Nhiệm kỳ khó khăn của Thủ tướng: Đầu kỳ Formosa, cuối kỳ corona, thiên tai tanh bành

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem bản đồ chỉ huy cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, Quảng Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem bản đồ chỉ huy cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, Quảng Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Là nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam kế nhiệm nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đầy khó khăn thách thức “đầu kỳ Formosa, cuối kỳ corona, cuối nữa là thiên tai tanh bành”. Nhưng thẳng thắn mà nói Việt Nam đã đạt đầy kỳ tích khiến thế giới cũng phải ngưỡng mộ giai đoạn vừa qua.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bản thân ông đã từng bị phản đối vì không cho khách du lịch vào Việt Nam, nhưng phát triển kinh tế không thể bỏ qua việc bảo vệ sức khỏe người dân. Có niềm tin của nhân dân là có tất cả, phải giữ uy tín, niềm tin với nhân dân để phát triển đất nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu nêu những ưu tiên cấp bách lớn hiện nay của Việt Nam, nhất là yếu tố phát triển bền vững, hạn chế thủy điện nhỏ, chiếm rừng, phá rừng. Lãnh đạo Chính phủ cũng nêu nguyên nhân sạt lở ở miền Trung.

Thủ tướng: Đầu kỳ Formosa, cuối kỳ corona, cuối nữa thì thiên tai tanh bành

Sáng nay ngày 2/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tổ về kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016 -2021. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu hàng loạt vấn đề lớn về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020 này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận. - Sputnik Việt Nam
Từ Formosa đến Corona: Phép thử, sự quyết liệt của Chính phủ và niềm tin dân tộc Việt Nam

Theo như lời nhà lãnh đạo, “đầu kỳ thì Formosa, cuối kỳ corona hoành hành, cuối kỳ nữa thì thiên tai làm tanh bành”. Do đó, Chính phủ hiện đang xem xét hàng loạt ưu tiên cấp bách, giải quyết tình hình hiện nay.

Thủ tướng nhấn mạnh đại dịch Covid-19 thực sự làm cho thế giới điêu đứng, bằng chứng là việc những ngày gần đây châu Âu và nhiều nước châu Á đang phải tái đóng cửa, thực hiện trở lại chế độ giãn cách xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu đang xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có trong lịch sử, người đứng đầu Chính phủ cho rằng Nhà nước đã có những phản ứng kịp thời, đưa ra những đối sách hợp lý.

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam quyết định chưa thể mở cửa trở lại với khách nước ngoài dù nhu cầu phát triển du lịch rất lớn.

“Nếu bình thường, như năm nay, chúng ta đón 21 triệu khách quốc tế, doanh thu trên 60 tỷ USD. Song năm nay, hoàn toàn chúng ta không làm được gì. Tôi bị phản đối vì không cho khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng phải cương quyết làm vì tình hình dịch bệnh hiện nay đáng lo quá”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, phải chấp nhận điều này để bảo vệ sức khỏe con người, chấp nhận tình hình này để kiểm soát tốt dịch bệnh.

“Chúng ta tạo điều kiện cho những khách đầu tư, nhà ngoại giao, quản lý, công nhân lành nghề, nhưng có sự kiểm soát, cách ly, chứ không phải vì kinh tế mà bỏ qua việc đề phòng bảo vệ nhân dân”, Thủ tướng chia sẻ.

Và mặc dù rất coi trọng kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân song Thủ tướng cho biết vẫn phải kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không được phép chủ quan lơ là, kể cả trong năm 2021.

Quy mô nền kinh tế Việt Nam vượt Singapore, cạnh tranh với Thái Lan

Nhờ tinh thần và cách làm sáng tạo, Việt Nam vẫn giữ được sản xuất, là một trong hai nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (cùng Trung Quốc) có tăng trưởng dương trong năm nay. Đặc biệt, trong cộng đồng ASEAN, Việt Nam là nước tăng trưởng dương duy nhất, là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi tốt nhất hiện nay.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam vượt qua đáy, tăng trưởng tín dụng tích cực

Trong khi đó, dù tung ra gói hỗ trợ khổng lồ nhưng kinh tế Thái Lan vẫn âm 8.5%, Việt Nam đã duy trì chính sách tài khoá hợp lý, nhằm tránh lạm phát, qua đó vẫn chống Covid-19 và giữ được đà tăng trưởng cho đất nước.

“Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm ngoái vượt Malaysia, năm nay vượt Singapore về số tuyệt đối. Nếu quyết tâm, đoàn kết, khát vọng của chúng ta mạnh mẽ hơn thì tương lai không xa, Việt Nam có thể cạnh tranh với Philippines và đặc biệt là Thái Lan. Chúng ta phải có khát vọng vươn lên. Toàn dân tộc, toàn đất nước phải phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại tốt chứ không phải để tình trạng quy mô thấp”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhận định đời sống kinh tế của đất nước hiện nay đã được nâng cao rất nhiều.

“Nhiều người mua ô tô dễ như mua cái xe máy, thậm chí bây giờ có những nhà mấy ô tô. Tôi vẫn nhớ cách đây hai mấy năm, tôi đi Thái Lan, thấy nước họ có điện thoại di động mà tôi ước mơ, nhưng bây giờ thì đã khác, mọi thứ phát triển quá nhanh”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng khẳng định, nếu không chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thì với tiềm lực hiện nay, nền kinh tế của của Việt Nam còn tăng trưởng tốt hơn nữa.

Niềm tin của nhân dân là gốc

Tại phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ cũng phân tích lại hai phương án chống dịch của Việt Nam trong hai giai đoạn khác nhau.

“Lần một là giãn cách xã hội trên cả nước, điều quan trọng nhất là chúng ta làm sớm, rất kịp thời và ngăn chặn được. Chúng ta coi chống dịch như chống giặc nên toàn dân, cả hệ thống chính trị vào cuộc. Làm như vậy cũng là cần thiết”, Thủ tướng chia sẻ.

Sau đó 9 ngày, Việt Nam một lần nữa tái bùng dịch ở Đà Nẵng, rồi nhanh chóng lan ra một số tỉnh thành khác.

“Phương thức chống dịch lần này khác lần thứ nhất. Chúng ta thần tốc khoanh lại khu vực có dịch chứ không thực hiện giãn cách xã hội toàn quốc. Nếu ta làm theo phương thức cũ thì chắc chắn kinh tế năm nay âm rồi", Thủ tướng nói.

Thủ tướng chia sẻ, dư luận thế giới đánh giá rất cao cách làm của Việt Nam, tuy nhiên chúng ta không được phép chủ quan bởi New Zealand, dù là ốc đảo, sau 102 ngày vẫn có người mắc Covid-19. Như vậy, có thể thấy dịch có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và Chính phủ luôn sẵn sàng xử lý mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nếu có ổ dịch mới.

Logo RZD - Sputnik Việt Nam
Những dự án đường sắt Nga góp phần tăng tốc phát triển kinh tế Việt Nam

Theo người đứng đầu Chính phủ, nông nghiệp đóng vai trò then chốt của nền kinh tế trong đợt dịch vừa qua. Việt Nam hiện đang là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đặc biệt là năm nay còn xuất khẩu gạo ngon. Trong khi đó, Đồng bằng Sông Cửu Long có một năm được mùa lúa gạo.

Nhiều thông tin kinh tế đáng chú ý khác được Thủ tướng chia sẻ, có thể dẫn ra như đầu tư xã hội chiếm hơn 34% GDP, đây là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế.

Ngoài ra, trong bối cảnh khó khăn, xuất khẩu vẫn duy trì tăng trưởng hơn 2,24%; xuất siêu đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD và dự kiến hết tháng 12 sẽ đạt 20 tỷ USD. Cùng với đó là việc chính sách tiền tệ, tỷ giá được giữ vững.

Đáng lưu ý, đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam mua dự trữ tới 92 tỷ USD ngoại hối, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải có khát vọng tốt hơn, vươn lên chứ không để tình trạng quy mô kinh tế thấp. Được như vậy, nhân dân phải có sự tin tưởng, dồn sức cho phát triển.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, Nhà nước rất quan tâm đến đời sống nhân dân, gắn với phát triển các ngành trọng điểm để thúc đẩy kinh tế.

“Niềm tin có ý nghĩa lớn và quan trọng, có niềm tin là có tất cả. Cố gắng giữ niềm tin với nhân dân, uy tín của cán bộ đảng viên bồi đắp niềm tin để phát triển đất nước. Trong khi các thế lực thù địch tấn công vào niềm tin, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước thì ta cố gắng làm sao dân tin, cán bộ chiến lược phải thể hiện niềm tin, kỷ luật kỷ cương trong Đảng rất nghiêm, đó là gốc của niềm tin”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.
Thủ tướng lý giải về nguyên nhân các vụ sạt lở ở miền Trung

Phát biểu trong buổi làm việc sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chưa bao giờ thiên tai lại dồn dập như vậy ở Việt Nam, gây ra thiệt hại rất lớn về con người và tài sản như năm nay.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp trả lời câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Vì sao miền Trung xảy ra sạt lở đất, lũ quét liên tiếp?

Đánh giá thiên tai, lũ lụt là “vấn đề nóng bỏng”, Thủ tướng cho biết, đích thân ông đã đi được Quảng Bình, Bình Đình, Quãng Ngãi, Quảng Nam, đây là những địa phương trọng điểm của thiệt hại.

“Chưa bao giờ thiên tai dồn dập như thế vào Việt Nam hay gọi là thiên tai lịch sử. Thiên tai gây thiệt hại rất lớn, làm giảm GDP, ảnh hưởng lớn tới nông nghiệp chăn nuôi, gia súc, gia cầm”, Thủ tướng cho biết.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã có các chỉ đạo quyết liệt để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, giúp người dân các tỉnh miền Trung sớm ổn định cuộc sống, hỗ trợ tìm nhà ở, tìm kiếm người mất tích.

Đồng thời, các tỉnh, thành phố đều ra nghị quyết chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện và Chính phủ sẽ có chính sách mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ như hỗ trợ những trường hợp bị nhà sập, đặc biệt là biện pháp chăm sóc có hoàn cảnh khó khăn, tìm người mất tích.

“Hiện nay, 2 tàu với 26 người mà mới tìm được 3 người, còn 23 người ở biển khơi Bình Định đang mất tích. Còn Quảng Nam là thiệt hại nhiều nhất, một số xã ở huyện Trà My, rồi Quảng Trị, Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế)...  Số người chưa tìm thấy còn trên 50 người, rất đau xót cho thân nhân gia đình của họ”, Thủ tướng đau buồn nói.

Theo lãnh đạo Chính phủ, mặc dù các cơ quan chức năng đã có tưởng niệm, nhưng hôm nay cũng đề nghị lãnh đạo Quốc hội cũng có tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh, mất tích trong đợt lũ lụt nghiêm trọng này.

“Chúng tôi sẽ có chương trình báo cáo Quốc hội, ĐBQH, biện pháp khắc phục hậu quả lũ hụt ở miền Trung và đưa ra biện pháp hiệu quả hơn để đề phòng bão số 10. Bão số 10 theo dự báo là rất mạnh, mưa lớn xảy ra ở khu vực ở Tây Nguyên, miền Trung, cần tiếp tục diễn ra đề phòng sạt lở đất”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Lý giải về nguyên nhân dẫn tới tình trạng sạt lở đất vừa qua ở các tỉnh miền Trung, Thủ tướng nêu vấn đề, vì sao sạt lở đất nhiều như thế?

“Tôi xin nói, cái chính là kết cấu địa chất ở khu vực này đất sét là chính mà mưa trên 1.000mm nửa tháng thì nhão. Tôi ở trong miền Nam những năm trước đây cũng gặp mưa như thế, chết người không kém như thế, mà khi đó rừng già còn rất nhiều. Mưa thối đất thì không có kết cấu nào chịu được”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giải thích.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho hay, theo khảo sát hôm qua về thảm thực vật thì còn 80-90%, cho nên có thể kết luận, hạn chế tác động từ bên ngoài do mưa lũ là chính làm thay đổi kết cấu địa chất của khu vực này là chính.

Theo đó, khu vực Trà Leng thì không có thuỷ điện nào, ở Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị nơi 23 chiến sỹ hy sinh thì núi cách nhà của bộ đội 1,6km, chứ không phải trú tại chỗ. Còn ở Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) thì núi sạt lở cách khoảng 200-300m.

Lực lượng cứu hộ nỗ lực băng rừng Phước Lộc để tiếp cận xã Phước Sơn - Sputnik Việt Nam
Vụ sạt lở tại Phước Sơn: Khẩn trương gùi hàng tiếp ứng cho người dân

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng kể, cách đây 7-8 năm khi còn làm Phó Thủ tướng, khi đó ở Lào Cai có mưa lớn, ông và đoàn công tác đi máy bay lên thấy có những tảng đá to như mái nhà cũng bị trôi hết.

“Điều đó cho thấy tác hại của thiện nhiên rất lớn. Chúng ta đánh giá toàn diện hơn để có biện pháp hạn chế tối đa tác động của con người, đó là tăng trưởng xanh tốt hơn, hạn chế thuỷ điện tốt hơn nữa để không lấy rừng, đất rừng. Cũng như tôi đã nói rất nhiều lần là Tây nguyên không thể thành sa mạc mà phải là rừng xanh bạt ngàn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam là nước phủ xanh đồi che phủ lớn với trên 43%, còn Trung Quốc có 28%. Đó là sự cố gắng, nhất là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên tới đây, dọc miền Trung phải làm tốt hơn, đó cũng là biện pháp..

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu phải xem xét vấn đề thuỷ điện nhỏ, để tiếp tục hạn chế việc phá rừng. Chính vì thế những dự án công trình nào lấy đất rừng thì phải trình ra Quốc hội. Hôm nay, Chính phủ trình ra Quốc hội 2 công trình hồ chứa nước ở Ninh Thuận và ở Nghệ An.

Đường vào Thủy điện Rào Trăng 3 đều được các lực lượng công an chốt chặn kiểm ra để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. - Sputnik Việt Nam
Vụ sạt lở tại Rào Trăng 3: Triển khai lại công tác tìm kiếm các nạn nhân

“Điều đó chứng minh rằng, công trình đó lấy một ít đất rừng nhưng có tác dụng rất lớn về vấn đề giải quyết đời sống, nước sinh hoạt ở khu vực đó. Dự án chứng minh được thì Quốc hội mới thông qua. Còn những công trình thuỷ điện nhỏ tôi đồng ý với các ĐBQH phải rất hạn chế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Đáng chú ý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý về việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, phát triển phải gắn với năng lượng tái tạo, tính bền vững và hiệu quả trong chiến lược lâu dài.

Thủ tướng nói, phát triển con người gắn với văn hóa, môi trường là vấn đề lớn của đất nước, nên sắp tới đây sẽ trình Quốc hội vấn đề môi trường để khắc phục các bất cập trong phát triển.

“Người dân không chỉ hưởng vật chất mà tinh thần, môi trường sống rất quan trọng”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc kết luận.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала