Việt Nam hưởng lợi nhiều từ Hiệp định RCEP dù “cuộc chơi” không có Ấn Độ

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù không có Ấn Độ nhưng việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được coi là “cột mốc lịch sử” của cả ASEAN và thành công của Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ RCEP nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức.

RCEP tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

Hôm qua 15/11, thông qua cầu truyền hình trực tuyến, Bộ trưởng Kinh tế của 15 quốc gia đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP). Sự kiện này đã chính thức kết thúc quá trình đàm phán 8 năm (kể từ cuối năm 2012). RCEP được kỳ vọng sẽ giúp xây dựng nên một thị trường thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP - Sputnik Việt Nam
RCEP: Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở nên năng động nhất trên thế giới?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh – người đứng đầu Bộ Công Thương, cơ quan đóng vai trò rất lớn trong suốt quá trình đàm phán Hiệp định quan trọng này, đã có những trao đổi sau sự kiện.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên.

Do đó, theo ông Trần Tuấn Anh, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng như tất cả các nước ký kết Hiệp định.

Đầu tiên, RCEP sẽ tạo ra thị trường lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP khoảng 27 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Thị trường này hứa hẹn sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Việc ký kết RCEP được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực. 

Tiếp đó, RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài cho Việt Nam và các nước ASEAN. Việt Nam có thể là một trong những quốc gia nhận nhiều lợi ích từ RCEP khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thuỷ sản đáp ứng nhu cầu hầu hết thành viên.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các nước tham dự lễ ký.
Việt Nam hưởng lợi nhiều từ Hiệp định RCEP dù “cuộc chơi” không có Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các nước tham dự lễ ký.
“Trước những xáo trộn gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, qua đó thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam”, lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá.

Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP sẽ là khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp giúp tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực.

Người đứng đầu Bộ Công Thương cho biết, nhiều nghiên cứu độc lập, chẳng hạn như nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, chỉ ra rằng việc chủ động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ đem lại giá trị cho nền kinh tế Việt Nam còn cao hơn so với các lợi ích mở cửa thị trường trực tiếp của các nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phúc Trọng phát biểu chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hòa bình ở Biển Đông, ký RCEP và xét mở lại lối đi chung
Đáng chú ý, với các khuôn khổ hợp tác mới trong Hiệp định RCEP cùng với các FTA trước đây, Việt Nam cũng như các nước khác trong ASEAN đang trở thành điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế. Đây là những lợi ích mang ý nghĩa lâu dài cho nền kinh tế.  

“Sau hết, điều quan trọng nhất là việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP sẽ góp phần đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong quá trình định hình cấu trúc khu vực do RCEP là liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn nhất mà ASEAN đóng vai trò dẫn dắt cho đến nay. RCEP được xem là sáng kiến đầu tiên do ASEAN đề xuất và được các nước đối tác ủng hộ”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Tuy nhiên, trước những diễn biến quốc tế phức tạp và xu hướng bảo hộ mậu dịch cũng như chủ nghĩa đơn phương, RCEP không thể kết thúc đàm phán sớm hơn. Cuối cùng, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thuyết phục được các nước đối tác tham gia đồng thuận chung.

“Qua đó, có thể thấy dù từng nước có quy mô kinh tế không lớn nhưng nếu đoàn kết và có tiếng nói chung thì vẫn có thể trở thành một động lực thúc đẩy hợp tác trong khu vực”, Bộ trưởng Bộ Công Thương bày tỏ.

Tư lệnh Bộ Công Thương cho hay, theo đánh giá của các Tổ chức quốc tế, đến nay có hai cơ chế nổi bật trong mô hình hợp tác của toàn bộ khu vực châu Á–Thái Bình Dương, đó là Hiệp định RCEP và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

“Rất vinh dự cho Việt Nam là cả hai cơ chế này đều được quyết định trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và APEC. Như vậy, có thể nói, Việt Nam đã đóng góp tiếng nói của mình vào việc định hình cho các cơ chế hợp tác mới, cũng như luật chơi của khu vực, tăng cường vị thế của đất nước”, ông Trần Tuấn Anh khẳng định.

Quá trình ký kết RCEP và thành công của Việt Nam

Theo ông Tuấn Anh, năm 2020 là một năm khó khăn cho Việt Nam với cương vị Chủ tọa luân phiên của Hiệp định RCEP. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam đã phát huy rất tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, là trung tâm dẫn dắt ASEAN đạt được thành quả là việc ký kết Hiệp định RCEP.

Mumbai ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
RCEP không có Ấn Độ: Ai được hưởng lợi từ điều đó?

Giai đoạn gần đây có rất nhiều khó khăn, nhiều nước nổi lên xu hướng bảo hộ khiến cho tất cả các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do đều gặp phải các vấn đề nhất định.

Bên cạnh đó, theo đồng chí Trần Tuấn Anh, bối cảnh địa chính trị trong khu vực cũng có nhiều biến động, đáng chú ý là việc định hình lại quan hệ địa chính trị trong khu vực và giữa các nước lớn chưa diễn ra xong.

Chính vì thế, việc đàm phán hiệp định RCEP từ đầu năm cũng còn vướng mắc và khả năng ký kết còn bỏ ngỏ. Đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài lại càng làm đảo lộn lịch đàm phán trong RCEP cũng như gây ra rất nhiều khó khăn cho các bên trong việc đưa ra thêm bất cứ cam kết nào trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 3 được tổ chức tháng 11/2019 tại Thái Lan, 16 nước tham gia đàm phán Hiệp định RCEP đã thống nhất đưa ra Tuyên bố chung của các Nhà Lãnh đạo về việc 15 nước (không bao gồm Ấn Độ) kết thúc đàm phán toàn bộ 20 Chương của Hiệp định và kết thúc về cơ bản đàm phán mở cửa thị trường.

“Riêng Ấn Độ chưa giải quyết được một số vướng mắc và các nước sẽ phối hợp với Ấn Độ để xử lý nốt những vấn đề này theo hướng đáp ứng yêu cầu của tất cả các bên. Quyết định cuối cùng sẽ do Ấn Độ đưa ra trên cơ sở kết quả giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, Ấn Độ sau đó cho biết chưa thể tham gia Hiệp định RCEP”, ông Trần Tuấn Anh lý giải lý do vì sao New Delhi chưa thể ký RCEP.

Theo Bộ trưởng Công Thương, sau khi tiếp quản vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 kiêm Chủ tọa đàm phán Hiệp định RCEP, Việt Nam đã hết sức nỗ lực trong việc chủ động thuyết phục sự đồng thuận trong ASEAN cũng như thúc đẩy các nước đối tác.

ASEAN - Sputnik Việt Nam
RCEP sắp được ký, Việt Nam và ASEAN lợi nhiều

Ông Trần Tuấn Anh cho biết, song song với việc tìm kiếm giải pháp xử lý vướng mắc của Ấn Độ, thuyết phục Ấn Độ quay lại đàm phán Hiệp định RCEP, đồng thời thúc đẩy kết thúc hoàn toàn đàm phán và rà soát pháp lý giữa 15 nước còn lại, nhằm thực hiện mục tiêu ký kết Hiệp định trong năm 2020 theo chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo các nước RCEP.

“Trên cơ sở đồng thuận của các nước ASEAN, Việt Nam cũng đưa việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP thành một trong những ưu tiên của Việt Nam trong năm 2020. Và sau cùng, Hiệp định RCEP đã chính thức được ký kết tại Hà Nội”, Tư lệnh Bộ Công Thương nêu rõ.

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi ký RCEP

Bộ trưởng Công Thương nêu rõ, cơ hội mà RCEP mang lại cũng sẽ song hành với những khó khăn và thách thức.

Quang cảnh hội nghị tại đầu cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ASEAN kêu gọi Ấn Độ trở lại RCEP: Tăng hợp tác các đối tác lớn

Trước hết, theo người đứng đầu Bộ Công Thương, Hiệp định RCEP có thể mang đến sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.

Đặc điểm các nền kinh tế trong khu vực RCEP cho thấy, nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự và năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam, trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn khiêm tốn. Vì vậy, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực thì sức ép cạnh tranh sẽ gia tăng.

Ngoài ra, đầu vào sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhất định vào các nguồn nhập khẩu, đặc biệt khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực cũng như mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu của Việt Nam còn hạn chế.

“Tuy nhiên, kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua cho thấy khả năng của Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị mới thiết lập trong khu vực ngày càng tăng lên cùng với việc đổi mới mạnh mẽ về thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường đầu tư”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 10.  - Sputnik Việt Nam
RCEP: Nỗ lực của Việt Nam và sự rút lui đậm tính chính trị của Ấn Độ
Lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá, Hiệp định RCEP được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển của tất cả các nước tham gia, đặc biệt phù hợp với cả một số nước ASEAN kém phát triển hơn.

Do vậy, mặc dù không gian kinh tế rộng và dân số lớn, nhưng Hiệp định RCEP đã có nhiều linh hoạt cho các nước tham gia. Các nước tham gia RCEP cũng xác định đây là bước đi ban đầu, hướng đến các mức độ hợp tác cao hơn khi các nước đã sẵn sàng.

“Nhìn chung, Việt Nam đạt được mức độ cam kết hài hòa trong Hiệp định RCEP, có cao hơn các FTA ASEAN+ hiện có, nhưng thấp hơn các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia”, đồng chí Trần Tuấn Anh bày tỏ.
RCEP có gây ra cú sốc về thuế quan của Việt Nam?

Đối với phía Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, xuyên suốt quá trình đàm phán Hiệp định RCEP, Việt Nam đều tham vấn chặt chẽ các bộ, ngành liên quan và cộng đồng doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kết quả đàm phán phải đảm bảo lợi ích cao nhất của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 3 - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ từ chối ký RCEP: Việt Nam sẽ phải gánh vác sứ mệnh khó khăn

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, thực tế, Việt Nam cùng các thành viên ASEAN và 5 nước đối tác trong RCEP đã có chung các hiệp định FTA, cụ thể là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các FTA giữa ASEAN với từng đối tác trong số 5 đối tác trên (gọi là các hiệp định FTA ASEAN+1).

Quá trình tự do hoá thuế quan với các nước ASEAN đã được thực hiện trong suốt hơn 20 năm qua, với 5 nước đối tác trên trong khoảng 15 năm. Vì vậy, việc thực hiện RCEP sau khi được thông qua sẽ không tạo ra cú sốc về giảm thuế quan đối với Việt Nam. Hơn nữa, Hiệp định RCEP về cơ bản là thỏa thuận mang tính kết nối các cam kết đã có của ASEAN với 5 đối tác trong một Hiệp định FTA.

“Chẳng hạn như doanh nghiệp chỉ phải sử dụng một quy tắc xuất xứ thay vì năm bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các FTA trước đây. Tương tự, các quy tắc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được thống nhất và tăng cường”, đồng chí Trần Tuấn Anh cho biết.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, về cơ bản sẽ không tạo ra cam kết mở cửa thị trường hay áp lực cạnh tranh mới mà chủ yếu hướng đến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, Việt Nam không quá lo ngại về khả năng tăng nhập siêu.

“Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sẽ có nhiều cơ hội tham gia các chuỗi cung ứng mới do Hiệp định RCEP tạo ra, nếu có thể khai tác triệt để lợi ích do Hiệp định này mang lại”, lãnh đạo Bộ Công Thương bày tỏ.

Người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh, để có thể tận dụng tối đa cơ hội từ các Hiệp định FTA, rất cần đến sự chủ động và tích cực của doanh nghiệp để hiện thực hóa các lợi ích và cơ hội mà FTA mang lại.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc chụp ảnh chung - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và ASEAN làm ví dụ cho Ấn Độ về cách tiếp cận thực dụng tới RCEP

Cụ thể, các doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động tìm hiểu thông tin về các Hiệp định FTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm.

“Bên cạnh đó, theo tôi, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phân tích.

Theo đó, Hiệp định RCEP và các Hiệp định FTA sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

Bên cạnh đó, với hộ trờ từ Bộ Công Thương, doanh nghiệp cũng nên tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, qua đó tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала