Khai trừ Đảng ông Nguyễn Đức Chung. Việt Nam giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư

© Ảnh : Trí Dũng –TTXVNToàn cảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị.
Toàn cảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều 17/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam cựu Chủ tịch Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung.

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng, trong ngày làm việc thứ 4 dưới sự chủ trì và điều hành của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp về công tác cán bộ đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới (Khóa XIII).

Khai trừ Đảng ông Nguyễn Đức Chung

Việc ông Nguyễn Đức Chung chính thức bị khai trừ ra khỏi hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam được nhận định là “sớm hay muộn”, và trong thông cáo phát đi chiều ngày 17/12 của Văn phòng Trung ương Đảng, quyết định thi hành kỷ luật ông Chung đã được thực hiện.

Các bị cáo tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tranh cãi vụ Thẩm phán Trương Việt Toàn bắt tay động viên ông Nguyễn Đức Chung

Văn phòng trung ương Đảng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã tiến hành xem xét, quyết định khai trừ ra khỏi Đảng ông Nguyễn Đức Chung.

Thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, tại phiên họp của Hội nghị Trung ương 14 (khóa XII) diễn ra ngày 17/12, đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương được Bộ Chính trị Việt Nam ủy quyền đọc tờ trình đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội (nhiệm kỳ 2015-2020), nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP. Hà Nội (nhiệm kỳ 2016 -2021).

Sau khi lắng nghe Tờ trình của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức “Khai trừ” ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.

Ông Nguyễn Đức Chung “vi phạm rất nghiêm trọng quy định của Đảng”

Trước đó, như đã thông tin, từ ngày 1 - 2/12, tại Kỳ họp 50 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã được tổ chức tại Hà Nội đã xem xét, kết luận các nội dung liên quan đến công tác kỷ luật đảng, cụ thể là xem xét các hành vi sai phạm của ông Nguyễn Đức Chung.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Sắp xử các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Vũ Huy Hoàng

Ông Nguyễn Đức Chung, mang quân hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam, là Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (hiện đang bị khởi tố, tạm giam và đình chỉ sinh hoạt đảng).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá, ông Nguyễn Đức Chung đã vi phạm rất nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân ông Chung.

Việt Nam bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Cùng ngày, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp về công tác cán bộ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị chủ trì, điều hành chương trình Hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải bảo vệ Biển Đông, Quân đội không để bị bất ngờ

Theo đó, trong ngày làm việc thứ tư của Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ tư Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII lần thứ 14 cho biết, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thay mặt Bộ Chính trị đọc Tờ trình về Phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư Khóa XIII.

Đồng thời, trong ngày làm việc hôm nay, 17/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 14 nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cán bộ, công tác nhân sự, nhất là nhân sự cấp cao tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Theo đó, thực hiện phương hướng công tác nhân sự, tại Hội nghị Trung ương 13 (tháng 10/2020), Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự tham gia ủy viên Trung ương chính thức, ủy viên Trung ương dự khuyết và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.

Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 13 kết thúc, căn cứ vào Kế hoạch xây dựng phương án nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến phát hiện, giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương, thẩm định của các cơ quan chức năng và đề xuất của Tiểu ban Nhân sự.

Đến ngày, ngày 20/11/2020, Bộ Chính trị đã xem xét, thảo luận và bỏ phiếu quyết định phê duyệt Quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, tham khảo công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số khóa gần đây về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, số lượng, cơ cấu, cách làm và những hạn chế, bất cập, các bài học kinh nghiệm được rút ra, làm cơ sở để xây dựng Đề án về phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

“Căn cứ vào tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới và thực tế đội ngũ cán bộ hiện có, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã họp nhiều lần, xem xét một cách dân chủ, khách quan, toàn diện, rà soát chặt chẽ, kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng phương hướng, quy trình công tác nhân sự đã đề ra”, lãnh đạo Đảng và Nhà nước nêu rõ.

Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 14, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vasilievich Vnukov - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam và Nga "tin cậy chính trị cao"

Cụ thể là về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, quy trình phát hiện, giới thiệu và cách làm. Ngoài ra, Trung ương cũng thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng yêu cầu từng đồng chí Trung ương phải tập trung nghiên cứu kỹ Tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu nhân sự có liên quan, suy nghĩ cân nhắc thận trọng.

“Điều quan trọng nhất là phải “đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc lên trên hết”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Để thực hiện tốt công tác nhân sự, trước hết, tất cả đều phải thảo luận thật kỹ, cho ý kiến một cách dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm – “không chịu sức ép từ một ai” - tạo sự đoàn kết và thống nhất cao trong việc bỏ phiếu quyết định giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала