RCEP sắp được ký, Việt Nam và ASEAN lợi nhiều

© AP Photo / Bullit MarquezASEAN
ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đối với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP sẽ hỗ trợ thương mại và đầu tư mở, toàn diện. RCEP giúp củng cố, duy trì kết nối với chuỗi cung ứng sản xuất trong khu vực, nhất là tăng cường phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng Covid-19.

RCEP là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới, được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp các nước thuộc cộng đồng ASEAN, trong đó có Việt Nam. Các nước hiện vẫn đang trông chờ Ấn Độ quay lại ký kết RCEP ngay trong tháng 11 này.

RCEP chờ Ấn Độ

Sáng 9/11 đã diễn ra Hội nghị Ủy ban đàm phán thương mại Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nội bộ ASEAN. Trên thực tế, đây là hội nghị trù bị nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra từ ngày 12 - 15/11 tới.

Quang cảnh hội nghị tại đầu cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ASEAN kêu gọi Ấn Độ trở lại RCEP: Tăng hợp tác các đối tác lớn

Trước đó, vào trung tuần tháng 10/2020, các bộ trưởng của 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã kêu gọi Ấn Độ quay trở lại đàm phán thỏa thuận thương mại tự do này.

Tại Hội nghị các nước dự kiến thảo luận bước tiến trong những vấn đề còn tồn đọng, kết thúc quá trình rà soát pháp lý lời văn chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định RCEP tại Hội nghị cấp cao lần thứ 37 theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Các nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực trước đó khẳng định mục tiêu sẽ hoàn thành việc ký kết RCEP trong năm nay, nhằm thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương, tự do hóa thương mại và đầu tư và cũng là đóng góp quan trọng cho quá trình phục hồi sau dịch bệnh tại khu vực.

Trước thềm hội nghị, nhiều quốc gia thành viên ASEAN như Thái Lan, Indonesia cũng đều bày tỏ hy vọng sẽ thực hiện được kế hoạch đã đề ra.

Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương đại diện cho quốc gia tham gia đàm phán RCEP sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh RCEP lần thứ 4 vào ngày 15/11 theo hình thức trực tuyến. Hội nghị nhằm thảo luận việc đạt được hiệp định vào cuối năm nay. Đây cũng đồng thời là hiệp định đầu tiên bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

RCEP mở ra cơ hội cho cả Việt Nam lẫn ASEAN

Việc gia nhập ASEAN vẫn luôn được xem là một trong những bước đi đầu tiên đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trải qua chặng đường sau 25 năm gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, Việt Nam đã đi lên từ một nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập đầu người chỉ chưa đến 300 USD năm 1995, tiến đến gia nhập nhóm nước đang phát triển với mức thu nhập 3.000 USD/người.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 10.  - Sputnik Việt Nam
RCEP: Nỗ lực của Việt Nam và sự rút lui đậm tính chính trị của Ấn Độ

Sắp tới đây, vào ngày 15/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (từ ngày 9 - 15/11) tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến sẽ được ký kết. Đây được kỳ vọng là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới, qua đó mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Nhiều chuyên gia đánh giá, ASEAN là thị trường không quá khó tính như các nước phát triển khác tại Hoa Kỳ, EU hay Đông Bắc Á. Các nước ASEAN có thể nhập khẩu đa dạng các nhóm mặt hàng, điều này phù hợp với sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hơn nữa, với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào hoạt động từ tháng 8 mới đây, Việt Nam đã trở thành cửa ngõ kết nối để Liên minh châu Âu (EU) với ASEAN.

Nói riếng về lĩnh vực thương mại, Việt Nam và các nước ASEAN đã thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2010 và cho tiến hành cắt giảm thuế quan. Cam kết cắt giảm trong ATIGA là cao nhất và nhanh nhất sao với những hiệp định khác. Lộ trình cắt giảm đã được Việt Nam hoàn thành vào năm 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong toàn khu vực ASEAN đạt hơn 98,6%.

ASEAN từ xưa đến nay luôn được đánh giá là thị trường đặc biệt quan trọng của Việt Nam với quy mô dân số khoảng 650 triệu người, tổng GDP khoảng hơn 3.111 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 4,7%/năm. ASEAN còn là thị trường đầu tiên cho các sản phẩm của Việt Nam thử sức cạnh tranh trước khi bước ra thị trường thế giới.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Narendra Modi có lý do nào đủ thuyết phục để rút Ấn Độ khỏi thỏa thuận RCEP?

Mặc dù vậy, ASEAN mới chỉ được xem là thị trường “cơ hội”, “tiềm năng” đối với Việt Nam khi mà đại đa số các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa khai thác tốt để gia tăng lượng hàng xuất khẩu.

Qua dự liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam thu thập được, có thể thấy trong quan hệ thương mại với ASEAN, Việt Nam luôn nhập siêu với kim ngạch nhập khẩu chiếm 55% tổng kim ngạch thương mại. Tuy nhiên, nhờ có việc tăng trưởng bình quân xuất khẩu luôn cao hơn tăng trưởng bình quân nhập khẩu (khoảng 3 - 5%) mà thâm hụt thương mại vẫn trong mức kiểm soát được, từ đó tiến tới cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tương lai gần.

Trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN lên đến gần 25 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2018 và 30% so với năm 2016.

Tháng 10/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN đã đạt 18,9 tỷ USD, giảm 11,4% và nhập khẩu từ thị trường ASEAN đạt 24,4 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong số đó, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm dệt may là các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường ASEAN. Về phần nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị, xăng dầu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…

Trong những năm gần đây, thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam gọi tên Thái Lan và Indonesia, thậm chí vượt qua các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, ASEAN cũng là nơi có nhiều đối tác thương mại “tỷ đô” với Việt Nam, trong đó có thể kể đến các nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia.

Theo giới chuyên gia, thị trường ASEAN là đối tác thương mại công nghiệp quan trọng lớn thứ 4 của Việt Nam, đứng sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng khai thác nội khối để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Kỳ vọng gì ở RCEP?

Trao đổi về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) Lương Hoàng Thái cho biết, vì một số nước trong ASEAN có cấu trúc khá tương đồng nên Việt Nam cần sẵn sàng đón nhận và tích cực tham gia vào quá trình dịch chuyển vốn nội khối ở những nhóm ngành hàng này, cũng như cần chủ động hợp tác với các nước ASEAN xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế ra thị trường thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 3 - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ từ chối ký RCEP: Việt Nam sẽ phải gánh vác sứ mệnh khó khăn

Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần lưu ý đến chính sách thương mại cũng như đổi mới công nghệ, đồng thời đầu tư nhiều hơn nữa trong mảng thương mại dịch vụ nhằm góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Năm nay, RCEP sẽ được tổ chức trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 với các cuộc họp liên quan diễn ra từ 12-15/11.

RCEP được kỳ vọng là hiệp định thương mại tự do lớn nhất ở châu Á, giúp giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời đặt ra các quy tắc về truyền dữ liệu.

Với việc ký kết hiệp định, xuất khẩu của các doanh nghiệp ở các nước thành viên sẽ được thúc đẩy, đặc biệt là với những nước có quan hệ thương mại lớn và là những đối tác thương mại lớn của nhau.

Về phần mình, Phó Vụ Thị trường châu Á - châu Phi Nguyễn Phúc Nam lưu ý các doanh nghiệp cần đảm bảo quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa Việt Nam.

Lấy ví dụ, một mặt hàng được xem là có xuất xứ ASEAN khi xuất xứ của nó thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong hiệp định tại phụ lục 3 - Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.

Theo ông Nam, đây là thời điểm các doanh nghiệp cần cập nhật và nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản, chú trọng tới bao bì, mẫu mã, quy cách đóng gói.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc hy vọng RCEP sẽ được ký kết và có hiệu lực sớm

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu và tự giải quyết những vấn đề phát sinh. Trong trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ, nên kịp thời thông báo tới cơ quan chức năng và cơ quan thương vụ Việt Nam tại thị trường.

Bên cạnh đó, các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần liên tục cập nhật các xu hướng tiêu dùng, cũng như tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tìm kiếm hợp tác với các nhà phân phối uy tín bản địa để có thể đưa hàng Việt Nam thâm nhập dễ dàng hơn.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, trong cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam có nhiệm vụ là nước dẫn dắt và hợp tác với các đối tác để cùng phục hồi, thúc đẩy kinh tế toàn khu vực phát triển, trong đó có việc đưa ra Tuyên bố chung nhằm tăng cường hợp tác và hạn chế tác động của dịch Covid-19 giữa các nước ASEAN và các nước đối tác trong khu vực.

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNBộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
RCEP sắp được ký, Việt Nam và ASEAN lợi nhiều - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Ông Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy điều chỉnh các chương trình hợp tác trong ASEAN một cách phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là thông qua việc đánh giá giữa kỳ quá trình thực hiện Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025.

“Đối với Việt Nam, Hiệp định RCEP khi được ký kết và đưa vào thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.
RCEP giúp thêm giải pháp phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Được khởi động từ tháng 11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia), RCEP gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác lớn mà ASEAN đã ký kết hiệp định thương mại tự do gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và New Zealand. Trong cuộc đàm phán vào đầu tháng 11 năm ngoái, Ấn Độ đã rút khỏi hiệp định bởi cho rằng còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại lễ công bố.  - Sputnik Việt Nam
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần 8

Khi Hiệp định RCEP được ký kết sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu.

Phát biểu về việc Hiệp định RCEP sắp được ký kết, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp của Ban Thư ký quốc gia về ASEAN 2020 cho rằng, các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ có thêm không gian phát triển mới, góp phần giúp phục hồi kinh tế hậu đại dịch do coronavirus gây ra.

“Ký được RCEP sẽ tạo ra một không gian phát triển mới cho các nước thành viên ASEAN để có thể phục hồi hậu dịch Covid-19”, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала