Xét xử vụ án CDC Hà Nội: Không ai chịu thừa nhận “đút túi riêng”

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) khai báo trước Hội đồng xét xử.
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) khai báo trước Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 10/12, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội liên quan ông Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm.

Tại phiên tòa, nhiều bị cáo là cựu cán bộ CDC Hà Nội đã phủ nhận tư lợi trong mua máy xét nghiệm Covid-19. Vụ việc được cho là gây thiệt hại cho nhà nước hơn 5,4 tỷ đồng.

Phiên tòa xét xử vụ án tại CDC Hà Nội

Ngày 10/12, Tòa án nhân dân TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.

Thiết bị y tế - Sputnik Việt Nam
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị truy tố

Trong vụ án này, có 10 bị cáo liên quan đến các cáo buộc nâng khống giá thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 trước đó. Các bị cáo gồm Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội), Nguyễn Vũ Hà Thanh (sinh năm 1979, nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, CDC Hà Nội), Nguyễn Thị Kim Dung (sinh năm 1973, nguyên Trưởng phòng Tổ chức hành chính, CDC Hà Nội), Nguyễn Ngọc Quỳnh (sinh năm 1975, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, CDC Hà Nội), Hoàng Kim Thư (sinh năm 1987, nguyên Kế toán trưởng, Phó Trưởng phòng Tài chính Kế toán, CDC Hà Nội), Lê Xuân Tuấn (sinh năm 1982, cán bộ CDC Hà Nội).

Ngoài ra, còn có các bị cáo của các đơn vị khác ngoài CDC Hà Nội như Nguyễn Ngọc Nhất (sinh năm 1986, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển khoa học Vitech), Đào Thế Vinh (sinh năm 1975, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam – MST), Nguyễn Trần Duy (sinh năm 1980, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành), Nguyễn Thanh Tuyền (sinh năm 1985, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị y tế Phương Đông).

Các bị cáo này đều bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 222, khoản 3, Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Ngoài 27 luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho 10 bị cáo, Hội đồng xét xử (HĐXX) còn triệu tập đại diện CDC Hà Nội với tư cách “bị hại. Cùng với đó, Tòa còn triệu tập đại diện Công ty MST và Công ty thiết bị y tế Phương Đông, đại diện Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Bộ Y tế, đại diện Sở Y tế Hà Nội, người làm chứng.

Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm xin chịu trách nhiệm chính

Khai nhận tại phiên xét xử hôm nay, cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm lên tiếng xin chịu trách nhiệm chính về mọi liên quan đến gói thầu mua máy xét nghiệm, với tư cách là lãnh đạo đơn vị.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe khử trùng cho bệnh nhân Việt Nam đến bằng COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị truy tố

Bị cáo cho rằng, do tình hình cấp bách của dịch bệnh Covid-19 nên việc mua sắm thiết bị chịu nhiều áp lực.

“Bị cáo nhận toàn bộ trách nhiệm”, ông Cảm nói.

Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm cho biết, khi thực hiện gói thầu số 15 có hệ thống máy Realtime PCR tự động, tức máy xét nghiệm Covid-19, có giá 7 tỷ đồng, máy tách chiết DNA/RNA tự động giá 1,2 tỷ đồng, 2 tủ lạnh âm và 1 tủ mát giá 1,34 tỷ đồng, CDC Hà Nội là đơn vị đảm nhận vai trò chủ đầu tư theo hình thức chỉ định thầu thông thường.

Công Cảm giải thích, trong chỉ định thầu lại chia thành các hình thức rút gọn và thông thường. Cựu giám đốc CDC Hà Nội cho rằng, đơn vị chọn chỉ định thầu thông thường để lựa chọn được nhà thầu, thiết bị đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.

Đến đây, Thẩm phán Chủ tọa Chử Phương Ngọc đặt câu hỏi về việc giữa bị cáo Cảm và bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học - Vitech, gọi tắt là Công ty Vitech), bị cáo Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông, gọi tắt là Công ty Phương Đông) có thỏa thuận như thế nào về hưởng lợi phần trăm từ gói thầu?

Trả lời câu hỏi, bị cáo Cảm cho biết bản thân bị cáo “chưa bao giờ” nghe thông tin sẽ được bị cáo Nhất chia 15% giá trị gói thầu cho CDC Hà Nội như cáo trạng nêu.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNHội đồng xét xử khai mạc phiên tòa.
Xét xử vụ án CDC Hà Nội: Không ai chịu thừa nhận “đút túi riêng” - Sputnik Việt Nam
Hội đồng xét xử khai mạc phiên tòa.

Bị cáo này cũng khẳng định hoàn toàn không hưởng lợi gì từ việc mua máy xét nghiệm Covid-19. Cựu Giám đốc CDC Hà Nội cam đoan lời khai trước tòa là “đúng và khách quan”.

Nói về quy trình lựa chọn nhà thầu bán máy xét nghiệm Covid-19, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm cho biết trước đó do có nhiều người giới thiệu nên biết đến bị cáo Nguyễn Thanh Tuyền.

Qua gặp mặt trao đổi, Tuyền báo giá máy là 7 tỉ đồng, bảo hành 36 tháng. Trong khi đó, về phần mình, bị cáo Tuyền cho hay, Công ty Phương Đông không tham gia thầu trực tiếp vì có nhiều đơn hàng, nên việc cung cấp máy cho CDC Hà Nội được giao cho bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất thực hiện.

Giá máy xét nghiệm Covid-19 được nâng khống thế nào?

Cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định, bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất đã bàn với bị cáo Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại Việt Nam - MST (Công ty MST) về việc tham gia bán máy do Công ty Phương Đông cung cấp cho CDC Hà Nội với giá 8,2 tỷ đồng. Sau khi thống nhất phương án, các bị cáo đã thực hiện việc mua bán lòng vòng nhằm mục đích đẩy giá sản phẩm lên cao.

Ấn phẩm thông tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam góp phần tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19

Theo đó, máy xét nghiệm Covid-19 ban đầu do Công ty Phương Đông nhập khẩu, cung ứng có giá 2,3 tỷ đồng. Công ty này sau đó bán cho Công ty Hưng Long (do vợ của bị cáo Đào Thế Vinh làm Giám đốc) với giá 3,7 tỷ đồng.

Bị cáo Đào Thế Vinh lại nhờ giám đốc một công ty khác ký hợp đồng thể hiện mua lại của Công ty Hưng Long với giá 4,6 tỷ đồng rồi bán cho Công ty MST của Vinh giá 6,6 tỷ đồng. Cuối cùng, Công ty MST bán máy xét nghiệm cho CDC Hà Nội với giá 7 tỷ đồng.

Tại phiên xét xử, chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Cảm vì sao lại ấn định cho Công ty MST trúng thầu.

Bị cáo cho biết chính bản thân cũng không rõ tại sao, chỉ biết là Công ty MST của Đào Thế Vinh đáp ứng đủ các yêu cầu CDC Hà Nội đưa ra. Quy trình chỉ định thầu được thực hiện ở nhiều gói trước với 3 bước thông thường.

Tuy nhiên, cựu giám đốc CDC Hà Nội thừa nhận đã làm hồ sơ gói thầu 15 không đúng, do đó xin chịu trách nhiệm toàn bộ về quy trình rút ngắn chỉ định thầu.

Trả lời phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất kiên quyết phản bác nội dung truy tố về việc thỏa thuận chia hoa hồng 15% giá trị gói thầu mua bán máy xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hà Nội.

Bị cáo Nhất khẳng định không tham gia bàn bạc trước để thực hiện gian lận nâng khống giá thiết bị, mà chỉ thừa nhận sai phạm, chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật của thiết bị và nhờ để cho MST vào thầu.

Cáo trạng xác định, bị cáo Cảm khai được đối tác hứa chia phần trăm nếu duyệt mua máy xét nghiệm Covid-19, nhưng không nhớ rõ là bao nhiêu; còn các bị cáo Vinh, Nhất thừa nhận có quan hệ với bị cáo Cảm và đã thỏa thuận về việc trích tiền hoa hồng 15% gói thầu cho cựu giám đốc CDC Hà Nội.

Ông Trương Quang Việt (bên trái) - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội giữ chức Phó Giám đốc Phụ trách điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
CDC Hà Nội có lãnh đạo mới sau khi ông Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố
Tại phiên tòa, các bị cáo Nguyễn Vũ Hà Thanh (Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội), Nguyễn Ngọc Quỳnh (Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ CDC Hà Nội), Nguyễn Thị Kim Dung (Trưởng phòng tổ chức hành chính CDC Hà Nội), Hoàng Kim Thư (Kế toán trưởng CDC Hà Nội) đều thừa nhận có sai sót trong khi thực hiện gói thầu 15, tuy nhiên khẳng định hoàn toàn không có động cơ, mục đích tư lợi nào.

Thẩm phán Chủ tọa phiên toà cho biết, trước phiên xét xử ngày hôm nay, phía CDC Hà Nội đã có công văn trình bày về các thành tích, công sức đóng góp của bị cáo nguyên là cán bộ CDC Hà Nội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, và phía CDC Hà Nội cũng có ý kiến xin giảm nhẹ cho các bị cáo.

Phát biểu tại phiên tòa, đại diện CDC Hà Nội khẳng định giữ nguyên ý kiến trên. Đối với những bị cáo khác, CDC Hà Nội mong Tòa xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đại diện CDC Hà Nội, những năm trước, Sở Y tế Hà Nội là cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc mua bán, đấu thầu. Tuy nhiên, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, CDC Hà Nội đã được Sở Y tế giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện.

Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала