Bão Goni “khó lường”: Việt Nam cảnh báo nguy cơ tác động từ bão số 10

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNPhó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo công tác ứng phó với bão GONI.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo công tác ứng phó với bão GONI. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bão Goni (hay bão số 10) tại Việt Nam được nhận định khó dự báo, có diễn biến khó lường, dự kiến 5/11 sẽ đổ bộ từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cảnh báo nguy cơ tác động từ bão số 10 đến các khu vực Quảng Trị - Khánh Hòa.

Tại Quảng Nam, công tác cứu nạn cứu hộ tại Trà Leng cùng khu vực bị cô lập tại huyện Phước Sơn vẫn đang được đẩy nhanh, tăng cường lực lượng. Tính đến 8h sáng nay 2/11, đã có 24 người chết, 46 người bị thương và 23 người mất tích theo cập nhật của UBND tỉnh Quảng Nam.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu chuẩn bị máy bay khi thời tiết thuận lợi sẽ tìm kiếm các ngư dân trên hai tàu cá Bình Định gặp nạn trên biển. Bộ Quốc phòng cũng đã điều tàu kiểm ngư tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ngư dân.

Tin tức cập nhật về siêu bão Goni - bão số 10

Sáng nay 2/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp ứng phó với bão Goni (hay bão số 10 tại Việt Nam).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem bản đồ chỉ huy cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, Quảng Nam - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9

Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 10h sáng nay ngày 2/11, tâm bão Goni (bão số 10) cách quần đảo Hoàng Sa 720km và duy trì sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 11.

Trước đó, bão Goni (bão số 10) đã đi vào Biển Đông với vận tốc 15-20km/h, tuy nhiên, ông Khiêm khẳng định, trong khoảng 2-3h qua, hình thái cơn bão số 10 hầu như không dịch chuyển.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phân tích đặc trưng của bão Goni cho hay, từ khi hình thành đến nay khoảng 4 ngày, bão có cường độ mạnh nhất trước khi đổ bộ vào Philippines.

Khác với bão số 9 trước đó, hoàn lưu bão số 10 nhỏ nên khi đổ bộ vào Philippines đã giảm từ cấp 17 xuống đến cấp 8 trong vòng 30 giờ qua.

Ông Mai Văn Khiêm nhận định, do hoàn lưu bão khá bé nên khi quét qua đất liền Philippines, cấu trúc vùng mây của bão bị phá vỡ khá nhiều, đồng thời, chỉ trong một ngày mà bão số 10 giảm tới 9 cấp (từ cấp 17 xuống đến cấp 8) khi vào Biển Đông.

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNSơ đồ đường đi của bão GONI qua Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam.
Bão Goni “khó lường”: Việt Nam cảnh báo nguy cơ tác động từ bão số 10 - Sputnik Việt Nam
Sơ đồ đường đi của bão GONI qua Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng lưu ý, hiện nay, bão Goni (bão số 10) dù đang duy trì cường độ nhỏ nhưng lại được nhận định khó dự báo hơn so với những cơn bão khác.

“Nguyên nhân là khi sức gió yếu, diễn biến của bão sẽ không phụ thuộc vào nội lực từ bên trong mà chủ yếu do các yếu tố bên ngoài tác động”, ông Mai Văn Khiêm nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và tặng quà các thầy cô giáo và học sinh Trường THCS Thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát các tỉnh miền Trung chịu thiệt hại do bão số 9
Chuyên gia khí tượng phân tích cụ thể, bão Goni là cơn bão khó dự báo hơn so với các cơn bão vừa qua bởi bão chịu nhiều tác động của các hình thái khác.

“Trong đó, yếu tố “động lực và nhiệt lực” tác động đến xu thế cường độ cũng như quỹ đạo của bão số 10”, ông Khiêm nói.

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cao cận nhiệt đợi lấn sâu vào, không khí lạnh tiếp tục tăng cường trong 48-72h tới. Nhiệt lực giúp làm giảm cường bộ bão số 10.

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp cao cận nhiệt đới đang lấn sâu vào lục địa, đồng thời không khí lạnh đã tràn xuống phía bắc và tiếp tục tăng cường trong 2 ngày tới.

“Với các yếu tố này, có thể bão Goni duy trì sức gió cấp 8 cho đến khi vào đất liền, trường hợp đặc biệt có thể mạnh lên cấp 9 và ít có khả năng tăng lên. Vị trí đổ bộ của bão có thể tương tự bão số 9, hướng thẳng vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên”, vị lãnh đạo nhận định.

Đồng thời, vào thời điểm đổ bộ, bão Goni (bão số 10) được nhận định sẽ duy trì sức gió cấp 7-8. Cũng theo ông Mai Văn Khiêm, còn có một khả năng nữa là bão Goni sẽ tan trên biển, tuy nhiên, khả năng này hiện được cơ quan khí tượng đánh giá là không cao.

Rạng sáng 5/11, bão số 10 đổ bộ từ Đà Nẵng – Phú Yên

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, dự báo tới 7 giờ 3/11 vị trí tâm bão số 10 (bão Goni) sẽ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và tặng quà các thầy cô giáo và học sinh Trường THCS Thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát các tỉnh miền Trung chịu thiệt hại do bão số 9

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 17,0 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 112,0 đến 120,0 độ Kinh Đông.

Đồng thời, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Đến 7 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc, 111,0 độ Kinh Đông, cách Quảng Nam khoảng 300km, cách Quảng Ngãi và Bình Định khoảng 220km, cách Phú Yên khoảng 240km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Cơ quan khí tượng cũng dự báo khoảng đêm ngày 4/11, rạng sáng ngày 5/11, bão số 10 sẽ đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Phú Yên với sức gió cấp 8, thời điểm này mực nước triều cao nhất đạt 0,84m, sóng biển cao từ 4-6m.

Tại cuộc họp sáng nay, các chuyên gia khí tượng nhận định, điều nguy hiểm nhất của bão số 10, bão Goni là sẽ tiếp tục gây ra đợt mưa lớn trên diện rộng cho trung Bộ của Việt Nam.

Chính quyền và lực lượng chức năng khảo sát thực địa tại vị trí cầu bị cuốn trôi. - Sputnik Việt Nam
Hậu quả nghiêm trọng bão lũ liên tục: tiếp tục cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm những người mất tích

Theo dự báo, kịch bản gây mưa của bão số 10 cũng khá giống với bão số 9 với hai giai đoạn quan trọng. Cụ thể, giai đoạn thứ nhất, mưa do bão bắt đầu từ chiều tối 4/11 và kéo dài đến ngày 6/11.

Đợt mưa này tập trung tại khu vực bão ảnh hưởng trực tiếp là Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi với lượng phổ biến 300-400 mm. Tại Bình Định, Phú Yên và Tây Nguyên ghi nhận lượng mưa dao động 100-200 mm.

Trong khi đó, giai đoạn sau, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh sẽ gây ra một đợt mưa mới cho các tỉnh Bắc Trung Bộ trong ngày 5-7/11. Khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có thể đón lượng mưa 150-350 mm/đợt.

Nếu theo hai kịch bản mưa trên, lũ trên hệ thống các sông, đặc biệt là Quảng Nam và Quảng Ngãi có thể đạt mức báo động hai và báo động ba trong những ngày tới đây.

Việt Nam vẫn đang lo khắc phục hậu quả bão số 9

Trong cuộc họp sáng nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, bão Goni là siêu bão ở sườn Đông Philippines và đã giảm cấp khi vào biển Đông, song lại chịu tác động của các hình thái khác nên khó dự báo, đoán định. Do vậy, phải liên tục dự báo, cảnh báo sát diễn biến cơn bão, đặc biệt là tình hình mưa.

Có 9/18 ngôi nhà và quán ăn ở Bãi tắm xã Gio Hải, huyện Gio Linh bị đổ sập trên 50%. - Sputnik Việt Nam
Miền Trung lại chuẩn bị đối mặt với cơn bão số 10 cùng mưa lớn

Cũng theo Bộ trưởng, bão Goni tác động trực tiếp và khu vực vừa chịu ảnh hưởng của bão số 9 – những nơi mà chịu thiệt hại, tổn thương nặng nề về người và của.

Bộ trưởng Cường nói, hậu quả bão số 9 còn chưa khắc phục xong, giờ lại phải đối mặt với bão số 10, đồng thời nhấn mạnh, công tác ứng phó với bão Goni trong những ngày tới cần rút kinh nghiệm từ bão số 8 và bão số 9.

“Cơ quan chức năng cần quán triệt, kiên quyết xử lý nghiêm những chủ phương tiện, thuyền trưởng không chấp hành hướng dẫn của bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT lưu ý.

Cùng với đó, theo ông Cường, lực lượng chức năng cần đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra tình trạng không tuân thủ đến dẫn đến sự cố, thiệt hại. Tùy theo diễn biến của bão, địa phương chủ động cấm biển.

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNBộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường phát biểu.
Bão Goni “khó lường”: Việt Nam cảnh báo nguy cơ tác động từ bão số 10 - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường phát biểu.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến 12 giờ ngày 28/10, bão số 9 đã gây ra gió bão rất lớn tại Quảng Ngãi, Quảng Nam và các tỉnh lân cận.

Hiện lực lượng chức năng đang giữ gìn, đảm bản an toàn cho trên 45.000 tàu thuyền neo đậu, 188.000 lồng cá. Các địa phương cố gắng đảm bảo không rủi ro về người.

Ảnh hưởng bão số 9 gây sóng lớn xâm thực vào bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. - Sputnik Việt Nam
Bão số 9 gây mưa rất to gió giật ở Trung Bộ

Bộ trưởng cho biết, có 6 tỉnh của khu vực trọng điểm đã tổ chức sơ tán cho hơn 98.000 hộ với khoảng 400.000 nhân khẩu, đang tập trung giữ gìn an ninh, đảm bảo an toàn cho người dân trên mọi phương diện. Tất cả các công trình trọng điểm, đặc biệt là các hồ chứa đều đang được đảm bảo an toàn.

Trên đất liền, Bộ trưởng Cường nêu rõ, tình hình thiên tai sau bão rất phức tạp khi bão số 10 tiếp tục gây mưa lớn. Nguy cơ lũ quét, sạt lở còn tiếp diễn do đất ngấm nước đã rệu rã, thêm một tác động nhỏ cũng có nguy cơ thiên tai rất cao.

“Hai vấn đề trọng tâm cần tập trung với hoàn lưu bão số 10 là chú ý lũ ống, lũ quét, sạt lở, đề phòng sự cố hồ nhỏ, hồ xuống cấp”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề  nghị các địa phương khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn. Về phần người dân, Bộ trưởng lưu ý cần được chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm bốn tại chỗ để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn.

“Riêng tại các khu vực còn ngập lụt và chia cắt, địa phương cung cấp lương thực, thực phẩm, y tế, nhu yếu phẩm cần thiết khác để đảm bảo cuộc sống cho người dân”, ông Cường nhắc lại.

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, khu vực Quảng Trị - Khánh Hòa vừa chịu thiệt hại nặng nề của bão số 9 trên cả 3 tuyến gồm biển, ven biển và miền núi.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các tỉnh chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện khoa học nhất, không để xảy ra sự cố.

Cũng theo ban Chỉ đạo, cơ bản thống kê thiệt hại do bão số 9 và mưa lũ sau bão tới sáng nay, 2/11, đã khiến 82 người chết và mất tích.

Máy bay của Vietjet Air tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Bão số 9: Tạm đóng cửa 5 sân bay, huỷ hàng trăm chuyến bay

Hiện nay vẫn còn 15.484 hộ bị ngập, trong đó Nghệ An 13.573 hộ, Hà Tĩnh 1.909 hộ. Một số khu vực bị cô lập: các xã Phước Công và Phước Thành, huyện Phước Sơn (Quảng Nam); xã Hưng Nhân, Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

Cùng với đó, mặc dù bão số 10 đang tiến vào quần đảo Hoàng Sa nhưng trên biển vẫn còn 4 tàu kiểm ngư với 140 thủy thủ đang tìm kiếm 23 thuyền viên trên 2 tàu Bình Định bị chìm trong bão số 9.

Về tình hình tại khu vực Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam), hiện đang có hơn 1.200 cán bộ, chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và nhân dân trong khu vực, cần đảm bảo an toàn.

Về thiệt hại giao thông, tới nay vẫn còn còn 14 điểm sạt lở chưa thông xe trên QL 49 (Thừa Thiên Huế), đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

Phó Thủ tướng: Không chủ quan với bão số 10, sẵn sàng dùng máy bay tìm 2 tàu cá

Phát biểu trong cuộc họp sáng nay, nhấn mạnh, bão Goni là cơn bão phức tạp, có thể gây lượng mưa lớn đến 400 mm cho các tỉnh Trung Trung Bộ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không chủ quan, theo dõi liên tục các diễn biến của bão để kịp thời thay đổi phương án ứng phó cho phù hợp tình hình mưa bão.

“Không vì dự báo cơn bão không lớn mà chủ quan. Địa phương cần tập trung rà soát tàu thuyền trên biển ra khỏi nơi nguy hiểm, đưa về nơi tránh trú an toàn, đồng thời, sơ tán người dân khỏi lồng bè, chòi canh, khu vực nuôi trồng thuỷ sản ven biển”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo việc ứng phó với cơn bão Molave.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lập sở chỉ huy tiền phương ứng phó bão số 9 tại Đà Nẵng
Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan chức năng phải tập trung bảo vệ tính mạng cho người dân.

“Ban Chỉ đạo tại Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 thường xuyên liên lạc với các địa phương, kịp thời chỉ đạo và dùng mọi biện pháp tại chỗ để ứng phó trong bão và sau bão”, đồng chí Trịnh Đình Dũng nói.

Đại diện lãnh đạo Chính phủ đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát các điểm không an toàn để sơ tán người dân.

Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ hệ thống truyền tải điện, đảm bảo an toàn cho các đường dây lớn, không để ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, an toàn hệ thống điện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan tiếp tục theo dõi tình hình mưa lũ.

Bộ Giao thông Vận tải, các lực lượng vũ trang khẩn trương triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nhất là với các tàu đang gặp nạn trên biển.

Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngoài việc tiếp tục đưa ra các dự báo về tình hình mưa bão, cần gấp rút hoàn thiện bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở để đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.

Cùng với đó, lực lượng quân đội, công an và các lực lượng xung kích khác phải sẵn sàng về lực lượng, phương tiện nhận nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo chung của Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 tại Đà Nẵng.

Liên quan đến công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, phát biểu tại cuộc họp, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thông tin, hiện nay, có 2 tàu cá Bình Định bị chìm trên biển.

“Chúng tôi đang tìm kiếm với hy vọng các ngư dân có áo phao và vẫn còn trôi dạt trên biển. Ngoài ra, lực lượng chức năng đã liên lạc được với một tàu Bình Định bị hỏng máy, đang thả trôi trên biển sáng nay, 12 ngư dân trên tàu có sức khỏe ổn định”, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Bão số 9 mạnh đặc biệt, dự kiến sơ tán hơn 1,2 triệu dân
Theo vị lãnh đạo, vào lúc 1 giờ sáng 28/10, Bộ Quốc phòng điều động 2 tàu Kiểm ngư xuất phát từ cảng Cam Ranh và dự kiến đến 20 giờ tối nay sẽ tiếp cận được tàu đang thả trôi này.

Sau buổi họp sáng nay, Bộ Quốc phòng đã điều động thêm 1 tàu kiểm ngư tiếp tục ra khu vực tàu BĐ-96338 bị chìm vào trưa hôm qua.

“Ngoài ra, Quân đội cũng sẵn sàng dùng máy bay để tìm kiếm, thả áo phao và thông báo cho các tàu thuyền ứng cứu tàu gặp nạn trên biển”, tướng Bình nêu rõ.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chỉ đạo cần xây dựng phương án, chương trình tìm kiếm cứu nạn bằng máy bay để áp dụng trong các đợt tìm kiếm cứu nạn sau này, tránh những sự cố đáng tiếc.

Quảng Nam: cứu nạn Trà Leng, 4 chuyến bay đưa hàng cứu trợ Phước Sơn

Sáng 2/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã thông tin về phương án cứu hộ, cứu nạn tại Trà Leng và khu vực bị cô lập tại huyện Phước Sơn.

Các lực lượng cùng với người dân làm kè tạm chống sạt lở bờ biển. - Sputnik Việt Nam
Bão số 8 mạnh lên nhanh chóng

Tính đến 8h sáng nay 2/11, đã có 24 người chết, 46 người bị thương và 23 người mất tích theo cập nhật của UBND tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay, Ban Chỉ huy tiếp tục điều động lực lượng tìm kiếm tại khu vực bị vùi lấp, tiếp tục đưa máy móc, thiết bị tìm kiếm các bãi bồi ven sông Leng, lòng hồ sông Tranh. Trong ngày hôm qua, các lực lượng đã ghi nhận thêm 1 người chết ở thôn 2, xã Trà Leng.

Còn tại huyện Phước Sơn, trong ngày 1/11, các lực lượng đã tìm thấy thêm 1 thi thể ở xã Phước Lộc, sáng 2/11, Ban Chỉ huy đưa 50 chiến sĩ thuộc Tỉnh đội, Bộ đội Biên phòng Quảng Nam và Huyện đội Phước Sơn vào xã Phước Lộc tìm kiếm các nạn nhân mất tích, đồng thời tiếp tục huy động thêm 30 người gùi hàng từ xã Phước Công gùi lương thực vào Phước Lộc.

© Ảnh : Trần Tĩnh-TTXVNCác đội tiếp tục công tác tìm kiếm.
Bão Goni “khó lường”: Việt Nam cảnh báo nguy cơ tác động từ bão số 10 - Sputnik Việt Nam
Các đội tiếp tục công tác tìm kiếm.

Trong khi đó, Sư đoàn Phòng không 372 triển khai 4 chuyến bay đưa hàng cứu trợ vào 2 xã Phước Lộc và Phước Thành.

Các cơ quan chức năng đang triển khai giải pháp tìm kiếm trên lòng hồ Sông Tranh. Nhiều khả năng, thi thể các nạn nhân có thể bị vùi lấp trên bãi bồi, lực lượng tìm kiếm cũng đưa máy móc, trang thiết bị đến tìm kiếm ở khu vực này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала