập và phản ứng các nước láng giềng của Trung Quốc đối với điều này.

Trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở tỉnh Quảng Đông, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rằng binh sĩ Trung Quốc cần “tập trung lực lượng để chuẩn bị cho chiến tranh”.

Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập đặc khu kinh tế được tổ chức tại Thâm Quyến. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, trong khi tiến hành kiểm tra lực lượng Thủy quân Lục chiến Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nhắc nhở rằng quân đội phải tuyệt đối trung thành, đáng tin cậy và hoàn hảo. 

"(Các vị phải) tập trung mọi suy nghĩ và lực lượng vào việc chuẩn bị cho chiến tranh và phải cảnh giác cao độ" – Chủ tịch Trung Quốc nói.

Nguyên thủ quốc gia gọi Thủy quân lục chiến là lực lượng tinh nhuệ của quân đội Trung Quốc, được thiết kế để bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của đất nước. 

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Vì “Giấc mộng Trung Hoa”, Trung Quốc khó bỏ yêu sách đường lưỡi bò, Việt Nam sẽ thế nào?

Trả lời phỏng vấn Sputnik, phó tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược của Nga (RISI) Andrei Gubin đã bình luận về tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

“Ở đây chúng ta nên xét đến tâm thế của người Trung Quốc, ở Trung Quốc người ta thương đưa ra những ám chỉ với các mức độ công khai khác nhau. Chẳng hạn như bây giờ: Tập Cận Bình không nêu đích danh kẻ thù tiềm năng, mà nói rằng Trung Quốc cần sẵn sàng chiến đấu. Qua miệng nhà lãnh đạo Trung Quốc, điều này nghe có vẻ khá nghiêm túc. Có lẽ, điều này thể hiện toàn bộ mối quan ngại mà giới lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy trước tình hình quốc tế và các vấn đề xung quanh Trung Quốc. Đó là vấn đề eo biển Đài Loan, biên giới Ấn Độ và Biển Đông, đó là bối cảnh chung trong quan hệ với Mỹ. Và, không nghi ngờ gì nữa, đó còn là Hồng Kông và những vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà một số kẻ “xấu bụng” ở phương Tây muốn quốc tế hóa để đưa vấn đề ra ngoài thẩm quyền của Bắc Kinh, vì theo họ đây không phải là chuyện nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc dĩ nhiên chống lại điều này và coi việc đó là chính đáng," – ông Andrey Gubin nói.

Ông cũng chia sẻ quan điểm của mình về cách mà các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ nhìn nhận về tuyên bố này.

"Nếu nói về Nhật Bản và Hàn Quốc, tất nhiên hai nước này sẽ căng thẳng, vì họ là đồng minh của Mỹ. Nhưng cả Seoul và Tokyo đều đang cố gắng xây dựng đường lối quan hệ của mình với Bắc Kinh - đôi khi không hoàn toàn phụ thuộc vào các đồng minh của Mỹ. Vì vậy, tất nhiên họ sẽ lo lắng. Nhưng họ sẽ cố gắng tự mình giải quyết các bất đồng với Bắc Kinh. Nói đến Nga, chúng tôi cũng đang trong tình trạng đề cao cảnh giác, đặc biệt là gần đây, liên quan đến việc thắt chặt áp lực quốc tế. Và theo tôi, các nhà chức trách Nga cũng quan ngại trước lời kêu gọi của lãnh đạo Trung Quốc," – ông Andrey Gubin bình luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала