Diễn biến mới vụ Tenma Việt Nam nghi hối lộ quan chức thuế, hải quan Bắc Ninh

© Ảnh : TENMA CorporationTenma Việt Nam
Tenma Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Tài chính vừa có báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến vụ Tenma Việt Nam nghi hối lộ một số cán bộ, công chức thuế, hải quan Bắc Ninh khoảng 25 triệu yen Nhật (khoảng 5,4 tỷ đồng) để trốn thuế.

Theo đó, Bộ Tài chính vẫn chưa kết luận được nghi án Tenma Việt Nam hối lộ quan chức thuế, hải quan, phải chờ kết luận từ phía công an. Đồng thời, Thanh tra Bộ Tài chính cũng cho biết, Công ty Tenma Việt Nam không trốn thuế trong quá trình nhập khẩu linh kiện để sản xuất, xuất khẩu khuôn đúc

Chưa kết luận được Tenma Việt Nam hối lộ công chức thuế, hải quan ở Bắc Ninh

Mới đây, Bộ Tài chính đã có báo cáo trình Chính phủ về kết quả thanh tra thông tin vụ việc Công ty TNHH Tenma Việt Nam có dấu hiệu đưa hối lộ một số công chức Việt Nam với tổng số tiền trị giá 25 triệu yen (tức hơn 5 tỷ đồng Việt Nam).

Nghi án hối lộ ở Tenma Việt Nam, tạm đình chỉ cán bộ.  - Sputnik Việt Nam
Tin mới nhất vụ Tenma Việt Nam hối lộ

Cụ thể, vào đầu tháng 5 năm 2020, nhiều hãng thông tấn Nhật Bản đăng tải loạt bài cho biết Công ty sản xuất nhựa Tenma đã tự nguyện thông báo với công tố viên quận Tokyo (Nhật Bản) về việc Công ty TNHH Tenma Việt Nam đã 2 lần đưa hối lộ cho một số quan chức hải quan và ngành thuế tại tỉnh Bắc Ninh với tổng số tiền khoảng 25 triệu yen (khoảng 5,4 tỷ đồng), nhằm mục đích để được giảm thuế.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh Trần Thành Tô.

Ông Tô là người ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan đối với Tenma Việt Nam. Bên cạnh đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng ra quyết định đình chỉ công tác với ông Phạm Đức Thường, Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế, nguyên Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.

Trong báo cáo mới đây của mình, Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian từ 2/2012 đến 6/2017, ở thời điểm kiểm tra sau thông quan, Công ty Tenma Việt Nam đã nhập khẩu khuôn đúc tại 211 tờ khai với trị giá trên 18,6 triệu USD và xuất khẩu số hàng trị giá trên 22,76 triệu USD.

Quang cảnh cuộc họp báo. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an lên tiếng vụ Tenma Việt Nam hối lộ, các đại án tham nhũng lớn và tín dụng đen
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, trong quá trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Tenma của đoàn kiểm tra của Hải quan tỉnh Bắc Ninh, đơn vị này chưa tổng hợp đầy đủ nội dung kiểm tra, có ngày làm việc nhưng không ghi nội dung làm việc cụ thể, không tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm của cuộc kiểm tra.

Trong báo cáo, Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, Công ty Tenma Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất. Do đó, công ty này không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, và việc khai báo của công ty này cũng phù hợp với quy định của pháp luật.

Thanh tra Bộ Tài chính kết luận, Công ty Tenma Việt Nam không trốn thuế trong quá trình nhập khẩu linh kiện để sản xuất, xuất khẩu khuôn đúc.

Vụ Tenma nghi hối lộ: Vẫn phải chờ công an kết luận điều tra?

Từ tháng 8/2019, Cục Thuế Bắc Ninh đã tiến hành kiểm tra tại Công ty Tenma Việt Nam và đã truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dịch vụ sửa chữa khuôn không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế trên 387,7 tỷ đồng.

“Đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ sửa chữa khuôn không có trong ngành nghề đăng ký kinh doanh tại các giấy chứng nhận đầu tư nên không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Do đó, đoàn kiểm tra xác định truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động này là 531 triệu đồng (bao gồm thuế TNDN 387,7 triệu đồng, tiền phạt 77,5 triệu đồng, tiền chậm nộp 65 triệu đồng) là đúng quy định pháp luật”, Thanh tra Bộ Tài chính kết luận.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc kiểm tra, Cục Thuế Bắc Ninh đã ghi nhật ký đoàn kiểm tra không đúng thực tế nhật ký thực hiện, đồng thời cũng chưa phát hiện được chi phí bất hợp lý mà doanh nghiệp đã hạch toán không đúng vào kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2017 số tiền trên 2,1 tỷ đồng.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về tình hình Hồng Kông, Trung Quốc trồng rau ở Biển Đông, Tenma hối lộ

Đáng chú ý, Trưởng đoàn kiểm tra cục thuế là ông Nguyễn Đức Tuấn (công tác tại Cục Thuế Bắc Ninh) đã chuyển cho công ty nhiều bản dự thảo biên bản kiểm tra thuế xác định không đúng số thuế mà công ty này phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế.

Xoay quanh vấn đề này, Thanh Niên dẫn lời của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, dù qua thanh tra xác định không làm thất thu thuế nhưng vẫn có nhiều vấn đề tồn tại.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể kết luận được công ty Tenma Việt nam có hối lộ đoàn kiểm tra sau thông quan hay đoàn kiểm tra thuế hay không.

“Việc hối lộ hay không thì chúng tôi cũng gửi hồ sơ cho Bộ Công an, bên đó họ điều tra”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết.

Cũng trên cơ sở kết luận, Bộ Tài chính cho hay đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc kiểm tra, kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể cá nhân mà kết luận của thanh tra kiến nghị.

Được biết, từ khi vụ việc xảy ra đến nay, Công ty Tenma Việt Nam chưa chính thức có thông cáo gửi đến báo chí. Ông Kamiya Yoshitaka, nguyên Tổng giám đốc Tenma Việt Nam, cho biết bản thân ông đã làm việc tại công ty này 4 năm. Đến năm 2017, ông Yoshitaka nghỉ việc và chuyển sang làm tại Công ty Kyowa ở Hải Phòng.

“Tôi đã nghỉ việc tại Tenma Việt Nam từ tháng 1/2017 và thời gian làm việc không có vấn đề gì với thuế, hải quan và không liên quan gì đến nghi vấn hối lộ của công ty này”, ông Kamiya Yoshitaka khẳng định.

Tenma Việt Nam đang làm ăn thế nào?

Công ty TNHH Tenma Việt Nam (Tenma) có địa chỉ tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2008. Người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc Công ty là ông Tateno Kazuharu (sinh năm 1970).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thông tin mới nhất vụ Tenma Việt Nam hối lộ quan chức ở Bắc Ninh

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất các linh kiện đúc nhựa và khuôn nhựa dùng cho thiết bị văn phòng, xe máy, xe ô tô,...

Tính đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn của công ty là 1.645 tỷ đồng, trong đó phần lớn là vốn chủ sở hữu trị giá 1.244 tỷ đồng, bao gồm 668 tỷ đồng vốn góp ban đầu.

Qua các năm, Tenma Việt Nam liên tục ghi nhận tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

Trong năm 2016, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty phải nộp chỉ khoảng 3,2%. Sang năm 2017, công ty phải nộp 8,2%, năm 2018 - 7,8% và năm 2019 - 10,4%.

Năm 2016, Tenma Việt Nam đạt 1.378 tỉ đồng doanh thu và 92 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2019, công ty đạt hơn 2.500 tỉ đồng doanh thu, lãi ròng đạt 216 tỉ đồng, lần lượt tăng 7% và 22% so với năm 2018.

Năm 2019, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Tenma Việt Nam đạt 17,4% và tỷ suất sinh lời trên vốn góp là 32,3%. So với các doanh nghiệp lớn nội địa như Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) hay Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE), đây là mức sinh lời vượt trội.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời phỏng vấn báo chí trong giờ nghỉ giải lao. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lên tiếng vụ Tenma Việt Nam và Nhật Cường Mobile
Tenma Việt Nam là công ty con của Tập đoàn Tenma Nhật Bản (Tenma Corporation) có trụ sở đặt tại Tokyo, Nhật Bản. Tập đoàn được thành lập năm 1949.

Tenma Corporation chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa như sản phẩm gia dụng, phụ tùng ô tô, phụ tùng thiết bị tự động hóa. Tập đoàn có quy mô tổng tài sản đạt 94.542 triệu yen (tương đương 21 nghìn tỷ đồng Việt Nam).

Trong bối cảnh công ty con tại Việt Nam vẫn tăng trưởng lợi nhuận đều đặn, công ty mẹ tại Nhật lại không ghi nhận mức tăng trưởng đều trong những năm gần đây.

Trong tài khoá 2019 - 2020 (1/4/2019 - 31/3/2020), doanh thu Tenma Corporation chỉ đạt 85.762 triệu yen, tương ứng khoảng 19 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận chỉ đạt 2.504 triệu yen, tương đương 560 tỷ đồng.

Vụ nghi vấn Tenma Việt Nam hối lộ để trốn thuế

Hồi tháng 5/2020, hàng loạt hãng thông tấn Nhật Bản như Nikkei, Asahi, Kyodo, Mainichi đưa tin cho biết, Công ty TNHH Tenma Việt Nam (có công ty mẹ tại Tokyo, Nhật Bản) khai báo tự nguyện với Tòa án Tokyo về 2 lần hối lộ với tổng cộng 25 triệu yên cho một số cán bộ, công chức Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.  - Sputnik Việt Nam
Công ty Tenma Việt Nam hối lộ: Quan chức ăn vặt, uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng

Cụ thể, hãng sản xuất nhựa Tenma đã thú nhận toàn bộ với Tòa án Tokyo rằng một công ty con của hãng tại Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh, Việt Nam, tức công ty TNHH Tenma Việt Nam đã hối lộ loạt cán bộ nhà nước của Việt Nam với ước tính tổng số tiền lên đến 25 triệu yên (tương đương khoảng 5,4 tỷ đồng).

Theo Asahi, Tenma chủ động thành lập ủy ban bên thứ ba để điều tra về vi phạm nghiêm trọng này. Đồng thời, các công tố viên quận Tokyo ban đầu đánh giá hành vi này của Tenma vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.

Theo ủy ban bên thứ ba, khoản tiền trên được lãnh đạo Công ty Tenma trực tiếp thông qua khoản phí điều chỉnh cho các cán bộ của của một cơ quan địa phương của Việt Nam nhằm được miễn giảm khoản truy thu thuế đối với công ty con tại Việt Nam. Khoản phí điều chỉnh trị giá 25 triệu yên này được thực hiện qua 2 lần.

Theo đó, lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2017, sau khi nhận được thông báo về khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với vật liệu thô nhập khẩu lên tới 1,7 tỷ yên (tương đương khoảng hơn 400 tỷ đồng), lãnh đạo của công ty con Tenma Việt Nam đã đưa ra đề xuất hối lộ cho các cán bộ địa phương Việt Nam nhằm tránh phải nộp khoản thuế khổng lồ kia.

Theo Asahi và Nikkei, được sự đồng ý của ông Kento Fujino, Chủ tịch tại trụ sở chính của công ty, Tenma Việt Nam đã trả 2 tỷ đồng (khoảng 10 triệu yên) cho cán bộ của Việt Nam để tránh khoản phụ phí. Kết quả, công ty này đã được miễn 400 tỷ đồng.

Trụ sở Công ty TNHH Tenma Việt Nam tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh. - Sputnik Việt Nam
Bê bối Tenma Nhật Bản hối lộ quan chức Bắc Ninh: Tránh để Việt Nam mang tiếng xấu

Lần hối lộ thứ hai là vào tháng 8 năm 2019, sau một cuộc kiểm tra thuế và được cán bộ địa phương Việt Nam yêu cầu nộp thêm khoản thuế 17,8 tỷ đồng (khoảng 89 triệu yên) bao gồm thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, cán bộ điều tra thuế yêu cầu phía công ty trả tiền mặt 3 tỷ đồng. Công ty này thực hiện theo và sau cùng được giảm khoản truy thu thuế doanh nghiệp từ 17,8 tỷ đồng xuống còn khoảng 570 triệu đồng (2,62 triệu yên). Tất cả những khoản thuế này thuộc lĩnh vực quản lý của Cục Thuế Bắc Ninh.

Sau đó, Tổng Cục Hải quan có quyết định tạm đình chỉ công tác với ông Trần Thành Tô, Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh, người ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan đối với Tenma Việt Nam.

Cùng với đó, Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh Phạm Đức Thường cũng bị tạm đình chỉ công tác theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

Liên quan đến vụ bê bối nghi vấn hối lộ hơn 25 triệu yên (5,4 tỷ đồng) này cho quan chức thuế và hải quan Bắc Ninh của Công ty TNHH Tenma Việt Nam, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài chính) cũng đã có công hàm gửi Cơ quan Thuế Nhật Bản, trao đổi giữa hai bên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала