Tuần tra chung trên không của Nga và Trung Quốc - tín hiệu cho những kẻ phá hoại sự ổn định trong khu vực

Đăng ký
Vào thứ Ba, ngày 22 tháng 12, lực lượng không quân Nga và Trung Quốc đã thực hiện cuộc tuần tra chung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APR) - trên biển Nhật Bản và Hoa Đông.

Theo ghi nhận trên Global Times của Yang Jin, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Học viện khoa học xã hội của Trung Quốc, đây là hoạt động thứ hai như vậy đối với các nước đối tác - cuộc tuần tra chung đầu tiên diễn ra vào tháng 7 năm 2019.

Tàu tuần tra Mark VI của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ tăng cường nhóm tàu ở Thái Bình Dương để chống Trung Quốc

Theo tác giả bài báo, các cuộc diễn tập được thực hiện cho thấy sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Mosckva và Bắc Kinh, cũng như mối quan tâm của hai quốc gia liên quan đến sự ổn định trong khu vực. Chuyên gia Trung Quốc nhắc lại:

“Một số quốc gia nước ngoài do Mỹ đứng đầu đã nhiều lần can thiệp vào tình hình ở đây và kích động xích mích, gây nguy hiểm cho hòa bình trong khu vực”.

Hợp tác chiến thuật

Như nhà phân tích nhấn mạnh, tương tác quân sự giữa Moskva và Bắc Kinh nhằm duy trì sự ổn định - "đây là sự hợp tác chiến thuật không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào". Do đó, không nên cố gắng giải thích bằng cách nào đó hoạt động tuần tra chung của không quân Nga và Trung Quốc và bổ sung thêm ý nghĩa cho nó.

 Vương Nghị  - Sputnik Việt Nam
Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Nga và Trung Quốc

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Moskva và Bắc Kinh trong thời kỳ mới nằm ở khả năng hợp tác chặt chẽ của hai nước trong các lĩnh vực như an ninh. Yang đảm bảo rằng các cuộc tuần tra chung giống như "diễn tập chữa cháy như một phần của đhuấn luyện an toàn" và không có ý đồ xấu nào đằng sau.

Tuy nhiên, hoạt động đã thu hút sự chú ý của một số quốc gia, những quốc gia chia sẻ mối quan ngại của họ về các hành động chung của Nga và Trung Quốc. Tokyo và Seoul thậm chí còn cử máy bay chiến đấu của họ để hộ tống máy bay của Moskva và Bắc Kinh. Sau cuộc tuần tra chung đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đưa ra những tuyên bố gay gắt.

“Các nhà quan sát nên lưu ý rằng Trung Quốc và Nga là những cường quốc duy trì sự ổn định trong khu vực chứ không phải nỗ lực phá hủy sự cân bằng chiến lược”, - chuyên gia của Global Times nhấn mạnh.

Điều gì đe dọa đến sự ổn định?

Theo nhà phân tích, mối đe dọa đối với sự ổn định, chủ yếu được thẻ hiện bởi các quốc gia không thuộc khu vực, dẫn đầu là Hoa Kỳ, với nỗ lực can thiệp của họ. Chính những quốc gia này triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở đây, và các liên minh quân sự của họ trở thành nhân tố quyết định trong việc bất ổn.

Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Tại sao Mỹ không thể xúi giục các nước Châu Á - Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc?
“Trung Quốc và Nga, không nằm trong liên minh quân sự, không đe dọa sự ổn định của khu vực và không triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của mình ở đây. Hoạt động tập trận của hai qcường có thể được coi là  phản ứng đối với các hành động có thể gây mất ổn định khu vực. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc và Nga đang tiến hành các cuộc tuần tra chung trên không như một phản ứng gay gắt trước các lệnh trừng phạt thù địch của Mỹ. Quan điểm này có lý”, - tác giả lập luận.

Là những cường quốc mạnh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nga và Trung Quốc muốn có một môi trường hòa bình và ổn định để phát triển thành công của chính họ.

“Trong khi đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới, tình hình quốc tế vẫn còn nhiều xáo trộn. Và thay vì kiểm soát sự lây lan của coronavirus trên lãnh thổ của họ, một số nước phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đang chính trị hóa đại dịch và khôi phục cách tiếp cận một chiều và bảo thủ đối với Trung Quốc và Nga, do đó làm trầm trọng thêm căng thẳng. Họ cũng can thiệp vào chính trị trong nước của Trung Quốc và Nga, tìm cách gieo rắc mối bất hòa giữa hai quốc gia và các nước láng giềng. Họ đổ lỗi cho Bắc Kinh và Moskva dựa trên những cân nhắc về ý thức hệ và an ninh quốc gia của họ. Họ thậm chí còn đi xa tới mức cố gắng thành lập một liên minh quân sự kiểu NATO ở châu Á”, - chuyên gia khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала