Ai sẽ tiếp nối truyền thống hữu nghị Nga-Việt?

© Ảnh : ORVDHội thảo khoa học và thực tiễn quốc tế "Vai trò ngoại giao nhân dân trong phát triển quan hệ Nga-Việt".
Hội thảo khoa học và thực tiễn quốc tế Vai trò ngoại giao nhân dân trong phát triển quan hệ Nga-Việt. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam là một quốc gia đặc biệt đối với Nga. Nhân dân Việt Nam có tình cảm biết ơn, cảm thông sâu sắc và tình hữu nghị chân thành đối với nhân dân Nga. Phải thừa nhận rằng điều này không dễ gặp trong thế giới hiện đại.

Người Nga luôn ngưỡng mộ lòng dũng cảm, sự kiên trì, tính chịu khó của người Việt Nam và đã làm được rất nhiều điều cho họ trong 70 năm lịch sử chung.

© Ảnh : ORVDÔng Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nga.
Ai sẽ tiếp nối truyền thống hữu nghị Nga-Việt? - Sputnik Việt Nam
Ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nga.

Moskva liên lạc với Hà Nội

Thế giới đã thay đổi, và quan hệ giữa hai nước cũng vậy. Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, tạo được uy tín quốc tế và lựa chọn cho mình bạn bè, đồng minh mới. Làm thế nào để giữ gìn truyền thống hữu nghị Nga-Việt và quan hệ nồng ấm giữa các dân tộc trong điều kiện mới? Điều này đã được thảo luận tại Hội thảo khoa học và thực tiễn quốc tế "Vai trò ngoại giao nhân dân trong phát triển quan hệ Nga-Việt" do Hội Hữu nghị Nga-Việt tổ chức qua định dạng trực tuyến với sự hỗ trợ của Quỹ Tổng thống và Hội Hữu nghị Việt-Nga. Tham dự hội nghị có hơn 100 công dân Nga và Việt Nam: lãnh đạo Hội hữu nghị Nga Việt, lãnh đạo Hội hữu nghị Việt Nga, các nhà hoạt động xã hội của Nga với nước ngoài, đại diện chính quyền nhà nước, giáo viên và sinh viên, doanh nhân, nhà báo, đại diện cộng đồng người Việt tại Moskva và 5 khu vực khác của Nga - từ thủ đô văn hóa St.Petersburg đến khu vực Primorsky xa xôi.

Hội nghị tại Moskva. - Sputnik Việt Nam
Các quốc gia trên thế giới đều cần ngoại giao nhân dân

Tại hội nghị, các đại biểu đã nói nhiều về lịch sử ngoại giao nhân dân Việt Nam, quan hệ hợp tác giữa hai hội hữu nghị Nga Việt và công việc vẻ vang góp phần phát triển quan hệ giữa hai nước của họ. Các diễn giả lưu ý rằng ngoại giao nhân dân bổ sung và làm phong phú thêm ngoại giao chính thức. Ví dụ, về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, khi Bộ Ngoại giao đứng trung lập, thiện cảm của người dân Nga kiên quyết thuộc về Việt Nam.

Hoạt động của người Việt Nam tại Nga

© Ảnh : ORVDHội thảo khoa học và thực tiễn quốc tế "Vai trò ngoại giao nhân dân trong phát triển quan hệ Nga-Việt".
Ai sẽ tiếp nối truyền thống hữu nghị Nga-Việt? - Sputnik Việt Nam
Hội thảo khoa học và thực tiễn quốc tế "Vai trò ngoại giao nhân dân trong phát triển quan hệ Nga-Việt".

Phát biểu của đại diện cộng đồng người Việt tại các thành phố và các trường đại học của Nga đã gây xúc động mạnh. Nói bằng tiếng Nga xuất sắc (như hầu hết các đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị cả ở Moskva và Hà Nội), ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nga lưu ý rằng quan hệ hữu nghị nồng ấm giữa hai dân tộc Nga và Việt Nam không hề thay đổi qua thời gian. Ngoại giao nhân dân là nhân tố bất biến của hòa bình và ổn định, nhưng không đem lại kết quả nhanh chóng, mà cần phải làm việc kiên trì, miệt mài. Công việc này đang được Hội người Việt Nam thực hiện nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng người Việt tại Nga. Ông Đỗ Xuân Hoàng cũng nói về hoạt động từ thiện đa dạng của người Nga gốc Việt, cũng như xu hướng ngày càng hạ thấp vai trò của Liên Xô trong lịch sử Việt Nam và nỗ lực chống lại xu hướng này của Hội người Việt. Ông nhấn mạnh, để giữ gìn truyền thống hữu nghị, cần phải làm việc rất nhiều với thanh niên.

Lễ kỳ niệm 70 năm thành lập hội hữu nghị Việt-Nga - Sputnik Việt Nam
Hà Nội long trọng kỷ niệm 70 năm thành lập Hội hữu nghị Việt-Nga

Đặt hy vọng vào giới trẻ

Ý tưởng này cũng được nêu trong phát biểu của đại diện Rosmolodezh và một số trường đại học Nga. Bà Elena Zubtsova, giáo viên dạy tiếng Việt tại Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Moskva, nguyên là Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, đã gây chú ý với thực tế là thế hệ trẻ Nga biết rất ít về Việt Nam và thanh niên Việt Nam biết ít về Nga. Lý do của điều này nằm ở chỗ các phương tiện truyền thông nước này đưa tin rất yếu và đôi khi bóp méo về đời sống của người dân nước khác. Bà Zubtsova lưu ý rằng Bộ Ngoại giao và Rossotrudnichestvo chưa làm việc hết trách nhiệm trong việc truyền bá tiếng Nga ở Việt Nam, thúc đẩy giáo dục Nga và thu hút sinh viên Việt Nam đến Nga. Các đề xuất của bà Elena Zubtsova và các đại biểu khác đã tạo cơ sở cho nghị quyết hội nghị gửi đến các Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Việt Nam. Trong số các đề xuất được đưa ra trong nghị quyết có việc tăng cường quan hệ giữa các thành phố, khu vực, cộng đồng Nga và Việt Nam, kích hoạt "quyền lực mềm" của Nga nhằm phổ biến các chính sách đối ngoại và đối nội của Nga, tăng cường làm việc với thanh niên ở cả hai nước để nâng cao sự hiểu biết và hình thành thái độ tôn trọng đối với đại diện nước khác, tăng sự quan tâm của họ đối với văn hóa các quốc gia khác.

Chúng tôi mong rằng những truyền thống vẻ vang của tình hữu nghị Nga-Việt sẽ được tiếp nối.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала