Bàn về “trường hợp đặc biệt” nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Việt Nam

© Ảnh : Dương Giang - TTXVN Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo.
 Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công tác nhân sự Đại hội 13, “trường hợp đặc biệt” Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Việt Nam được cho là sẽ chọn ra những nhân vật ưu tú, xuất sắc, đủ bản lĩnh lãnh đạo đất nước.

Theo đó, hướng đến Đại hội Đảng 13, đồng chí Phan Diễn, nguyên Thường trực Ban Bí thư bàn về các “trường hợp đặc biệt” trong công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, cho rằng, Trung ương sẽ cân nhắc những nhân vật ưu tú, xuất sắc, không nên câu nệ về tuổi tác, người lãnh đạo cần bản lĩnh vì tình hình Biển Đông, khu vực, đất nước còn phức tạp.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nêu rõ, kiên quyết loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn, cần đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản động, cơ hội chính trị phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu của Đảng không gì khác ngoài lo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân.

Ông Trần Quốc Vượng: Chúng ta đã làm cuộc cách mạng long trời lở đất

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ Ba khóa IX Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh quan điểm về công tác nhân sự phải kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản động, cơ hội chính trị phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cần loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng của Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an Việt Nam và quyết tâm bảo vệ Đại hội 13 của Đảng

Điểm lại tình hình đất nước trong năm qua cùng các hoạt động nổi bật của Mặt trận, đồng chí Trần Quốc Vượng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng những thành tích mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã giành được.

“Thành tích của công tác mặt trận các cấp năm qua đã góp phần tích cực vào việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc vì mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đồng chí Vượng biểu dương.

Ông Trần Quốc Vượng cho biết, năm 2021 có nhiều sự kiện trọng đại đối với Việt Nam. Đó là thời điểm tổ chức Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội.

Năm 2021 cũng là năm tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026. Về phương hướng hoạt động năm sau, đồng chí Trần Quốc Vượng cơ bản tán thành các nhiệm vụ và giải pháp, chương trình Mặt trận đề ra.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNQuang cảnh hội nghị.
Bàn về “trường hợp đặc biệt” nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh hội nghị.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư đề xuất, ngay sau Đại hội 13 của Đảng, Mặt trận cần sớm triển khai, tổ chức thật tốt việc nghiên cứu, học tập, quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đại hội. Đồng thời, cần tập trung xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Các đồng chí Uỷ viên Trung ương dự phiên mạc hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Công bố dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần chủ động, tích cực nhiều hơn nữa trong việc vận động các tầng lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phát huy lòng yêu nước, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, đóng góp trí tuệ và tài năng cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, cường thịnh.

Theo ông Trần Quốc Vượng, văn kiện gần đây nhấn mạnh rất rõ ý chí khơi dậy khát vọng phát triển – khát vọng của đất nước, dân tộc, từng người dân.

Nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “dù đốt cháy cả Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”, đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, lời dặn của Bác Hồ cũng chính là khát vọng của dân tộc.

“Khát vọng của dân tộc nô lệ là phải vùng lên giành độc lập, giành quyền làm chủ. Dù thời điểm đó khó khăn như thế, chúng ta đã làm cuộc cách mạng long trời lở đất, xây dựng chính quyền của nhân dân. Bây giờ khát vọng xây dựng đất nước như thế, chúng ta phải vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, cường thịnh”, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.

Thường trực Ban Bí thư: Loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn

Đối với các cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2025, ông Trần Quốc Vượng lưu ý, với vị trí là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cần có kế hoạch cụ thể, tham gia cùng các cấp, các ngành tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử nói trên.

“Mặt trận phải bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm để sự kiện đó thực sự ngày bầu cử là ngày hội của toàn dân”, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nêu rõ.

Đại diện Ban Bí thư nhấn mạnh, Mặt trận phải thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người thực sự đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

“Kiên quyết loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn, không để lọt vào khóa mới. Rút kinh nghiệm vừa rồi có những người không đủ tiêu chuẩn sau đó phải xử lý”, đồng chí Trần Quốc Vượng nêu rõ.

Bên cạnh đó, còn yếu tố đặc biệt quan trọng đó là Mặt trận thực hiện vai trò của mình trong công cuộc phòng, chống Covid-19 cũng như các phong trào khác, nhất là những phong trào, hành động vì người nghèo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam “nhất trí cao” nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII

Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, Việt Nam đổi mới, làm gì thì dân cũng phải được ấm no, hạnh phúc, không còn người nghèo.

Về công tác giám sát, phản biện, ông Vượng đề nghị Mặt trận cũng cần tích cực, chủ động hơn trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, tăng cường đồng thuận xã hội. Cùng với đó, Mặt trận cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, giúp nhân dân nhận thức và thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, Mặt trận cần phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

“Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản động, cơ hội chính trị phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, Thường trực Ban Bí thư khẳng định.

Đồng chí Vượng đề nghị các cấp ủy, đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Mặt trận Tổ quốc các cấp, tạo điều kiện cho Mặt trận hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Ông Phan Diễn: Biển Đông phức tạp, người lãnh đạo phải có bản lĩnh

Trao đổi về công tác nhân sự khóa mới, nguyên Thường trực Ban bí thư Phan Diễn nhấn mạnh, công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII được làm bài bản, chặt chẽ và tốt hơn so với nhiều Đại hội trước, nhất là Đại hội XII.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội nêu. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Thể xin “rút kinh nghiệm”, tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ chạy thật trước Đại hội 13?

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương và đặc biệt là Tổng Bí thư đã yêu cầu phải quan tâm đến cả tiêu chuẩn và cơ cấu trong công tác chuẩn bị nhân sự. Tuy nhiên, trong 2 tiêu chí đó thì tiêu chuẩn là quan trọng hơn, không vì cơ cấu mà giảm tiêu chuẩn.

Ông Diễn đánh giá, yêu cầu này là rất đúng đắn, bởi vì phải bảo đảm tiêu chuẩn thì cơ quan lãnh đạo Đảng mới đủ bản lĩnh, năng lực, phẩm chất, tín nhiệm để gánh vác chức trách, nhiệm vụ được giap. Còn cơ cấu là cái giúp cho Ban chấp hành Trung ương đạt được sự hài hòa, đại diện cho toàn Đảng, thuận lợi để lãnh đạo toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực, vùng miền.

“Tôi nhận thấy trước đây đã có khá nhiều trường hợp vì chạy theo cơ cấu mà không bảo đảm tiêu chuẩn, làm yếu Ban chấp hành Trung ương. Người được bầu vào cơ quan lãnh đạo nhưng không đủ tiêu chuẩn, không làm tròn vai trò cấp ủy, ủy viên Trung ương thì cơ cấu mà họ đảm nhiệm cũng chỉ là hình thức, có cũng như không, lại chiếm mất chỗ của người khác và có thể gây ra những sai lầm, thiệt hại. Vì vậy, phải đặt tiêu chuẩn lên hàng đầu, không nên vì cơ cấu mà làm yếu Ban chấp hành Trung ương”, ông Phan Diễn nhấn mạnh.

Bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng, tiêu biểu, không có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền – đây là hai tiêu chuẩn được Bộ Chính trị xác định, theo đồng chí Phan Diễn chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với VnExpress.

Ông Diễn đánh giá đây là điều rất cần thiết, vì tuy đang nắm trong tay thời cơ để phát triển, nhưng Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều thách thức, đặc biệt là tình hình thế giới, khu vực.

“Biển Đông đang diễn biến nhanh, phức tạp. Người lãnh đạo trong bối cảnh đó phải có đủ bản lĩnh, vững vàng trong mọi tình huống, mọi thử thách”, đồng chí Phan Diễn nói.
Ông Đinh La Thăng là một trường hợp “sai lầm”

Công tác nhân sự khóa XIII còn có sự thống nhất cao giữa Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Đây là điều khác hẳn với lúc chuẩn bị Đại hội XII. Khi đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đề nghị Trung ương khóa XI giới thiệu một số người để Trung ương khóa mới bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tuy nhiên Ban chấp hành Trung ương khóa XI không chấp nhận mà lại biểu quyết giới thiệu nhiều nhân sự nằm ngoài dự kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 8/2011 - 2/2016). - Sputnik Việt Nam
Bản án nhân văn. Ông Đinh La Thăng nhận 10 năm tù vụ cao tốc Trung Lương

Có những cá nhân trong danh sách Trung ương bổ sung sau đó được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII (đương nhiệm) rất xứng đáng, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuy nhiên cũng có trường hợp sau đó cho thấy lại là sai lầm.

Ông Đinh La Thăng là một ví dụ điển hình cho thấy điều đó. Ông không được Bộ Chính trị, nhưng là người được Trung ương giới thiệu bổ sung. Đến giữa nhiệm kỳ thì ông Thăng bị kỷ luật và hiện đang ở tù vì một loạt vi phạm trong nhiều vụ án khác nhau. Ngoài ra, còn có một loạt cán bộ cấp ủy Đảng các cấp, trong đó có khoảng chục Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư cũng bị kỷ luật với các mức độ khác nhau.

“Điều này cho thấy công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XII đã có thiếu sót, sai lầm. Lúc này, vẫn còn quá sớm để đánh giá danh sách nhân sự khóa mới, nhưng sự đồng thuận đã cao hơn lần trước”, đồng chí Phan Diễn thẳng thắn.

Nguyên Thường trực Ban Bí thư phân tích thêm một điểm mới nữa là việc bầu cử cấp ủy của các Đảng bộ trực thuộc Trung ương như các tỉnh, thành ủy khóa này cũng được chuẩn bị chủ động hơn, sớm hơn và để lại ấn tượng ban đầu là chất lượng tốt hơn. Không ít trường hợp Trung ương đưa cán bộ từ các nơi khác về địa phương giữ vị trí chủ chốt, đem lại hiệu quả tích cực.

“Không chỉ nhân sự Bí thư, mà Giám đốc công an không phải người địa phương cũng giúp phanh phui được một số vụ án tồn tại từ nhiều năm trước ở địa phương”, nguyên Thường trực Bộ Chính trị Phan Diễn cho biết.

Theo ông Phan Diễn, tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức trong sáng là rất quan trọng, liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là điều mà toàn Đảng, toàn dân đang quan tâm.

Thời gian qua, dù đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác này, nhưng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, cuộc đấu tranh vẫn còn lâu dài. Do đó, những người có mặt trong cơ quan lãnh đạo Đảng phải là tấm gương sáng trên mặt trận này mới đủ tư cách lãnh đạo quần chúng.

“Nhìn lại thời điểm trước Đại hội XII, chúng ta lâm vào hoàn cảnh hết sức hiểm nghèo khi nhiều doanh nghiệp lớn của nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát tài sản. Nhiều dự án xây dựng quan trọng bị thất bại, không hiệu quả. Trong khi đó, kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn, không phát triển mạnh được. Chúng ta thu hút được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài nhưng quản lý, lựa chọn không tốt. Kết quả là nhịp độ phát triển kinh tế xã hội chậm dần, chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế kém; đất nước liên tục bội chi ngân sách, nhập siêu, nợ công, nợ xấu ngày càng chồng chất”, ông Phan Diễn phân tích.

Theo ông, tuy có nhiều giải pháp nhưng một số chỉ mang tính tình thế, chắp vá, thiếu căn cơ. Ví dụ như đi vay nợ mới để có tiền trả nợ cũ, xoay vòng nợ, đảo nợ; vấn đề xử lý một số ngân hàng của tư nhân đang trên bờ vực phá sản...

“Theo tôi nghĩ, lúc bấy giờ, chúng ta không còn cách xa bờ vực khủng hoảng kinh tế xã hội bao nhiêu”, ông nói.
“Khi đó, kỷ luật, kỷ cương bị buông lỏng ở khắp nơi. Dù điều tra, kiểm tra, thanh tra liên tục nhưng nhiều vụ án vẫn có biểu hiện "chìm xuồng". Ngày càng có nhiều lãnh đạo biểu hiện cơ hội, bao che, dung túng, thậm chí tiếp tay tội phạm, những kẻ xu nịnh, đút lót... Qua các vụ án bị đưa ra truy tố, xét xử trong nhiệm kỳ này, càng thấy rõ điều đó”, ông Diễn cho hay.

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng: Cáo buộc "trên trời", gắp lửa bỏ tay người
Trong nhiệm kỳ khóa XII, Đảng, Nhà nước đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm tốt công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, từ đó xoay chuyển được tình hình. Kinh tế vẫn đạt được nhịp độ phát triển ngày càng cao, cân đối vĩ mô được cải thiện, liên tục xuất siêu, dự trữ ngoại hối ngày càng tăng, bội chi ngân sách được kiềm chế, nợ công, nợ xấu giảm.

Bên cạnh việc khắc phục những nhân tố không lành mạnh của nền kinh tế, điều này còn tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững, tiếp cận, vươn lên để bắt nhịp được những xu hướng tiến bộ mới của nền kinh tế thế giới.

“Công tác xây dựng Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ này cũng có biến chuyển rõ ràng. Chúng ta đã nghiêm khắc đưa các vụ án trong đó có nhiều vụ án lớn ra giám sát, xử lý theo quy định pháp luật; thi hành kỷ luật nhiều cán bộ của Đảng và Nhà nước, kể cả ở cấp rất cao. Đây không phải việc đáng vui mừng nhưng cần thiết và bắt buộc phải làm để vượt qua được những khủng hoảng và để đất nước phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội”, ông Phan Diễn nhấn mạnh.
Trường hợp đặc biệt Bộ Chính trị, Ban Bí thư là những nhân vật xuất sắc, ưu tú

Nói về cơ cấu độ tuổi cho công tác nhân sự của Đảng, ông Phan Diễn cho biết, theo chủ trương của Đảng, các thành viên Ban chấp hành Trung ương sắp tới phải có 3 độ tuổi, phấn đấu dưới 50 tuổi chiếm khoảng 15-20%; 50-60 tuổi khoảng 70% và từ 61 tuổi trở lên khoảng 10%.

Đồng chí Trương Quang Nghĩa, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Ở Việt Nam, ít ai nghĩ đến việc kỷ luật hay cho vào tù một Ủy viên Bộ Chính trị

Cơ cấu tuổi này là cần thiết vì mỗi độ tuổi có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Theo ông Diễn, trong điều kiện Việt Nam, lứa tuổi 50-60 là lứa tuổi có độ chín, bề dày về kinh nghiệm ở các lĩnh vực công tác nên cần chiếm số lượng đông nhất.

Tuy nhiên, ông Diễn cũng nhắc lại, tiêu chuẩn quan trọng nhất của người lãnh đạo là khả năng, bản lĩnh xử lý những vấn đề tầm chiến lược, quan trọng của toàn Đảng, toàn quốc, nên những người cao tuổi đã được thử thách, rèn luyện, có kinh nghiệm công tác về nhiều mặt là vốn quý.

“Nên có một tỷ lệ nhất định những người này trong hàng ngũ lãnh đạo, nhất là ở những vị trí cấp chiến lược, sẽ bảo đảm sự vững vàng của cơ quan lãnh đạo”, nguyên Thường trực Bí thư nêu rõ.

Bàn về các trường hợp đặc biệt, đồng chí Phan Diễn cũng nêu những góc nhìn đáng chú ý. Theo đó, việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII, đến nay, Ban chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua danh sách giới thiệu để bầu ra các Ủy viên Trung ương, tiếp đó đã biểu quyết danh sách giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới, sắp tới sẽ xem xét nhân sự chủ chốt Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.

Trình tự như vậy là hợp lý vì có đủ tiêu chuẩn Trung ương thì mới có điều kiện cân nhắc vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có vào Bộ Chính trị thì mới tính đến chuyện đảm nhiệm cương vị chủ chốt. Trường hợp đặc biệt xem xét cuối cùng.

“Trường hợp đặc biệt dành cho những người đã quá độ tuổi theo quy định, nhưng chưa tìm được người đủ khả năng, kinh nghiệm để đảm bảo sự ổn định. Đây phải là những nhân vật ưu tú, xuất sắc và còn đủ điều kiện để tiếp tục làm việc, đảm nhiệm những vị trí rất cần thiết mà Trung ương thấy nên đặc cách giới thiệu tái cử”, đồng chí Phan Diễn nhấn mạnh.

Theo ông, việc này Trung ương sẽ cân nhắc, quyết định nhân sự giới thiệu ra Đại hội. Tất nhiên, những trường hợp này không nhiều.

“Tôi tán thành cách đặt vấn đề của Đảng về cơ cấu độ tuổi, tuy nhiên, tôi nghĩ những chức vụ chủ chốt nhất không nên quá câu nệ về tuổi tác. Thế giới có những lãnh đạo rất trẻ, nhưng đôi khi có lãnh đạo cao tuổi và nhiều trường hợp lại là những người lãnh đạo rất xuất sắc”, đồng chí Phan Diễn nhấn mạnh.

Về vấn đề đội ngũ cán bộ của Việt Nam hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh, ông Phan Diễn cho rằng, hiện nay, tình hình đã tốt hơn lên, số lượng cán bộ đông lên, chất lượng cũng được nâng cao hơn, nhưng kinh tế vẫn có những cái thiếu bền vững, yếu kém, công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực có tiến bộ nhưng chưa thể đánh giá quá lạc quan.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại buổi hội đàm trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội (Việt Nam). - Sputnik Việt Nam
Bộ Chính trị kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình bằng hình thức cảnh cáo

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong những yếu tố đó có một vài điểm cực kỳ quan trọng. Thứ nhất là phải có quy chế về lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ bài bản, nghiêm túc, tránh được những lỗ hổng. Ngoài ra, cần tiếp tục có đổi mới cần thiết trong việc sử dụng cán bộ.

Theo đồng chí Phan Diễn, cần có sự cạnh tranh lành mạnh, để người có tiềm năng, tố chất sớm được bắt tay đảm nhiệm vị trí có thể phát huy khả năng, sớm được trưởng thành. Những người không xứng đáng, làm trì trệ phong trào, thậm chí làm hư hỏng, đình đốn phong trào của địa phương, ngành, cả nước thì nên thay đổi sớm.

Chuẩn bị ngay trước thềm Đại hội, đồng chí Phan Diễn cho rằng, giờ không được lơi là những nhiệm vụ thường xuyên của Đảng và đất nước.

“Trong những giờ phút như thế này mà chúng ta lơi lỏng thì có thể có những tình huống bất lợi cho Đảng và Nhà nước. Đại hội rất quan trọng nhưng phải bảo đảm mọi việc tiến hành bình thường, chặt chẽ, không tạo cơ hội nào cho kẻ xấu lợi dụng”, ông Diễn nhấn mạnh.

Tiếp đến là làm tất cả những gì cần thiết để Đại hội thành công.

“Đặc biệt là công tác chuẩn bị nhân sự, cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, cẩn thận đối với từng ứng viên, đảm bảo không bỏ sót người tài nhưng cũng không để người không đủ tư cách vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng khóa tới”, đồng chí Phan Diễn nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала