Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao trước việc Đài Loan tăng cường sức mạnh quân sự?

© AP Photo / Chiang Ying-yingThủy thủ Đài Loan trên tàu ngầm Hà Lan trong lễ khởi công nhà máy xây dựng tàu ngầm Cao Hùng
Thủy thủ Đài Loan trên tàu ngầm Hà Lan trong lễ khởi công nhà máy xây dựng tàu ngầm Cao Hùng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ đã thông báo về việc bán khí tài liên lạc quân sự cho Đài Loan. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia nhận xét rằng, Trung Quốc đại lục có nhiều cách để chặn hệ thống liên lạc này.

Theo quan điểm của họ, các đợt cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự của Mỹ sẽ không thay đổi cán cân quyền lực ở eo biển Đài Loan có lợi cho Trung Quốc đại lục.

Chính quyền Trump tăng cường cung cấp vũ khí cho Đài Loan

Vào ngày 7 tháng 12, chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo với Quốc hội về việc bán cho Đài Loan Hệ thống Thông tin Liên lạc Chiến trường (FICS) với mức giá ước tính 280 triệu USD. Như vậy, tổng doanh số bán vũ khí cho Đài Loan được chính quyền Trump công bố vào năm 2020 sẽ là 5,1 tỷ USD. Đầu tháng 11, các nhà chức trách Mỹ đã thông báo về việc cung cấp cho Đài Loan 4 máy bay không người lái MQ-9 SeaGuardian. Hai thương vụ khác đã được công bố vào tháng Mười. Một trong số đó là việc bán tới 100 hệ thống tên lửa diệt hạm Harpoon Coastal Defense Systems (HCDS), bao gồm 400 tên lửa RGM-84L-4 Harpoon Block II để phòng thủ bờ biển. Hợp đồng thứ hai liên quan đến việc bán tên lửa và pháo cũng như các thiết bị trinh sát trên không. 

Nói chung, chính quyền Hoa Kỳ có 11 lần bán vũ khí, thiết bị quân sự cho Đài Loan kể từ khi Donald Trump nhậm chức.

Trung Quốc có cách đáp trả

Hệ thống thông tin liên lạc mới mà Hoa Kỳ có kế hoạch cung cấp cho Đài Loan, có thể sẽ được sử dụng ở cả cấp chiến thuật và tác chiến. Các hệ thống kiểu này được sử dụng để phối hợp liên lạc giữa các quân binh chủng. Đồng thời, những hệ thống như vậy không sử dụng bất kỳ sự phát triển cách mạng hiện đại nào, chuyên gia phân tích quân sự Viện Mỹ và Canada, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Thiếu tướng Pavel Zolotarev lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik: 

Tổng thống Thái Anh Văn trong lễ khởi công xây dựng hạm đội tàu ngầm của Đài Loan. - Sputnik Việt Nam
Đài Loan tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ để đối phó với Bắc Kinh

“Hệ thống FICS sẽ được cung cấp cho Đài Loan chỉ có nhiệm vụ bảo đảm tốt thông tin liên lạc. Hệ thống này có phần hiện đại hơn, cụ thể là về độ tin cậy, thiết bị này có trọng lượng và kích thước nhỏ gọn. Trong quá trình tiến hành các chiến dịch ở cấp độ tác chiến-chiến thuật, hệ thống sẽ kiểm soát hiệu quả tất cả các binh chủng tham gia vào hoạt động này, bao gồm cả không quân và pháo binh, mà không chỉ riêng các đơn vị bộ binh”.

Rõ ràng, mức độ quản lý cao sẽ đạt được thông qua việc sử dụng các cấu trúc mạng, tức là Internet khép kín. Nhưng, quân đội Trung Quốc chắc chắn có đủ phương tiện để chặn tín hiệu từ các hệ thống liên lạc khép kín như vậy, chuyên gia quân sự Nga cho biết:

“Vô hiệu hóa khả năng liên lạc của đối phương từ xa là một trong những phương tiện chiến tranh điện tử. Tất nhiên, Trung Quốc có các phương tiện như vậy. Không có nhu cầu tạo ra một phương tiện đặc biệt để chặn hệ thống của Mỹ, vì các phương tiện chiến tranh điện tử có thể làm việc với bất kỳ hệ thống liên lạc nào. Chỉ cần đặt ra mục tiêu - triệt tiêu tất cả các thiết bị vô tuyến-điện tử trong một phạm vi nhất định, và nhiệm vụ được giải quyết".
Trưởng phòng Hành chính Đài Loan Tsai Ingwen - Sputnik Việt Nam
Mỹ không muốn tham gia vào cuộc xung đột quân sự vì Đài Loan

Các đợt cung cấp vũ khí Mỹ cho Đài Bắc sẽ không thay đổi cán cân quyền lực

Vào cuối những năm 1980 - đầu những 1990, các nhà phân tích quân sự đã thảo luận nghiêm túc về cơ hội của Đài Loan đối phó Trung Quốc trong trường hợp có một chiến dịch quân sự. Khi đó quân đội Trung Quốc dù tổng quân lực khá lớn, nhưng trình độ công nghệ không cao. Hiện nay tình hình đã thay đổi đáng kể, - chuyên gia Alexander Lomanov, phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO), nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

“Trong tình hình hiện tại, các đợt cung cấp thiết bị quân sự của Mỹ cho Đài Loan không thể thay đổi cán cân quyền lực ở eo biển Đài Loan đã chuyển sang có lợi cho Trung Quốc đại lục. Đối với Hoa Kỳ, các đợt cung cấp quân sự là một công cụ gây áp lực lên Trung Quốc. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu xét thấy cần thiết, Trung Quốc sẽ tìm cách đối phó với bất kỳ hệ thống quân sự nào được bán cho Đài Loan. Vấn đề không phải là các hệ thống quân sự được bán cho Đài Loan. Vấn đề là các hệ thống này làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm từ phía chính quyền Đài Loan. Đài Bắc có thể nhầm tưởng là họ được bảo vệ tốt khỏi xung đột quân sự, và do đó thực hiện một số bước đi chính trị có thể khiến Bắc Kinh tức giận”.
© AP Photo / Chiang Ying-yingPhi công Không quân Đài Loan trong buồng lái máy bay tiêm kích Mỹ F-5E Tiger II
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao trước việc Đài Loan tăng cường sức mạnh quân sự? - Sputnik Việt Nam
Phi công Không quân Đài Loan trong buồng lái máy bay tiêm kích Mỹ F-5E Tiger II
Trung Quốc sẽ có những biện pháp đối phó

Theo ông Bi Dianlong, chuyên gia Trung Quốc về quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, Trung Quốc đại lục phải cứng rắn trước việc Đài Loan tăng cường sức mạnh quân sự để những người ủng hộ độc lập của hòn đảo này nhận thức rõ rằng kế hoạch của họ là không khả thi. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Bi Dianlong nói thêm, không có lý do gì để hy vọng rằng, chính sách của Mỹ hỗ trợ Đài Loan sẽ thay đổi dưới chính quyền mới của Biden.

Tái khởi động mối quan hệ Trung-Mỹ

Đồng thời, vào tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi chính quyền mới của Hoa Kỳ tái khởi động mối quan hệ giữa hai cường quốc. Ông đã tuyên bố như vậy trong cuộc đối thoại qua video với lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung (USCBC). Bộ trưởng tuyên bố rằng, "chúng ta cần phải nỗ lực tái khởi động đối thoại, trở lại đúng đường và tái xây dựng niềm tin trong giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ Mỹ-Trung". 

Theo các chuyên gia Nga, Bắc Kinh vẫn hy vọng rằng, dưới chính quyền Biden sẽ xảy ra sự tan băng trong mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, thật khó để chờ đợi sự tiến bộ nhanh chóng, ông Alexander Lomanov nói:

“Theo tôi, không thể có sự tái khởi động lớn trong năm đầu tiên Biden cầm quyền. Một dấu hiệu của sự tái khởi động sẽ là việc Mỹ không thực hiện cùng lúc nhiều hành động chống Trung Quốc như đã có trong năm 2020. Lời kêu gọi của Trung Quốc, ngay cả nếu Washington lắng nghe nó, vẫn không thể thực hiện được trong năm 2021 do sức ì rất mạnh trong chính sách chống Trung Quốc của Trump. Mặc dù Joe Biden hiểu rõ sự cần thiết phải ổn định lại và tái khởi động mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng, ông cũng không dám làm như vậy trong năm đầu tiên cầm quyền. Song, nếu trong giai đoạn này, sự suy thoái giống như tuyết lở trong mối quan hệ song phương dừng lại, thì điều đó có thể được coi là bước đầu tiên hướng tới việc tái khởi động mối quan hệ Trung-Mỹ".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала