Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “hứa” gì với nhân dân khi đăng đàn Quốc hội?

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn Quốc Hội, trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về loạt vấn đề nóng của đất nước. Thủ tướng thẳng thắn, nguy cơ lớn nhất không phải là tụt hậu về kinh tế mà là thiếu ý chí vươn lên, thiếu quyết tâm hành động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên tiếng về văn hóa từ chức, cơ chế sử dụng nhân tài cho đất nước, cải cách hành chính doanh nghiệp, cân đối ngân sách đảm bảo kinh tế vĩ mô, chính sách phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, các đại dự án của Việt Nam như sân bay Long Thành, đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Hơn 1200 tỷ USD GDP trong 5 năm

Tiếp tục phiên chất vấn trực tiếp ở nghị trường Quốc hội, trong phiên làm việc sáng nay 10/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về hàng loạt vấn đề hệ trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

 Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Dự báo IMF: GDP Việt Nam năm 2020 vượt Singapore và Thái Lan

Phát biểu tại hội trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn các đại biểu dành thời gian chất vấn và các lãnh đạo Chính phủ đã tham gia trả lời chất vấn về nhiều vấn đề quan trọng, được dư luận quan tâm. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xin nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước.

Thủ tướng cũng cam kết, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo sớm khắc phục những vấn đề còn hạn chế, bất cập, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2020, 5 năm 2016-2020 và tạo nền tảng vững chắc thực hiện thành công kế hoạch năm 2021, kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và chiến lược phát triển KTXH 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Trong bài phát biểu tại Quốc hội, báo cáo một số vấn đề trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thống kê lại một số kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh, không chỉ riêng trong năm 2020 này mà ngay từ lúc bắt đầu nhiệm kỳ đã đối diện với những thử thách lớn chưa từng thấy.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “hứa” gì với nhân dân khi đăng đàn Quốc hội? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội

Người đứng đầu Chính phủ dẫn chứng ra đợt hạn hán kỷ lục trong gần 100 năm ở Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, sự cố môi trường Formosa, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống ở Tây Bắc, bão lũ, ngập lụt ở Miền Trung vừa qua.

“Tuy nhiên, bằng quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, chúng ta đã cùng nhau tạo ra hơn 1200 tỷ USD GDP trong gần 5 năm, trên một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định”, Thủ tướng Việt Nam cho biết.

Lãnh đạo Chính phủ dẫn lại đánh giá của tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tăng trưởng thần kỳ, GDP tăng hơn 300% nhờ WTO và FTA

Thủ tướng nêu rõ, dưới tác động của đại dịch Covid-19, trong khi hầu hết các nền kinh tế rơi vào suy thoái, với việc chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt “mục tiêu kép”, Việt Nam vẫn kiên cường duy trì tăng trưởng dương ở mức khá.

Nhiều địa phương đã vươn lên trở thành những động lực kinh tế quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước, có địa phương đã đạt mức tăng trưởng GDP kỷ lục trong hàng thập niên, kể cả trong bối cảnh đại dịch Covid 19.

“Trong khó khăn, bài học từ “câu chuyện bó đũa”, từ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã cho thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tinh thần đó một lần nữa đã được khẳng định trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt năm 2020 khi Việt Nam đối diện, kiểm soát và đẩy lùi đại dịch Covid-19, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”, Thủ tướng nói.

Lãnh đạo Chính phủ bày tỏ, với những thành tựu đạt được trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng có tiếng nói, trách nhiệm lớn hơn trong những vấn đề khu vực và toàn cầu.

Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách và các cam kết tại các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế như vai trò chủ nhà APEC 2017, Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viên các quốc gia Đông Nam Á (AIPA 41), Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tổ chức tốt Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều cùng nhiều sự kiện tầm cỡ quốc tế đáng chú ý.

“Những kết quả này là thành tựu chung của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Niềm tin về một Việt Nam độc lập, khát vọng, tự cường

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thế hệ trẻ Việt Nam đang cho thấy nguồn năng lượng cực lớn, sở hữu tinh thần khởi nghiệp mãnh liệt, cùng với rất nhiều ý tưởng táo bạo và sự sáng tạo độc đáo. Chính vì lẽ đó, Nhà nước, Chính phủ cần tạo điều kiện, trang bị kỹ năng cần thiết cho thanh niên, tạo nhiều việc làm mới, cũng như có cơ chế để thu hút nhân tài xây dựng và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem bản đồ chỉ huy cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, Quảng Nam - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, trong 6 năm qua đã có 28 triệu việc làm mới. Kinh tế có những bước phát triển đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đến gần 145%, tương đương 9.000 USD tính theo ngang bằng sức mua. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,8% xuống dưới 3%.

Tuy nhiên, vẫn cần nỗ lực hơn nữa để giảm nghèo bền vững, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Sắp tới, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp sẽ tiếp tục được Chính phủ quan tâm lưu ý.

Ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội về mức lương quá thấp của gần 1 triệu người nghỉ hưu trước 1993, Thủ tướng giao Bộ LDTBXH trình Thủ tướng phương án bảo đảm nguồn lực, tài chính để thực hiện.

Thủ tướng cho rằng, Việt Nam đã thật sự tận dụng tốt cơ hội, khơi dậy trong nhân dân niềm tin về một Việt Nam độc lập, khát vọng, tự cường, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước.

Nguy cơ lớn nhất không phải là tụt hậu về kinh tế mà là thiếu ý chí vươn lên

Với việc đề ra mục tiêu kép để ứng phó với Covid-19, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế duy trì tăng trưởng dương. Mặc dù vậy, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều nước châu Âu phải một lần nữa thực hiện lệnh phong tỏa, do đó tuyệt đối không được chủ quan lơ là, đề cao ý thức cộng đồng, nâng cao năng lực cách ly, điều trị, sản xuất sinh phẩm, vaccine…, phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua Việt Nam cũng gánh chịu nhiều mất mát do thiên tai mang lại. Liên tiếp bão chồng bão, lũ chồng lũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống hàng triệu người dân ở miền Trung.

Hiện bão số 12 đang đổ bộ vào Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Đông đảo người dân đã hết sức cảm động, cảm phục về những cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, lực lượng quân đội, công an, các lực lượng phòng chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn… thực hiện kiên quyết phương châm 4 tại chỗ về phòng chống lụt bão.

Đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an không quản ngại gian khổ, hy sinh quên mình để giúp đỡ nhân dân vượt qua bão lũ. Sự thắm thiết của tình đồng chí đồng báo đã thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta, của truyền thống dân tộc.

Các bộ ngành, địa phương đang nỗ lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau bão lũ, sửa chữa nhà ở, các công trình để nhanh chóng khôi phục đời sống, phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội. Chính phủ nhìn nhận nghiêm túc nguyên nhân chủ quan, khách quan trong những sự cố thiên tai thời gian qua, đồng thời sẽ tập trung các giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế của hồ thủy lợi-thủy điện nhỏ.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ thúc đẩy công tác trồng rừng, xử lý nghiêm các vụ phá rừng, trang bị thêm các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, tăng cường năng lực dự báo, ban hành chiến lược ứng phó thiên tai.

“Nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã tập trung xây dựng Nhà nước liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Sắp tới, phương hướng là sẽ tiếp tục tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư kinh doanh làm ăn”, Thủ tướng thừa nhận.

Trong 5 năm qua, với những cải cách mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện cho kinh doanh, đã có 350 nghìn doanh nghiệp thành lập, chiếm hơn một nửa tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Mỗi năm, cả nước có thêm hàng triệu việc làm mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Thanh Nghị

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ông ghi nhận ý kiến của các đại biểu về những bất cập trong cơ chế chính sách, đây là một trong những nội dung trọng tâm cần lưu ý. Theo Thủ tướng, mức tăng trưởng đề ra cho năm 2021 còn khiêm tốn, tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp, kinh tế toàn cầu bị đe dọa. Điều quan trọng là chúng ta luôn phải giữ được sự chủ động chiến lược.

“Nguy cơ lớn nhất không phải là tụt hậu về kinh tế mà là thiếu ý chí vươn lên, thiếu quyết tâm hành động. Phải tiếp tục duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển nhanh, bền vững nhưng ổn định”, Thủ tướng nói.

Nhắc đến những thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ gây ra, trong đó có những nạn nhân là những cháu nhỏ chưa kịp học xong bài học trên lớp, Thủ tướng bày tỏ trăn trở vì vẫn còn những trẻ em phải đu dây vượt sông tới trường, chèo thuyền đi học...

"Chính phủ và tất cả chúng ta phải nỗ lực rất nhiều, bằng cả trái tim và khối óc", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi.

Việt Nam đang tăng cường cải cách hành chính

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các ngành chú trọng hơn nữa đến công tác xây dựng chính sách, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không chấp nhận có tiền mà không tiêu được, cứ chịu nghèo mãi

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu lực công tác, thực thi hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, bảo vệ quyền tài sản, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự, từ đó tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư, doanh nghiệp làm ăn kinh doanh.

Cơ chế tiền lương, cũng như công tác đánh giá, đề bạt cán bộ phù hợp được quan tâm. 

Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ ghi nhận tiếp thu ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu về những bất cập, chồng chéo, thậm chí sửa đổi trong các cơ chế, chính sách, pháp luật. 

Theo ông, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là ưu tiên đột phá chiến lược trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ưu tiên chỉ đạo khâu thực thi pháp luật và hy vọng nhận được sự đồng hành, chia sẻ của các vị đại biểu Quốc hội trong việc nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, cũng như sự vào cuộc đồng bộ hơn nữa của các cơ quan tư pháp. 

Nhờ những cải cách mạnh mẽ, trong 4 năm qua, tổng số vốn đăng ký mới và tăng vốn đạt gần 10 triệu tỷ đồng. Đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm doanh nghiệp có quy mô tài sản từ hơn trăm triệu, đến hàng tỷ đô la, trong đó nhiều tập đoàn.

Phấn đấu Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong gần 5 năm qua, đã có trên 6 nhà máy chế biến hiện đại được xây dựng và đi vào hoạt động. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về triển khai Dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việc phát triển hệ thống đường sắt là rất cần thiết

Nhiều tập đoàn hàng đầu Việt Nam cũng tích cực tham gia và mảng nông nghiệp, hứa hẹn đem lại những đột phá lớn về chuỗi cung ứng, về nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất lớn, quy mô công nghiệp có sức cạnh tranh khu vực và toàn cầu.

Ngày 19/12 sắp tới, Bình Phước sẽ khánh thành nhà máy chế biến thịt gà với số vốn đầu tư 160 triệu USD. Đây là nhà máy có công suất lớn nhất thế giới với 100 triệu con/năm.

Thời điểm đầu năm 2016, thị trường chứng khoán chỉ đạt 500 điểm. Tuy nhiên, đến tháng 4/2019, thị trường chứng khoán Việt Nam đã lập kỷ lúc khi đạt tới 1.218 điểm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái nền kinh tế toàn cầu, chỉ số VNindex vẫn duy trì ở mức dao động quanh 950 điểm. Quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán đạt trên 100% GDP. Trong đó, chỉ riêng thị trường cổ phiếu xấp xỉ 70% GDP, giúp bổ sung thêm khoảng 115 tỷ đô la vào tài sản quốc gia so với cách đây 4 năm. 

“Mỗi năm, chúng ta chứng kiến hàng triệu tỷ đồng vốn đầu tư đang đổ vào, hàng triệu việc làm đã được tạo ra trên khắp cả nước. Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nhất quán, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp, dưới 4 % và bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công tạo dựng những năm qua”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luu ý.

Đồng thời, Thủ tướng cũng cho biết về việc xác định mục tiêu tăng trưởng 2021 khoảng 6% mà đại biểu Quốc hội đã nêu.

Theo ông, mức tăng trưởng này còn khiêm tốn so với tiềm năng của đất nước, nhất là xuất phát từ mức thấp của năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mặc dù vậy, diễn biến phức tạp của dịch trên thế giới có thể ảnh hưởng tiêu cực và tích cực tới triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo việc ứng phó với cơn bão Molave.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lập sở chỉ huy tiền phương ứng phó bão số 9 tại Đà Nẵng

"Như tôi đã từng nói, thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay không phải là thoát bẫy thu nhập trung bình. Nguy cơ lớn nhất của chúng ta không phải là tụt hậu về kinh tế, mà thách thức lớn nhất của chúng ta chính là thiếu ý chí vươn lên và nguy cơ lớn nhất là thiếu quyết tâm hành động", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo mục tiêu mà Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đề ra, đến năm 2030, tức nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình ở mức cao. Đến năm 2045, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước, phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

“Chúng ta tin rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được mô hình phát triển thịnh vượng toàn diện, bao trùm. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nơi mà mọi người dân, mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước”, lãnh đạo Chính phủ bày tỏ.

Theo Thủ tướng, trong nhiệm kỳ này, Việt Nam đã cắt giảm thuế và chi phí hành chính, đồng thời xóa bỏ các trở ngại về mặt chính sách và môi trường kinh doanh để khuyến khích tinh thần doanh nhân, thúc đẩy khởi nghiệp và sáng tạo, tham gia nhiều Hiệp định FTA để mở rộng không gian phát triển mới cho nền kinh tế, nhất là hai Hiệp định FTA thế hệ mới CPTPP và EVFTA, từ đó làm đa dạng hóa thị trường, tham gia tích cực hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Việt Nam quyết tâm kiên trì một số biện pháp, chính sách quan trọng nhằm củng cố hơn nữa niềm tin và sự lạc quan của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Về các đại dự án, phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, hạn chế hội họp, đi nước ngoài

Trả lời chất vấn về băn khoăn của đại biểu Quốc hội khi hụt thu ngân sách nhưng vẫn phải đảm bảo các cân đối lớn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc tăng cường, đẩy mạnh sản xuât kinh doanh để đạt tăng trưởng và cả hệ thống phải nỗ lực. Trong bối cảnh đại dịch có nhiều tỉnh gặp khó khăn, nhưng cũng địa phương như Quảng Ninh tăng thu vượt dự toán.

sông Cửu Long  - Sputnik Việt Nam
Thúc đẩy phát triển du lịch trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Bên cạnh đó, cần tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA để giải quyết việc làm, đảm bảo hạ tầng, nhất là các công trình đã báo cáo Quốc hội. Thủ tướng cho biết, Bộ GTVT cam kết khởi công hạng mục sân bay Long Thành, đưa đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào hoạt động sau nhiều năm chậm trễ... Cùng với đó là tăng cường quản lý thuế, chống chuyển giá, trốn thuế.

Theo Thủ tướng, một vấn đề nữa mà các ý kiến chưa đề cập là thực sự tiết kiệm chi ngân sách cho những việc không thực sự cần thiết, như chi họp hành, đi nước ngoài trong lúc đất nước khó khăn.

“Các cấp các ngành phải bám sát dự toán, đảm bảo bội chi ngân sách không quá 4%”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết, khi cần tiết sẽ báo cáo Quốc hội nới lỏng chính sách tài khoá phù hợp, giữ ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn trên tinh thần “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.

Ngoài ra, còn một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm đặt ra là phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long trước thách thức của biến đổi khí hậu cực đoan. Thủ tướng Chính phủ cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ đã bàn với các tỉnh trong khu vực và ban hành Nghị quyết 120 và đến nay đã có sơ kết và tổng kết.

Ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu khai mạc Ngày hội - Sputnik Việt Nam
Liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

“Tinh thần chỉ đạo là “thuận thiên” nhưng kết hợp tái cơ cấu mạnh mẽ”, Thủ tướng nhấn mạnh và thực tế qua việc thay đổi mùa vụ đã cho thấy hiệu quả. Đơn cử năm 2015-2016 xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề nhưng năm 2019 nhờ cấy sớm, cơ cấu thay đổi mùa vụ đã giúp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hạn mặn.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định phải đặc biệt quan tâm bố trí nguồn lực và có nhiều giải pháp tăng cường giao thông nội vùng và liên vùng. Tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội bố trí bổ sung hơn 1 tỷ USD cho khu vực, đồng thời trong kế hoạch trung hạn bố trí nguồn lực cho hàng chục dự án giao thông.

“Chúng ta cố gắng giữ ĐBSCL ít bị tác động nhất bởi biến đổi khí hậu cực đoan, để là vùng tiếp tục đóng góp cho đất nước”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng nói gì về văn hoá từ chức?

Đáp lại chất vấn của nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khắp (Gia Lai) liên quan đến văn hóa từ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc từ chức đã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác thì được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL

Quyết định 1847 của Thủ tướng nêu cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo chủ động xin thôi giữ chức vụ khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.

“Để có văn hóa từ chức thì mỗi cán bộ, công chức cần phát huy vai trò, trách nhiệm và tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, Đảng và Nhà nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chúng ta có trách nhiệm làm cho Việt Nam trở nên hùng cường, biến những ước mơ, khát vọng trở thành hiện thực.

“Chúng ta không còn những vùng đất hoang để khai phá như tổ tiên, nhưng vẫn còn những bầu trời lớn, những vùng biển sâu, những lĩnh vực mới đang chờ được khám phá, những câu chuyện thành công ly kỳ. Đất nước và dân tộc ta đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới. Trước hết là tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 của Đảng ta”, Thủ tướng nêu rõ.

Đáng chú ý, hôm nay, phần trả lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng kết thúc 2,5 ngày diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала