An ninh mạng: Rất ít quốc gia làm được như Việt Nam

© Minh Quyết - TTXVNNgày an toàn thông tin Việt Nam 2020
Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2020 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam phải có nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng, có đội ngũ kỹ sư, nhân lực giỏi. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đã làm chủ trên 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, đến 2021 sẽ làm chủ 100%. Rất ít quốc gia làm được điều này.

Đồng thời, để thực hiện chiến lược an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, Việt Nam phải khẳng định chủ quyền và sự thịnh vượng trên không gian mạng. Cường quốc an ninh mạng thì cũng như cường quốc quân sự. Công nghiệp an ninh mạng cũng như công nghiệp quốc phòng.

An toàn thông tin – yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia

Ngày 2/12, tại Hà Nội, Hội thảo – Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 mang chủ đề “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia”.

Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 năm nay do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì đồng phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Tư lệnh 86 của Bộ Quốc phòng tổ chức.

Theo lời giới thiệu của Ban Tổ chức, Hội thảo – Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 là sự kiện hàng đầu, nổi bật nhất về an toàn, an ninh mạng trong năm nay tại Việt Nam.

Các nhà tổ chức đánh giá đây là diễn đàn quan trọng cấp quốc gia, thu hút sự quan tâm đối với cộng đồng an toàn, an ninh thông tin không chỉ ở Việt Nam mà còn ở môi trường quốc tế.

Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ASEAN đảm bảo an ninh mạng

Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 năm nay được tổ chức kết hợp giữa mô hình trực tiếp và trực tuyến. Theo khuôn khổ dự kiến, bên cạnh số lượng khách mời tham dự, phát biểu trực tiếp tại hội trường, Ban Tổ chức sẽ truyền hình trực tiếp toàn bộ chương trình đến các điểm cầu chính là các bộ, ngành, địa phương trong cả nước và một số điểm cầu tại Đông Nam Á. Theo Ban Tổ chức có khoảng 200 điểm cầu và khách đăng ký theo dõi trực tuyến Hội thảo ngày 2/12.

Sự kiện này được kỳ vọng nhằm góp phần thúc đẩy làm chủ công nghệ và sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Tham dự Hội thảo, các diễn giả có chung nhận định về tầm quan trọng của an toàn thông tin, đảm bảo an ninh mạng trong tình hình hiện nay. Theo đó, an toàn, an ninh thông tin là yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia.

Nhất là khi tại Việt Nam hiện nay cũng như ở nhiều nước trên thế giới, chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp đang là một vấn đề trọng tâm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, bắt buộc phải làm việc theo những phương thức mới, tư duy mới.

Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền và sự thịnh vượng trên không gian mạng

Có bài phát biểu mang tính định hướng tại Hội thảo – Triển lãm mang chủ đề “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Nguyễn Mạnh Hùng đã có những chia sẻ đáng lưu ý.

Khẳng định “cường quốc an ninh mạng thì

© Minh Quyết - TTXVNBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu
An ninh mạng: Rất ít quốc gia làm được như Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu

như cường quốc quân sự”, Tư lệnh Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ, công nghiệp an ninh mạng thì cũng như công nghiệp quốc phòng.

“Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì cũng phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng. Sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Bộ TT&TT, trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0), chuyển đối số là điều tất yếu mà mọi quốc gia trên thế giới đều hướng tới.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để làm tốt trách nhiệm đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin thì phải làm chủ các hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng, phải xây dựng một nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng.

“Chúng ta (Việt Nam) phải xây dựng một nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng hùng mạnh”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

Trên thực tế, tại Việt Nam, năm 2020 được coi là năm chuyển đổi số quốc gia với việc triển khai mạnh mẽ các hạ tầng, nền tảng, sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin áp dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật.

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông bày tỏ, trong quá trình phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số của đất nước, việc thiết lập môi trường an toàn, an ninh mạng có vai trò hết sức quan trọng.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đây là điều kiện cơ bản, là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số Quốc gia.

Bộ trưởng cũng chia sẽ, ông rất vui khi Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam lấy chủ đề Ngày an toàn thông tin Việt Nam là an toàn an ninh mạng Make in Việt Nam yếu tố then chốt để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Việt Nam sắp làm chủ 100% hệ sinh thái các sản phẩm an ninh mạng

Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng dẫn ra một sự kiện rất lớn của lĩnh vực an toàn, an ninh mạng Việt Nam năm nay 2020.

Đó chính là tuyên bố Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Trước đó, theo thống kê do Cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT công bố, năm 2015, Việt Nam chỉ có 5% tỷ lệ sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa. Đến năm 2019 đạt 55%, và đến nay (tháng 12/2020) tỷ lệ này đạt được là 91%.

“Chỉ đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100%. Rất ít nước trên thế giới làm được điều này. Đây là tự hào của Việt Nam”, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Lãnh đạo Bộ TT&TT nhấn mạnh, Hiệp hội và các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam rất nên tự hào về điều này vì góp phần làm nên điều đó.

Theo Tư lệnh Bộ Thông tin và Truyền thông, cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại là “đi từ thế giới thực sang thế giới ảo” – nhưng tất cả các quốc gia đều lo lắng về vấn đề an ninh mạng trong thế giới ảo. Ông Hùng cho rằng, niềm tin số sẽ trở thành yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc di chuyển này.

Nhấn mạnh vai trò của công nghệ mở, Bộ trưởng Hùng khẳng định, đây là công cụ sẽ giúp cho thế giới được hoà bình vì không một quốc gia nào là superpower về công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời câu hỏi chất vấn. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về 5G, khẳng định mạng xã hội Việt Nam không kém nước ngoài

Tư lệnh Bộ TT&TT phân tích, không còn như trước đây, chúng ta mua một ‘Black Box’ từ một quốc gia khác và phó mặc số phận của quốc gia mình cho một quốc gia khác. Hiện nay, nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó dùng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia.

“Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở OpenRAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng chuẩn mở. Đây sẽ là một thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển an toàn, an ninh mạng Việt Nam”, Bộ trưởng Hùng khẳng định.

Theo đó, người đứng đầu Bộ TT&TT đề nghị, các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng phải hợp tác chặt chẽ và ngay từ đầu với các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ ICT để các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống ICT Việt Nam phải được đảm bảo an toàn ở mức “cao nhất”.

Cùng với đó, Bộ trưởng nhấn mạnh việc Việt Nam phải xây dựng được đội ngũ chuyên gia về an toàn, an ninh mạng làm nòng cốt.

“Riêng về lĩnh vực an toàn, an ninh mạng thì chuyên gia giỏi và nền công nghiệp là quan trọng ngang nhau. Ngoài doanh nghiệp, ngoài công cụ thì còn phải cần các cá nhân xuất sắc”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý.

Dẫn chứng về vai trò của con người, cá nhân xuất sắc, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, khi bị virus tấn công, cũng như chuyện vaccine, phải có người giỏi để xử lý, khi đất nước lâm nguy có thể trung dụng đội ngũ này.

Bộ trưởng cũng cho biết, nhân dịp này, Cục An toàn thông tin sẽ tuyên bố một số nền tảng đạt chuẩn, thí dụ như nền tảng Cloud Computing của Việt Nam.

Nhấn mạnh sứ mệnh thống nhất các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị rằng, Việt Nam cần tham gia tích cực, đóng góp thiết thực hơn cho các hoạt động an toàn, an ninh mạng quốc tế.

Ông Hùng đặc biệt lưu ý đến các hoạt động do Liên minh Viễn thông Thế giới khởi xướng. Tạo ra một không gian mạng Việt Nam an toàn, chia sẻ thông tin, tổ chức các sự kiện khu vực và quốc tế, đóng góp cho thị trường quốc tế.

“Các doanh nghiệp lớn mạnh, sản phẩm an toàn, an ninh mạng chất lượng cao là phương pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này. Ngày An toàn Thông tin Việt Nam năm nay đã có sự tham gia của các nước Lào, Campuchia và Myanmar. Năm sau, sẽ phải là tất cả các nước ASEAN và trở thành sự kiện thường niên của ASEAN”, Bộ trưởng Hùng nói.
“Việt Nam phải bảo vệ được chủ quyền và sự thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng. Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống mới của chúng ta. Hãy cùng thống nhất nhận thức và phối hợp hành động để hiện thực hoá tầm nhìn chiến lược này”, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lưu ý.
VNG Cloud giành “Nền tảng điện toán đám mây an toàn Việt Nam”

Cũng tại sự kiện lần này, VNG Cloud được công bố là doanh nghiệp đầu tiên đáp ứng được toàn bộ 153/153 tiêu chí kỹ thuật liên quan đến giải pháp nền tảng đám mây phục vụ Chính phủ điện tử và chuyển đổi số với doanh nghiệp Việt Nam do Cục An toàn thông tin đánh giá.

© Minh Quyết - TTXVNLễ Công bố các nền tảng điện toán đám mây Make in Vietnam đáp ứng tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ Chính phủ điện tử/ Chính quyền điện tử
An ninh mạng: Rất ít quốc gia làm được như Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Lễ Công bố các nền tảng điện toán đám mây Make in Vietnam đáp ứng tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ Chính phủ điện tử/ Chính quyền điện tử

VNG Cloud đã nhận chứng nhận “Nền tảng điện toán đám mây an toàn toàn Việt Nam. Doanh nghiệp này đặt hơn 10.000 máy chủ trên khắp Việt Nam với những quy định khắt khe về bảo mật, được thiết kế theo tiêu chuẩn Tier III.

Đây cũng là một trong số ít doanh nghiệp đám mây Việt Nam vừa có thể cung cấp công nghệ đám mây chuẩn quốc tế (vServer - cho phép khởi tạo và quản lý tự động cloud server, vVPC - giải pháp đám mây riêng hoàn chỉnh, vStorage - lưu trữ thông minh).

VNG đảm bảo an toàn và bảo mật, vừa cung cấp giải pháp cho từng ngành công nghiệp như ngân hàng, sản xuất, bán lẻ, truyền thông đa phương tiện và bất động sản tại Việt Nam.

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA, nguyên thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, năng lực bảo đảm an toàn thông tin của đất nước được dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái an toàn thông tin do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ.

Qua phần trình bày và tọa đàm tại Hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam truyền đi thông điệp rằng, sản phẩm, dịch vụ giải pháp Make in Vietnam sẵn sàng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho chuyển đổi số quốc gia.

Chủ tịch VNISA cho hay, trong thời gian sắp tới, Hiệp hội sẽ liên kết các doanh nghiệp an toàn thông tin hội viên để đưa ra những cam kết đối với xã hội về các dịch vụ an toàn mạng cơ bản có chất lượng tốt, miễn phí.

Đồng thời, Hiệp hội cũng sẽ thực hiện theo chính sách có giá cả dễ chấp nhận và linh hoạt, dễ tiếp cận nhờ sử dụng mô hình dịch vụ Security-as-a-Service (SaaS) trên nền tảng điện toán đám mây. Tiến tới phổ cập các dịch vụ này ở Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала