Việt Nam có mua vũ khí, công nghệ quốc phòng của Nhật Bản để chống Trung Quốc?

© AFP 2023 / Kazuhiro NogiSuga Yoshihide
Suga Yoshihide - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam phản ứng về tin mua vũ khí, công nghệ quốc phòng Nhật Bản để “chống Trung Quốc” ở Biển Đông. Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng khẳng định, Việt Nam theo đuổi chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ.

Tuy nhiên, người phát ngôn cũng khẳng định, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Việt Nam sẽ bàn thảo về hợp tác quốc phòng, tuy nhiên chưa có thông tin cụ thể về việc xuất khẩu thiết bị quân sự của Nhật Bản cho Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết, Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11. Cũng theo đại diện Bộ Ngoại giao, hiện các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang phối hợp triển khai công tác chuẩn bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, dự kiến sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 11.

Việt Nam lên tiếng về hợp tác quân sự- quốc phòng với Nhật Bản

Những ngày qua, thông tin về việc Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến công du đầu tiên sau khi nhận chức đang ngốn khá nhiều giấy mực của báo chí, truyền thông và các chuyên gia về quan hệ quốc tế, chính trị ngoại giao.

Nội các Bộ trưởng mới của Nhật Bản, do ông Yoshihide Suga - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản dự kiến ký thỏa thuận cung cấp công nghệ quốc phòng cho Việt Nam

Đặc biệt, những ngày qua, liên quan đến thông tin mà truyền thông Nhật Bản lan truyền về việc Nhật Bản dự định sẽ ký kết thỏa thuận cung cấp công nghệ quốc phòng cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại tầm ảnh hưởng, nhất là những hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông càng thu hút sự chú ý của dư luận.

Trước thông tin Nhật Bản dự kiến ký thỏa thuận cung cấp công nghệ quốc phòng cho Việt Nam (mà theo truyền thông là để chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông), Hà Nội đã có phản ứng chính thức.

Chiều nay 15/10, trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng lên tiếng không chỉ về chuyến thăm là “minh chứng rõ ràng” cho sự phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên nhiều lĩnh vực của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản mà còn về cả việc hợp tác chiến lược quân sự quốc phòng Việt – Nhật.

Cụ thể, khi được phóng viên đề nghị xác nhận về khả năng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam bàn thảo về xuất khẩu “vũ khí”, “công nghệ quốc phòng” sang Việt Nam như một phần kế hoạch và mục tiêu, nội dung chuyến công du đầu tiên đi nước ngoài, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Viêt Nam, “hiện vẫn chưa có thông tin”.

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định, hiện chưa có thông tin về các thoả thuận, trong đó có thoả thuận về xuất khẩu thiết bị quân sự của Nhật sang Việt Nam.

Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh Thủ tướng Suga, phản đối hành vi của Trung Quốc ở Hoàng Sa

Về chương trình trong chuyến thăm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Lãnh đạo hai Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam dự kiến sẽ trao đổi về việc hợp tác trên một loạt các lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, để tăng cường hợp tác thực chất trong lĩnh vực này, phối hợp và triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình, cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng trong các khuôn khổ đa phương.

“Hai bên cũng sẽ trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Xin khẳng định Việt Nam kiên trì theo đuổi chính sách quốc phòng hoà bình, tự vệ", phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Điều này cũng đúng với đường lối quốc phòng nhất quán của Việt Nam được công bố trong Sách Trắng Quốc phòng 2019, khẳng định, chính sách quốc phòng Việt Nam mang tính chất hòa bình, tự vệ.

Việt Nam nhất quán chủ trương giải quyết các vấn đề tồn tại, bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, Thủ tướng khẳng định.

Trước đó, cũng trong buổi họp báo chiều nay, bà Hằng cũng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh việc Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên sau khi nhận chức. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên nhiều lĩnh vực của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.

“Chúng tôi tin tưởng chuyến thăm sẽ diễn ra tốt đẹp, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản, cũng như góp phần vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của hai nước sau đại dịch Covid-19”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Nhật Bản cung cấp công nghệ Quốc phòng cho Việt Nam?

Tờ Nikkei của Nhật Bản ngày qua đã thông tin, chính phủ nước này có kế hoạch ký thỏa thuận hợp tác cung cấp công nghệ thiết bị quốc phòng cho Việt Nam “để chống lại Trung Quốc”.

Yoshihide Suga - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Suga: Nhật Bản coi trọng Việt Nam, muốn nâng tầm hợp tác

Đáng chú ý, khung thỏa thuận này sẽ được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ 18/10 đến 21/10 tới đây.

Cũng theo truyền thông Nhật Bản, các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực an ninh đóng vai trò là một trong những chủ đề chính xuyên suốt cuộc hội đàm, chuyến công du của Tân Thủ tướng Suga Yoshihide với các nhà lãnh đạo Việt Nam (Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) và Indonesia (Tổng Thống Joko Widodo).

Đáng chú ý, theo Nikkei, cũng giống như tình hình chung của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á (trong đó có cả Indonesia) đều có chung tranh chấp, bất đồng với Trung Quốc về vấn đề hàng hải, biển đảo (cụ thể ở đây là Biển Đông). Do đó, truyền thông Nhật Bản cho rằng, chính quyền của ông Suga dự định tăng cường hợp tác quân sự quốc phòng với Việt Nam là để “kiềm chế Trung Quốc ở trên biển”.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ 2 và đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam. Đồng thời, phía Nhật Bản hồi tháng 8 thông báo thỏa thuận đóng 6 tàu tuần tra (lớp Kunigami có lượng giãn nước đầy tải 1.500 tấn) cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, trị giá 348 triệu USD.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11

Tiếp tục trả lời các câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo chiều 15/10, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11.

“Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đang cùng các nước thành viên triển khai công tác chuẩn bị cho hội nghị quan trọng này. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị sẵn sàng các phương án tổ chức để đảm bảo được an ninh, hiệu quả và thiết thực”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói.

Bà Hằng cũng cho biết, ASEAN có một nguyên tắc là đồng thuận chung.

“Do đó sau khi các nước ASEAN đạt được đồng thuận về việc tổ chức, chúng tôi sẽ có thông báo”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Hiện nay, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang phối hợp triển khai công tác chuẩn bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, dự kiến sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 11

Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ASEAN đảm bảo an ninh mạng

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Tham vấn chung ASEAN (JCM) hồi đầu tháng 10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng mọi phương án tổ chức để đáp ứng với tình hình thực tế hiện nay.

Dự kiến trong thời gian từ ngày 13 đến 15/11, sẽ có 11 hội nghị cấp cao diễn ra, bao gồm Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị cấp cao giữa ASEAN với các đối tác.

Bên cạnh đó, bên lề các hội nghị lần này còn có nhiều hoạt động đa dạng khác cũng sẽ được tổ chức, nổi bật trong số đó là Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo nữ ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh đầu tư kinh doanh ASEAN.

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đang nỗ lực hết mình tổ chức thành công hàng loạt hội nghị lớn nhỏ, gắn kết cộng đồng ASEAN “chủ động thích ứng” với điều kiện “bình thường mới”, vừa nâng cao năng lực của Hiệp hội, vừa đảm bảo mối liên lạc thường xuyên, củng cố vị thế, tiếng nói và uy tín của ASEAN trong cộng đồng quốc tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала