Ai sẽ được hưởng lợi từ Thỏa thuận RCEP?

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNASEAN 2020: Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 4.
ASEAN 2020: Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 4. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 15/11, lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) đã ký kết trực tuyến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Trong bài viết của mình, nhà phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik tìm hiểu xem ai là người thắng và ai thua khi ký kết hiệp định thương mại lớn nhất.

Mục tiêu và phạm vi

Ý tưởng chính của RCEP là xây dựng mối liên kết vùng, phát triển tiềm năng cơ sở hạ tầng. Hiệp định sẽ mang lại cơ hội mới cho xuất nhập khẩu, nhờ vào việc giảm thuế quan, chủ yếu đối với các sản phẩm nông nghiệp. Dự kiến sẽ đưa ra thủ tục hải quan thống nhất, áp dụng quy tắc chung để kiểm soát các hạn chế phi thuế quan, mở cửa thị trường cho dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hưởng lợi nhiều từ Hiệp định RCEP dù “cuộc chơi” không có Ấn Độ

Bình luận về sự hình thành của RCEP, nhiều hãng truyền thông nhấn mạnh đến quy mô khổng lồ của hiệp định mới. Đó là khối giao dịch lớn nhất trên thế giới. Tổng dân số của các nước tham gia thỏa thuận là 2,2 tỷ người. Các quốc gia này chiếm 30% nền kinh tế thế giới. Đến năm 2050, tổng GDP của họ có thể tăng lên 100 nghìn tỷ USD.

Người chiến thắng?

Theo Financial Times, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là những nước được hưởng lợi chính từ hiệp định RCEP. Và thêm Trung Quốc vào danh sách. Ba nước hiện đã có một thỏa thuận áp dụng các điều khoản của một khu thương mại tự do trong ranh giới của "tam giác" này. Trước đó, họ đã không thành công, mặc dù các cuộc đàm phán kéo dài.

Nhật Bản đảm bảo cắt giảm thuế quan đối với việc xuất khẩu rượu sake - thứ đồ uống yêu thích của họ sang các nước láng giềng, trong khi mặt khác, Nhật Bản vẫn duy trì mức thuế bảo hộ đối với các loại thực phẩm như gạo, lúa mì, sữa, đường, thịt bò và thịt lợn để đảm bảo cho người nông dân của mình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP - Sputnik Việt Nam
RCEP: Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở nên năng động nhất trên thế giới?

Việc ký kết hiệp định RCEP đã được các nước ASEAN hoan nghênh nhiệt liệt. Phát biểu tại lễ ký, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, cuộc đàm phán kéo dài 8 năm về Hiệp định RCEP giữa ASEAN và các đối tác đã hoàn thành tốt đẹp. Thỏa thuận đạt được sẽ đóng góp vào quá trình thành lập cộng đồng ASEAN vào năm 2025. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, việc ký kết Hiệp định RCEP là một thành công của các nước ASEAN, cùng với các đối tác đặt nền móng cho một thời kỳ hợp tác mới toàn diện và lâu dài.

Các nước ASEAN hy vọng một cách chính đáng việc dòng vốn đầu tư trực tiếp và công nghệ cao từ các nước phát triển trong khu vực sang các nước Đông Nam Á kém phát triển hơn sẽ tăng lên. Ngoài ra, thị trường các cường quốc kinh tế lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ mở cửa cho các sản phẩm từ ASEAN.

Ấn Độ và Hoa Kỳ đang thua cuộc

Ban đầu, người ta cho rằng Ấn Độ cũng sẽ trở thành một bên trong hiệp định RCEP. Nhưng một năm trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố từ chối tham gia, với lý do ý kiến từ các cử tri của ông, chủ yếu là nông dân, lớn tiếng bày tỏ lo ngại các điều khoản của thỏa thuận (giảm thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp) sẽ dẫn đến sự thiệt hại cho họ. Thủ tướng Ấn Độ, người nổi tiếng với những chính sách dân túy, lần này cũng quyết định làm hài lòng đám đông. Hãy so sánh, ở các quốc gia châu Á khác, cũng có số lớn người làm nông nghiệp, các chính phủ tỏ ra không quá sợ hãi về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, họ nghiêng về một kết quả tích cực hơn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phúc Trọng phát biểu chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hòa bình ở Biển Đông, ký RCEP và xét mở lại lối đi chung

Các nhà quan sát ở các nước châu Á cũng đưa Hoa Kỳ vào trong số những người thua cuộc. Người Mỹ thậm chí không có kế hoạch tham gia RCEP. Nhưng nếu chúng ta nhớ lại sau khi Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, 11 quốc gia khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết một TPP Toàn diện và Tiến bộ, thì cho thấy một kết quả: Các nước Châu Á ngày nay có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu mà không cần sự tham gia của Hoa Kỳ. Nhà báo Ankit Panda của tờ Diplomat nổi tiếng trong khu vực đã viết:

"Việc ký kết Hiệp định RCEP là một lời nhắc nhở những việc lớn đang, và sẽ tiếp tục diễn ra ra ở châu Á có, cũng như không có sự tham gia của Hoa Kỳ".

Và nếu CHND Trung Hoa tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, thì sự sụp đổ chính sách Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ trở nên hiển nhiên. Rốt cuộc, Barack Obama đã lên kế hoạch cho một TPP không có Trung Quốc và để chống lại Trung Quốc.

Nga ủng hộ các quá trình hội nhập trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quan tâm đến việc tham gia vào các hiệp hội kinh tế đa phương khu vực. Có lẽ Nga sẽ tìm thấy vị trí của mình trong RCEP?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала