Để Công nghệ Hàng không – Vũ trụ Việt Nam vươn tầm thế giới

© Ảnh : Anh Tuấn – TTXVNPGS.TS Phạm Ngọc Lãng, Phó Chủ tịch Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam phát biểu.
PGS.TS Phạm Ngọc Lãng, Phó Chủ tịch Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngành Hàng không – Vũ trụ Việt Nam đang nỗ lực, kỳ vọng vươn tầm quốc tế. Theo PGS.TS Phạm Ngọc Lãng, VASA hiện đã có quan hệ bước đầu với NASA Mỹ, JAXA của Nhật Bản, Roscosmos của Liên bang Nga, IAI của Israel. Tới đây cũng sẽ hợp tác với Trung Quốc, Ấn Độ và Thụy Điển, khối ASEAN và Hàn Quốc.

Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam (VASA) cùng với mục đích chiến lược vũ trụ quốc gia còn đặt mục tiêu khai thác hiệu quả tài nguyên bầu trời quý giá tại Việt Nam, phục vụ cho đời sống nhân dân, sử dụng phương tiện bay đơn giản để phun thuốc trừ sâu, bay bảo vệ rừng, bay phát hiện ngư trường tiềm năng giúp ngư dân đánh cá, bay cảnh báo thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ.

Công nghệ Hàng không - Vũ trụ Việt Nam và kỳ vọng vươn tầm quốc tế

Ngành Hàng không – Vũ trụ là lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh – quốc phòng, liên quan đến các hoạt động trên bầu trời và trong khoảng không vũ trụ.

Trạm vũ trụ quốc tế trong không gian - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác khai thác không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình?

Tân Chủ tịch Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam (VASA) nhiệm kỳ 2020 – 2025 Phạm Ngọc Lãng, Thiếu tướng, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chia sẻ về sự quan trọng trong việc phát triển công nghệ trong lĩnh vực này.

Mới đây, Đại hội của VASA đã nhất trí thông qua 6 nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt đáng chú ý trong số đó là “Đổi mới phương pháp tập hợp lực lượng trí thức Ngành Khoa học Hàng không - Vũ trụ Việt Nam”.

PGS.TS Phạm Ngọc Lãng cho biết, hiện nay Việt Nam đang có một lực lượng hùng hậu các kỹ thuật viên, chuyên gia và nhà khoa học được đào tạo bài bản trong lĩnh vực này.

Theo vị chuyên gia chia sẻ trên Thanh Niên, hiện nay, dù chưa nắm được con số chính xác nhưng từ khoảng năm 2000 trở lại đây, số sinh viên Việt Nam du học tại các nước phát triển lên tới vài trăm ngàn người, với nhiều chuyên ngành quan trọng liên quan đến Hàng không - Vũ trụ như kỹ thuật hàng không, khoa học không gian, điện tử viễn thông, tự động hóa, thiên văn, vật lý, toán học…

Mục tiêu của VASA là “tập hợp lực lượng trí thức Ngành Khoa học Hàng không - Vũ trụ Việt Nam”, bao gồm các thầy cô, sinh viên đam mê Ngành Khoa học Hàng không - Vũ trụ để xây dựng các chính sách hỗ trợ sinh viên, giúp hiểu rõ lợi ích từ ngành học cũng như khuyến khích sinh viên trở thành hội viên của VASA.

“Hiệp hội sẽ tiến hành công tác này với nhiều trường đại học trên khắp đất nước, xem đây là việc cần làm ngay của Hội”, PGS.TS Phạm Ngọc Lãng cho biết.

Đây cũng là cách làm của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Được biết, hiện có hơn 400 nhà khoa học gốc Việt đang làm việc tại đây.

Việt Nam hợp tác với Nga và nhiều tổ chức Hàng không - Vũ trụ quốc tế

Theo chia sẻ của PGS.TS Phạm Ngọc Lãng, VASA đã có quan hệ bước đầu với NASA, JAXA của Nhật Bản, Roscosmos của Liên bang Nga, IAI của Israel. Sắp tới, hiệp hội sẽ mở rộng hợp tác với các tổ chức Hàng không - Vũ trụ lớn tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thụy Điển, đồng thời hợp tác với các tổ chức Hàng không - Vũ trụ trong khối Asian và Hàn Quốc để tăng cường giao lưu học hỏi và hợp tác vì sự phát triển chung.

“Một việc nữa được đại hội VASA thông qua là nguyên tắc nghiên cứu thành lập mô hình “Tập đoàn Hàng không - Vũ trụ Việt Nam” (VASA Group) theo loại hình doanh nghiệp 100% phi lợi nhuận”, ông Lãng nhấn mạnh.

Dự kiến, VASA Group sẽ tổ chức thi tuyển tổng giám đốc và các giám đốc chức năng, hội đồng quản trị không nhận lương, không nhận thù lao.

Đài thiên văn Nha Trang. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ vũ trụ

VASA Group sẽ đặt mục tiêu khai thác hiệu quả tài nguyên bầu trời quý giá tại Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản như phục vụ cho đời sống nhân dân, sử dụng phương tiện bay đơn giản để phun thuốc trừ sâu, bay bảo vệ rừng, bay phát hiện ngư trường tiềm năng giúp ngư dân đánh cá, bay cảnh báo thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ,…

Bên cạnh đó, mục đích chiến lược vũ trụ quốc gia cũng là nhiệm vụ rất đáng để đầu tư và chia sẻ.

PGS.TS Phạm Ngọc Lãng nhận định, do có đặc thù khác với các hình thức kinh doanh khác nhưng VASA Group kỳ vọn sẽ tạo ra những khoản lợi nhuận đủ để có thể cấp kinh phí cho các tài năng trẻ Việt Nam, cũng như các nhà khoa học Việt Nam thực hiện đề tài khoa học thiết thực trong lĩnh vực Hàng không - Vũ trụ, qua đó góp phần phục vụ vào sự phát triển đất nước.

VASA Goup sẽ hoạt động như thế nào?

PGS.TS Phạm Ngọc Lãng hy vọng rằng, những người Việt Nam có đam mê hoặc tinh thần tình nguyện sẽ đóng góp một phần vốn để hỗ trợ xây dựng VASA Group, dù biết rằng, hiệu quả có thể không cao hoặc thậm chí có thể có phần rủi ro cho một doanh nghiệp được định nghĩa là phi lợi nhuận như VASA Group.

“VASA Group sẽ mang tôn chỉ “Tổ quốc - Nhân dân - Hội viên”. Lợi nhuận cuối cùng sẽ chỉ dùng cho mục đích này”, chuyên gia cho biết.

 Tập đoàn sẽ thực hiện nghiêm tính minh bạch và áp dụng nghiêm ngặt công tác giám sát xã hội để đảm bảo sự liêm chính. PGS.TS Ngọc Lãng cũng nhấn mạnh, do là tổ chức phi chính phủ nên VASA mong muốn sẽ có các tổ chức quốc tế tài trợ cho đề tài nghiên cứu có ích cho cả cộng đồng quốc tế, ví dụ như các chương trình khoa học không gian hạn chế - chống lại biến đổi khí hậu chẳng hạn.

sân bay vũ trụ Vostochnyi của Nga - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hợp tác với Nga trong lĩnh vực không gian vũ trụ

Theo ông Lãng, các vị trí tổng giám đốc, các giám đốc chức năng và người lao động tại VASA Group vẫn sẽ nhận lương xứng đáng với năng lực của họ. Ban thường vụ, Ban chấp hành của VASA sẽ đoàn kết, định hướng tầm nhìn của Hội theo phương hướng này.

Trước đó, ngày 7/11, Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã bầu PGS.TS Phạm Ngọc Lãng làm Chủ tịch Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam nhiệm kỳ mới.

Căn cứ theo báo cáo tổng kết hoạt động của Hội nhiệm kỳ 2016-2020 vừa qua cho thấy, trong nhiệm kỳ này, Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động bao gồm như vận động, tập hợp trí thức, duy trì, phát triển tổ chức Hội.

VASA đồng thời cũng làm tốt công tác thông tin, phổ biến kiến thức, công tác phản biện, giám định xã hội. Đặc biệt Hội đã đạt được kết quả đáng kể trong lĩnh vực: hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Vệ tinh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về công nghệ vũ trụ?

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam định hướng tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động, đưa các hoạt động đi vào chiều sâu, thiết thực, có hiệu quả, triển khai có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của tình hình thực tiễn.

VASA cũng sẽ tập hợp, quy tụ, tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho các hội viên tập thể và cá nhân phát huy tiềm năng, năng lực đóng góp cho sự phát triển của ngành hàng không - vũ trụ bằng các hoạt động và sản phẩm cụ thể.

Cùng với đó, VASA tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế tranh thủ, tiếp nhận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, ưu tiên, thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng hàng không - vũ trụ, đặc biệt đối với các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, lĩnh vực an ninh- quốc phòng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала