Tổ hợp S-75 «Dvina» bắn rơi máy bay của McCain ở Việt Nam cách đây 53 năm

© Flickr / Alan WilsonTổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina".
Tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 26 tháng 10 năm 1967, con trai của Tổng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ là John McCain trong thành phần nhóm 20 chiếc máy bay cường kích ồ ạt bay tới trút bom xuống thành phố Hà Nội thủ đô của Việt Nam. Mục tiêu của cuộc tập kích là nhà máy điện được che chắn bảo vệ bằng tổ hợp tên lửa phòng không S-75 «Dvina» do Liên Xô cung cấp.

Khi tiếp cận mục tiêu, máy bay tấn công A4E Skyhawk của Mỹ đã bị tên lửa B-750 bắn hạ. Những mảnh đạn từ trái rốc-két 200 kg đã khoan thủng lỗ chỗ khắp thân máy bay, viên phi công phải bật ghế phóng ra ngoài thoát thân. John McCain bị gãy cả tay lẫn chân, nhưng đã kịp nhảy dù xuống hồ nước có tên gọi lãng mạn là hồ Trúc Bạch.

T-54 tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
“Mũi lao lửa” của Mỹ bị bẻ gãy tại Việt Nam

Viên phi công Mỹ chắc hẳn đã chết đuối, nếu như không được cư dân địa phương vớt lên từ hồ nước. Có những người giận dữ muốn đánh «con kền kền Mỹ», nhưng may cho McCain là những người lính xuất hiện đã ngăn cản họ và đưa viên phi công đến bệnh viện cứu chữa.

Thượng nghị sĩ tương lai của Hoa Kỳ đã trải qua hơn 5 năm trong trại tù binh, đến ngày 15 tháng 3 năm 1973 thì được trao trả cho phía Mỹ.

Có chi tiết thú vị là trong đơn vị tên lửa phòng không bắn máy bay Mỹ ở Việt Nam lúc đó, có một sĩ quan Liên Xô là Trung tá Yuri Trushechkin.

© Ảnh : Witkowski MarcinTổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina".
Tổ hợp S-75 «Dvina» bắn rơi máy bay của McCain ở Việt Nam cách đây 53 năm - Sputnik Việt Nam
Tổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina".

Hồi ức của cựu chiến binh

Ông Yuri Trushechkin cựu chiến binh của chiến tranh Việt Nam từ trần hồi tháng 1 năm 2009 nhưng đã để lại những hồi ức thú vị về trận đánh năm xưa ở Việt Nam.

Đào tạo sĩ quan phi công Việt Nam tại Liên Xô - Sputnik Việt Nam
Người Mỹ "nhảy với tử thần" trên bầu trời Việt Nam
«Lính tên lửa không nhìn thấy kết quả của vụ phóng: tên lửa bay cách vị trí phóng đến 25-30 km. Còn chiếc máy bay Mỹ này rơi cách trận địa của chúng tôi chừng 5-6 km. Viên phi công Mỹ nhảy dù ra ngoài, và chúng tôi có thể thấy cách anh ta hạ xuống trên cái «cánh» - một kiểu dù mới vào thời đó, - ông Yuri Trushechkin kể lại. - Một khoảng thời gian sau, đồng chí phiên dịch mang tới sở chỉ huy các thứ giấy tờ của viên phi công và chiếc mũ bay hình quả cầu. Trên mũ có lớp kính rất giá trị, có thể thay đổi độ chiếu sáng tùy thuộc vào cường độ ánh sáng. Người ta còn mang đến một khối thiết bị khác và «lá cờ hành khất» - đó là tấm thẻ ghi sẵn lời yêu cầu bằng mấy thứ tiếng, rằng người mang thẻ là công dân Hoa Kỳ gặp nạn và xin cho ăn, xin giúp đỡ. Tấm thẻ như vậy có trong trang bị của mỗi người lính và sĩ quan Quân đội Hoa Kỳ».

Trong số các vật dụng có cuốn nhật ký bay, trên đó ghi tên John Sidney McCain và ngày tháng kiểm tra chiếc dù.

© Ảnh : Triển lãm ảnh thời chiến tranh Việt NamJohn McCain được bác sĩ Việt Nam khám bệnh trong trại giam ở Hà Nội
Tổ hợp S-75 «Dvina» bắn rơi máy bay của McCain ở Việt Nam cách đây 53 năm - Sputnik Việt Nam
John McCain được bác sĩ Việt Nam khám bệnh trong trại giam ở Hà Nội
«Tại sao tôi lại nhớ rõ họ tên viên phi công Mỹ bị bắn rơi? Bởi vì đây là thứ giấy tờ tuỳ thân duy nhất của Hoa Kỳ mà tôi cầm trên tay và sau đó lưu giữ tại nhà trong nhiều năm. Trong hồ sơ cá nhân của tôi có thành tích bắn rơi 5 máy bay Mỹ, chưa kể những chiếc máy bay không người lái», - cựu chiến binh Liên Xô nhớ lại.
© Ảnh : Triển lãm ảnh thời chiến tranh Việt NamCác chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom "B-52" bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972.
Tổ hợp S-75 «Dvina» bắn rơi máy bay của McCain ở Việt Nam cách đây 53 năm - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom "B-52" bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972.

Theo dữ liệu của ông Boris Voronov thủ trưởng nhóm quân Liên Xô tại Việt Nam, 60 đơn vị với tổ hợp S-75 đã bắn hạ 1.293 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược khét tiếng «pháo đài bay» B-52. Tổng cộng, đã sử dụng khoảng 9.000 tên lửa phòng không để bảo vệ bầu trời và mặt đất Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала