Chống Trump nhưng không phải vì ủng hộ Biden: Điều gì ngăn Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm tái đắc cử

© AFP 2023 / Saul LoebTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tổ chức một cuộc biểu tình trong chiến dịch tranh cử của ông tại Sân bay Quốc tế Orlando Sanford ở Sanford, Florida
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tổ chức một cuộc biểu tình trong chiến dịch tranh cử của ông tại Sân bay Quốc tế Orlando Sanford ở Sanford, Florida - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bị luận tội, đại dịch coronavirus và khởi đầu khủng hoảng kinh tế, phong trào Black Lives Matter - nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của Donald Trump đánh dấu bằng nhiều sự kiện chấn động rung chuyển cuộc sống của những người Mỹ bình thường và làm lung lay vị thế của nguyên thủ quốc gia.

Xếp hạng uy tín của Trump trong thời gian này nhiều lần sa xuống mức thấp kỷ lục vì bị phản đối, và theo dữ liệu từ các cuộc thăm dò thì một vài tuần trước ngưỡng bầu cử, Tổng thống đương nhiệm đang thua đối thủ của mình. Liệu Donald Trump có thắng cử dù bị đánh giá thấp?

Phát sóng cuộc tranh luận cuối cùng giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden - Sputnik Việt Nam
Cuộc khẩu chiến xì-căng-đan. Tại sao Trump cáo buộc Biden nhận tiền từ Nga

Những con số biết nói

Đối với người Mỹ, xếp hạng chấp thuận Tổng thống không chỉ đơn thuần là một con số. Tất cả những thành công và thất bại của mỗi nguyên thủ quốc gia đều phản ánh trong chỉ số này. Dựa trên cơ sở xếp hạng, người ta đưa ra dự đoán kết quả bầu cử, đánh giá công việc của nhà lãnh đạo đất nước và so sánh ông ta với những người tiền nhiệm.

Trong số các vị nguyên thủ tiền nhiệm, có hai Tổng thống Mỹ từng nhận được chỉ số chấp thuận cực kỳ cao. George Bush-con nhận được 90% sự tán thành của người Mỹ vì thể hiện sự kiên cường và khả năng phục hồi sau vụ tấn công kinh hoàng ngày 11 tháng 9. George Bush-cha được 89% người Mỹ ủng hộ sau khi hoàn tất thành công chiến dịch «Bão táp trên sa mạc», lực lượng vũ trang Hoa Kỳ giải phóng Kuwait khỏi thế lực của Saddam Hussein trong thời gian ngắn ngủi nhất và với tổn thất tối thiểu. Nhưng đồng thời, George Bush-con cũng từng phá kỷ lục về bị phản đối, với chỉ số mà thậm chí cả Donald Trump cũng còn thua xa. Mức uy tín tối thiểu 25% đánh dấu ngay trước khi ông Bush kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai vào tháng 10 năm 2008 do bùng nổ khủng hoảng kinh tế và sự bất bình của dân vì hiện diện của lực lượng vũ trang Mỹ ở Iraq.

© AP Photo / Doug MillsGeorge W. Bush trong lễ nhậm chức ở Washington, 2001
Chống Trump nhưng không phải vì ủng hộ Biden: Điều gì ngăn Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm tái đắc cử - Sputnik Việt Nam
George W. Bush trong lễ nhậm chức ở Washington, 2001

Nhưng Donald Trump đã phá kỷ lục của những người tiền nhiệm ngay từ những ngày đầu ở ghế Tổng thống. Xếp hạng uy tín của Trump trong 100 ngày đầu làm Tổng thống Hoa Kỳ là thấp kỷ lục kể từ năm 1945. Chỉ có 42% đánh giá tích cực về Trump, trong khi 53% người được hỏi không tán thành những bước đi đầu tiên của Tổng thống. Để so sánh, ta nhớ lại con số khoảng 67% người Mỹ ủng hộ Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama sau khi ông này nhậm chức.

Donald Trump đeo mặt nạ - Sputnik Việt Nam
Trump tuyên bố sẵn sàng hiến máu cho bệnh nhân COVID-19

Trong những năm tiếp theo, xếp hạng uy tín của Donald Trump đã liên tục cập nhật bằng kỷ lục phản đối. Mốc tối thiểu 33% ghi nhận vào tháng 10 năm 2017. Và chỉ vào tháng 6 năm 2018, trong bối cảnh tiến hành hội nghị thượng đỉnh cùng với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore, tỷ lệ ủng hộ tăng lên 45% - lần thứ hai sau con số kỷ lục tương tự vào tháng 1 năm 2017.

Mùa xuân năm 2020, xếp hạng của Tổng thống Trump giảm xuống mức thấp như năm 2017 - 42%. Đại dịch coronavirus đã trở thành vấn đề hữu hình đối với Tổng thống hiện tại của Hoa Kỳ, căn bệnh lây nhiễm khốc liệt gây khó khăn đặc biệt cho nước Mỹ. Hóa ra, không chỉ các đối thủ cạnh tranh, mà nhiều cử tri cũng soi thấy lỗi của Tổng thống vì trong khi dịch bệnh coronavirus đang hoành hành nhà lãnh đạo Trump đã vội mở cửa nền kinh tế khiến sức khỏe của cộng đồng dân chúng bị tổn hại nặng.

© AP Photo / Mark LennihanNhững người gần xe cứu thương trên đường phố ở New York.
Chống Trump nhưng không phải vì ủng hộ Biden: Điều gì ngăn Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm tái đắc cử - Sputnik Việt Nam
Những người gần xe cứu thương trên đường phố ở New York.

Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát do Navigator Research thực hiện, 54% người Mỹ cho rằng cuộc chiến của Tổng thống để chống dịch là không đủ, và chỉ 33% cho là thành công. Cách xử lý với các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc cũng không khá hơn. Xét phản ứng của Tổng thống, 60% không chấp thuận, và 37% đánh giá tích cực.  Những cuộc thăm dò khảo sát còn cho thấy một xu thế khác. Số lượng người Mỹ có cái nhìn tự tin vào ngày mai đang giảm mạnh. 75% cho rằng đất nước đang đi theo phương hướng không đúng. Tỷ lệ những người hài lòng với thực trạng công việc đã giảm gấp ba lần - từ 31% hồi tháng 4 xuống 12% trong những tuần lễ gần đây.

Năm 2016, các cuộc thăm dò cũng nghiêng về phía Hillary Clinton, nhưng Trump đã thắng. Tại sao bây giờ mọi thứ lại khác?

Theo dữ liệu thăm dò, đương kim Tổng thống Mỹ đang thua kém đối thủ chính Joe Biden. Những lời hứa thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết tình trạng thất nghiệp mà Tổng thống đưa ra trong chiến dịch tranh cử lần trước đã bị phá vỡ bởi những hạn chế do đại dịch coronavirus. Từ tháng 1 đến giữa tháng 3, Trump giữ thái độ hoài nghi về COVID-19 và khẳng định rằng các đảng viên Dân chủ còn vui mừng vì quy mô của vấn đề. Thậm chí cả khi thái độ của Tổng thống về coronavirus có sự thay đổi rõ rệt trông thấy, phần lớn cư dân Mỹ vẫn cho rằng Trump đã làm quá ít để ngăn chặn thảm kịch. Vào tháng 10, Trump tuyên bố rằng «Hoa Kỳ cần học cách chung sống với coronavirus».

© AP Photo / Jim BourgỨng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc tranh luận cuối cùng.
Chống Trump nhưng không phải vì ủng hộ Biden: Điều gì ngăn Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm tái đắc cử - Sputnik Việt Nam
Ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc tranh luận cuối cùng.

Đối thủ của ông là Joe Biden đã lợi dụng điều này trong cuộc tranh luận vào ngày 23 tháng 10, nhận xét rằng «với COVID-19, Hoa Kỳ đang học cách để chết». Biden nhiều lần cáo buộc Trump quá phù phiếm coi nhẹ đại dịch, đó là một nguyên nhân khác khiến Biden chiếm được cảm tình của người Mỹ, trong đó có những nhân vật nổi tiếng.

Hô hào bỏ phiếu cho Biden bây giờ có diễn viên thể hiện vai Hulk Mark Ruffalo, ngôi sao của phim «Phép thuật» («Charmed») Alyssa Milano, nữ ca sĩ rapper Cardi B, diễn viên hài Jim Carrey, nữ ca sĩ trẻ Billie Eilish, ngôi sao Sharon Stone và nhiều người khác.

Quả thực là vẫn có ngoại lệ. Mặc dù trong làng nghệ thuật những năm qua chuyện thường thấy là chửi bới Trump và ủng hộ đảng Dân chủ, vẫn có những ngôi sao dành sự tán thành cho Tổng thống đương nhiệm. Chẳng hạn, người cha của minh tinh Angelina Jolie, nam diễn viên Jon Voight ngay trước cuộc tranh luận của hai ứng viên Tổng thống đã thực hiện một thông điệp video gửi người dân Mỹ, tố cáo đảng Dân chủ tung tin đồn thất thiệt và tuyên truyền sai lệch. Nghệ sĩ gạo cội Voight tin rằng sự vĩ đại của nước Mỹ chỉ có thể được bảo tồn nhờ Chúa (nghĩa là chúng ta phải cầu nguyện) và nhờ Trump (người cần được dành phiếu bầu).

Tuy nhiên, cũng như trong các đợt bầu cử Tổng thống trước đây, các cuộc thăm dò có một điểm yếu - những người ủng hộ Trump không phải lúc nào cũng sẵn sàng công khai bày tỏ quan điểm, không giống như các đối thủ của ông này. Theo cuộc khảo sát của USA Today, các cử tri phe Biden có xu hướng coi ông này là phương án bớt xấu xa hơn cả trong số các ứng viên tồi tệ. Tức là, họ bỏ phiếu không phải ủng hộ cá nhân Biden, mà là dành phiếu cho ứng viên chống lại Trump đấy thôi. Tỷ lệ những người đồng ý bỏ phiếu cho đảng viên Dân chủ thuộc loại «nhiệt tình» với ông ta chỉ là 27%. Còn với những người theo Trump, chỉ số này cao gấp đôi. Cứ hai người ủng hộ Tổng thống đương nhiệm thì có một người dành đánh giá cực kỳ cao về Trump với tư cách là một chính trị gia. Và những người này nhất định sẽ đến trạm bỏ phiếu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tháo mặt nạ - Sputnik Việt Nam
Ông Biden liệt kê những “thành tựu” của Tổng thống Trump về đối ngoại

Xu thế bầu cử trực tuyến và bỏ phiếu qua thư tín

Mùa hè năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ chính thức công bố bắt đầu chiến dịch tái tranh cử, với khẩu hiệu «Chúng ta sẽ giữ cho nước Mỹ vĩ đại» («Keep America Great»), hứa hẹn tiếp tục chính sách giảm thiểu lượng di dân đến Hoa Kỳ và hỗ trợ nền kinh tế Mỹ. Khi đó, Trump chỉ trích đảng Dân chủ muốn «huỷ diệt nước Mỹ» và tự nhận công lao về thái độ cứng rắn trong quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Nhưng sang năm 2020, những vấn đề này dường như không chỉ kém quan trọng hơn mà còn khó giải quyết hơn khi trên 200 nghìn người Mỹ tử vong vì đại dịch coronavirus và khởi đầu khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Những tháng tiếp theo, Hoa Kỳ vẫn ở vị trí hàng đầu toàn thế giới về số người mắc bệnh và số người chết.

Chính bản thân Tổng thống Hoa Kỳ cũng dính bệnh coronavirus và trước đó Trump đã kêu gọi cư dân đừng sợ đại dịch.

Mới đây, Trump thậm chí công bố rằng Mỹ đã có vaccine ngừa coronavirus, hẳn là ông hy vọng nhờ đó nhận thêm sự ủng hộ của người Mỹ.

Tuy nhiên, ngoài chương trình nghị sự dày đặc, nét khác biệt giữa những cuộc bầu cử này còn là phần lớn cư dân - gần 47 triệu người Mỹ - đã đi bỏ phiếu sớm. Đó là 1/3 tổng số phiếu trong cuộc bầu cử bốn năm trước. Như vậy, số lượng cử tri, những người có thể thay đổi quan điểm ​​vào thời điểm sau chót, bây giờ đã ít hơn.

Facebook  - Sputnik Việt Nam
Facebook chuẩn bị biện pháp cứng rắn trong trường hợp xảy ra bất ổn liên quan đến bầu cử ở Mỹ

Nếu trước đây bỏ phiếu trực tuyến chỉ được sử dụng trong một số ít trường hợp hiếm hoi, ví dụ như đối với công dân Hoa Kỳ đang ở bên ngoài đất nước, thì bây giờ, do đại dịch COVID-19 và các biện pháp đảm bảo an toàn, vai trò của bỏ phiếu online sẽ tăng đáng kể. Nhưng làm như vậy liệu có thiên về đảm bảo yêu cầu bầu cử trung thực? Các chuyên gia nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện hàng loạt lỗ hổng trong hệ thống bỏ phiếu trực tuyến của Mỹ, - như Business Insider cho biết. Có thông báo hiện hữu nguy cơ những đối tượng giả mạo phiếu bầu của cư dân, mà làm theo cách tinh vi tối đa đến mức các thành viên Uỷ ban bầu cử khó lòng nhận biết.

Còn có thêm một phương pháp bỏ phiếu mới là bỏ phiếu qua thư, đã được áp dụng vì lý do an toàn  ở một số  bang chẳng hạn như California. Theo quan điểm của Donald Trump, bỏ phiếu qua thư tín sẽ dẫn đến việc làm sai lệch kết quả bầu cử. Viết trong tài khoản Twitter của ông, Trump thậm chí gọi phương pháp này là «lừa đảo», lưu ý rằng các hộp thư có thể bị mở và làm giả các lá phiếu.

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ diễn ra vào ngày 3 tháng 11. Người Mỹ sẽ bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, toàn bộ 435 thành viên Hạ viện và 1/3 Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ, các Thống đốc của 13 bang và vùng lãnh thổ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала