Thủ tướng Việt Nam kêu gọi xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi Thông điệp tới Diễn đàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi Thông điệp tới Diễn đàn. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 12/11, phiên cấp cao chính thức theo hình thức trực tuyến của Diễn đàn vì Hòa bình Paris lần thứ 3 (PPF3) đã được tổ chức với sự tham dự của hơn 50 người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và hàng nghìn lãnh đạo ngân hàng, chủ tịch hiệp hội, tổ chức, công ty, chuyên gia và các tổ chức phi chính phủ.

Diễn đàn có chủ đề “Đối mặt với COVID-19: Bước sang một thế giới tốt đẹp hơn” diễn ra từ 11-13/11/2020, tại Pháp, với mục đích thảo luận các biện pháp ứng phó đa chiều để vượt qua thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra và tận dụng cơ hội để xây dựng một thế giới bền vững hơn.

Với những kết quả tích cực mà Việt Nam đã đạt được trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 cũng như vai trò kép là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Pascal Lamy, Chủ tịch Diễn đàn vì Hòa bình (Nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới - WTO) đã mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Thông điệp qua video tới Diễn đàn.

Thông điệp của Thủ tướng Việt Nam gửi Diễn đàn vì Hòa bình Paris

Toàn văn Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem bản đồ chỉ huy cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, Quảng Nam - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9

“Tôi hoan nghênh chủ đề thiết thực của Diễn đàn vì Hòa bình Paris lần thứ 3 “Đối mặt với COVID-19: Bước sang một thế giới tốt đẹp hơn”.

Bằng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự  đồng lòng của người dân và sự hợp tác tích cực với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, đến nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi đà tăng trưởng kinh tế.

Chúng tôi hiểu rõ ràng trong cuộc chiến này, chúng ta “không thể đi xa nếu đi một mình”, và tôi cho rằng:

  1. Đại dịch đã tạo ra khủng hoảng toàn cầu về y tế, kinh tế, xã hội, là thách thức chung mà nhân loại cần chung tay giải quyết thông qua đoàn kết quốc tế, hợp tác đa phương cũng như phối hợp hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, bảo đảm không một người dân, không một quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.
  2. Chúng ta cần lấy lợi ích của người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và bảo đảm người dân ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có thể tiếp cận vaccine và thuốc điều trị COVID-19 với chi phí hợp lý.
  3. Các quốc gia cần duy trì cam kết và nỗ lực thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 và cam kết về biến đổi khí hậu, đặc biệt là cần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thương mại cho các nước đang phát triển để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, cũng như trong tiếp cận bình đẳng thị trường và các nguồn vốn vay ưu đãi, tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Tôi tin rằng với quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ, nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn, cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng vì một tương lai tốt đẹp hơn”.

Diễn đàn vì Hòa bình Paris (PPF) được Bộ Ngoại giao Pháp thành lập vào năm 2018 nhằm thảo luận giải quyết các vấn đề toàn cầu và tăng cường hợp tác đa phương. Diễn đàn được tổ chức hàng năm với từng chủ đề cụ thể, thu hút sự tham dự của hàng chục lãnh đạo các quốc gia và Chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và hàng nghìn cá nhân trên khắp thế giới. Diễn đàn năm 2018 có chủ đề quản trị toàn cầu; năm 2019 có các chủ đề về hòa bình và an ninh, môi trường, phát triển, công nghệ mới, văn hóa và giáo dục, kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không chấp nhận có tiền mà không tiêu được, cứ chịu nghèo mãi

Năm nay, Diễn đàn có 3 hoạt động chính bao gồm: Phiên chính thức diễn ra ngày 12/11/2020; Hội nghị cấp cao các Ngân hàng phát triển (ngày 12/11) tập hợp hơn 450 ngân hàng phát triển quốc tế để trao đổi ý kiến, giới thiệu chung về mô hình, phương thức tổ chức, quản lý và sự tham gia đóng góp của các ngân hàng phát triển vào chương trình nghị sự quốc gia; Phiên doanh nghiệp diễn ra ngày 13/11 dành cho các chủ thể tư nhân thảo luận, đưa ra các đề xuất ứng phó hiệu quả với tác động của đại dịch COVID-19, cũng như cải cách hệ thống sản xuất và thương mại theo hướng bền vững.

Ngoài ra tại Diễn đàn này, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 46 dự án tiêu biểu trong số khoảng 850 dự án do các quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ giới thiệu để xem xét tài trợ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала