Chuyên gia bình luận về nỗi lo ngại của Hoa Kỳ trước "Poseidon" của Nga

© Sputnik / The Ministry of Defence of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhSiêu ngư lôi Poseidon.
Siêu ngư lôi Poseidon. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ cảnh báo mối nguy hiểm của siêu ngư lôi Poseidon và cố gắng cáo buộc Liên bang Nga về điều gì đó trong khi chính nước Mỹ có cách tiếp cận không lành mạnh đối với an ninh quốc tế. Chuyên gia Dmitry Stefanovich từ Trung tâm An ninh Quốc tế của Viện Kinh tế quốc tế và quan hệ đối ngoại trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với Sputnik.

Làm ngập lụt các thành phố của Hoa Kỳ

Mới đây, khi phát biểu tại hội nghị trực tuyến về vũ khí hạt nhân và luật pháp quốc tế, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân Christopher Ford bày tỏ lo ngại rằng, các siêu ngư lôi Poseidon của Nga sẽ được sử dụng trong thời chiến có thể làm ngập lụt các thành phố của Mỹ bằng "sóng thần phóng xạ".

Trước khi bắt đầu thử nghiệm phương tiện ngầm không người lái mang đầu đạn hạt nhân Poseidon - Sputnik Việt Nam
Mỹ lo ngại "Poseidon" của Nga có thể gây ra sóng thần hạt nhân

Theo ông Ford, Washington "có lý do để quan ngại về chính sách của Nga" trong lĩnh vực kiềm chế hạt nhân. Ông cũng bày tỏ lo ngại về hệ thống chỉ huy hạt nhân tự động mang tên Perimeter của Nga, mà ở phương Tây hệ thống này được gọi là "Bàn tay Tử thần".

Ý muốn cáo buộc về "một cái gì đó"

"Tất nhiên, Tiến sĩ Ford là một chuyên gia xuất sắc. Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng, trong trường hợp này, nhiệm vụ của công chức làm việc trong cơ quan nhà nước chiếm ưu thế trong hoạt động lý thuyết và khoa học của ông. Khi bình luận về Poseidon, cũng như vể các chủ đề khác liên quan đến vũ khí hạt nhân, ông muốn cáo buộc Nga và Trung Quốc về điều gì đó trong khi bản thân nước Mỹ có cách tiếp cận hoàn toàn không lành mạnh đến các vấn đề an ninh quốc tế", - ông Stefanovich nói.

Ông Dmitry Stefanovich lưu ý, trong bài bình luận chính thức đầu tiên vào năm 2018 về hệ thống Poseidon, các chuyên gia cho biết rằng, hệ thống này có thể được trang bị cả đầu đạn hạt nhân và thông thường, mặc dù rõ ràng, phương án hạt nhân là một ưu tiên, và các mục tiêu tấn công sẽ là các nhóm tàu và cơ sở hạ tầng quân sự ven biển.

Status-6 (Poseidon) - Sputnik Việt Nam
Nga thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân không người lái «Poseidon»
"Hơn nữa, tên gọi chính thức của Poseidon là "hệ thống đại dương đa năng". Trong những trường hợp khác, hệ thống Poseidon được gọi là "tổ hợp robot dưới nước với động cơ hạt nhân" và "thiết bị không người lái hoạt động dưới nước tầm xa". Có thể giả định rằng, nhiệm vụ của Poseidon và những phương tiện không người lái tự động hoạt động dưới nước khác (AUV), ngoài việc phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự, sẽ là tăng cường giám sát tình hình dưới nước và lắp đặt các bãi mìn với độ chính xác cao", - ông Stefanovich nói.

Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng, nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của những "hệ thống kỳ lạ" như vậy là các phát triển của Hoa Kỳ trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa.

"Rõ ràng, nguyên nhân chính khiến Nga phát triển hệ thống Poseidon là sự thống trị của Hải quân Mỹ ở Đại dương Thế giới. Cũng cần lưu ý rằng, hiện nay các AUV cỡ lớn có khả năng di chuyển dưới nước trong thời gian dài và mang nhiều loại tải trọng khác nhau là một trong những lĩnh vực phát triển ưu tiên trong lực lượng hải quân. Ví dụ, dự án tàu lặn tự hành Orca siêu lớn đang được phát triển bởi công ty Boeing của Mỹ, về mặt lý thuyết, tàu lặn này có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, và kích thước của nó có lẽ sẽ vượt qua cả Poseidon. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng dưới nước và các cơ sở hạ tầng khác cần thiết cho hoạt động của AUV được phát triển tại Hoa Kỳ ở cấp độ cao hơn nhiều so với Nga, mặc dù Nga cũng đang thực hiện các công việc cần thiết trong lĩnh vực này", - ông nói.
Tàu ngầm hạt nhân không người lái “Poseidon”. - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia đánh giá tin tức của truyền thông Hoa Kỳ về Poseidon của Nga

Không có chiến tranh - không có câu trả lời

"Nhìn chung, trong bối cảnh lo ngại về Poseidon, cũng như về hệ thống Perimeter mà Tiến sĩ Ford đã đề cập tới mà không trình bày các lập luận có sức thuyết phục và chỉ cho thấy mức độ hiểu biết rất thấp về vai trò và chức năng của hệ thống Nga, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một lời khuyên cho các đối tác nước ngoài: đừng bắt đầu chiến tranh hạt nhân để không cần phải lo lắng về một phản ứng "không cân xứng", - chuyên gia kết luận.

Các nhà chức trách Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, Matxcơva không có kế hoạch tấn công bất kỳ quốc gia nào.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала