«Trộm xác cũng là trộm». Tại sao người Trung Quốc phải lén giấu thi thể

© AP Photo / Andy WongNhân viên an ninh tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh với súng phun dập tắt những que hương cháy trên các ngôi mộ
Nhân viên an ninh tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh với súng phun dập tắt những que hương cháy trên các ngôi mộ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ngôi mộ trống không, những chứng từ giả mạo, hàng chuỗi gian dối, tham nhũng - đó là một mặt khác của cải cách tang lễ ở Trung Quốc. Không đủ đất nghĩa trang cho tất cả mọi người, nhưng những nỗ lực để dân chúng quen với nếp hỏa táng đã vấp phải sự phản kháng âm ỉ.

Vì tuân theo truyền thống mai táng như bao đời nay, người Trung Quốc đương thời phải tiêu tốn rất nhiều tiền và phạm tội.

Thi thể biến mất

Thăm viếng phần mộ cha ba tháng sau đám tang, ba anh em nhà họ Lý – Chính Đức (Zhengde), Thanh Hoa (Qinghua) và Trấn Hải (Zhenhai) - nghi ngờ có điều gì đó kinh dị không ổn. Những đồ tuỳ táng truyền thống, được ém trong quan tài, thì bây giờ văng rải rác quanh  mộ, còn mặt đất như thể bị cày xới. Thử thăm dò ở độ nông, mấy anh em họ Lý tìm thấy chiếc quan tài: lớp vỏ bọc ngoài màu đỏ biến mất, ai đó đã rút hết những hàng đinh đóng cố định. Và khủng khiếp nhất là thi hài người cha không nằm bên trong áo quan.

Choáng sốc và hoảng sợ, mấy người chạy về gặp anh họ Lương Lê (Liang Li) bí thư chi bộ thôn, nhưng vẫn không nhận được lời giải đáp nào. Mấy anh em phải xác minh xem thi thể của cha già đã biến đi đâu. Nhưng có một vướng mắc  - vốn là chính họ đã thu xếp một lễ mai táng lách luật.

Ông cụ Lý qua đời vào cuối năm 2018 hưởng thọ 87 tuổi tại ngôi làng nhỏ gần thành phố Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông - quê hương của nhà thông thái vĩ đại Khổng Tử. Theo quy định của chính quyền, thi thể ông cụ phải được hỏa táng, nhưng những người con trai quyết định né luật để làm theo truyền thống, họ chôn cất thi hài cha trong rừng một cách bí mật.

«Hậu sự» này đã được chuẩn bị theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng từ khi ông cụ còn sống. Người anh cả đã lên đường đến tỉnh Hà Nam lân cận và tìm được nhân vật thích hợp. «Cò» trung gian là một thanh niên gầy nhẳng 30 tuổi, nhận 480 nhân dân tệ dành sắm tang phục, 3.000 nhân dân tệ cho chiếc quan tài, 600 nhân dân tệ cho các chi phí khác và sắp xếp thủ tục mai táng ngay vào đêm ông cụ Lý từ trần.

© AFP 2023 / StringerNghĩa trang ở thành phố Dương Châu, Trung Quốc
«Trộm xác cũng là trộm». Tại sao người Trung Quốc phải lén giấu thi thể - Sputnik Việt Nam
Nghĩa trang ở thành phố Dương Châu, Trung Quốc

Tuy nhiên, bí mật nhanh chóng bị bại lộ: có người «rỉ tai» bí thư chi bộ thôn. Bây giờ phải khai quật thi hài để đem hỏa táng theo quy định. Bí thư Lương gợi ý cho mấy anh em giải quyết vấn đề theo cách tử tế họ hàng. Với 30.000 nhân dân tệ, ông ta sẽ tổ chức hỏa thiêu một thi thể khác và lấy giấy chứng nhận mang tên ông cụ Lý. Sẽ không phải khai quật thi hài và không ai xâm phạm ngôi mộ nơi ông cụ yên nghỉ. Mấy anh em trai thấy cái giá kia dường như bị «thổi» quá cao, bàn đi bàn lại mãi cuối cùng các bên đồng ý với giá 13.000 nhân dân tệ.

chùa Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Vụ xáo trộn hũ tro cốt tại chùa Kỳ Quang 2: Ngưng chức vụ trụ trì với Hòa thượng Thích Thiện Chiếu

Sau khi được cấp chứng nhận chính thức, ghi các dữ liệu của người cha với xác thực «Đã hoả táng», mấy người con thở phào. Thế nhưng chẳng mấy chốc họ hoảng hồn phát hiện sự mất mát. Và đi đến kết luận rằng họ đã rơi vào âm mưu lừa đảo theo cùng sơ đồ tinh vi mà theo đó chính họ được cấp giấy chứng nhận hỏa táng. Hẳn là thi thể người cha đã bị đào lên và đưa vào lò thay cho một người khác được chôn cất bí mật.

Những lo sợ đã có xác nhận. Hóa ra người ta đã đốt thi thể cụ Lý trong lò hỏa thiêu thay cho một người phụ nữ vừa mất từ ​​vùng lân cận. Hơn nữa, nhà tổ chức cũng chính là «cò» môi giới gầy nhẳng nọ, người đã «hào hiệp» đứng ra giúp mấy anh em chôn cất thi hài cha.

Tục thờ cúng tổ tiên

Toàn bộ gia đình con cháu ông cụ Lý bị xúc phạm và choáng váng hơn cả là giờ đây họ đã mất hài cốt cha - ở Trung Quốc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn còn lưu truyền. Nếu hỏa táng thi hài cha ngay lập tức, họ có bình tro di cốt để thờ, còn bây giờ tìm kiếm là chuyện hoàn toàn không thể. Chính quyền địa phương lo sợ mấy anh em nhà này đưa chuyện ra công luận nên đã đe dọa họ bằng khoản tiền phạt 240.000 nhân dân tệ vì tội tổ chức tang lễ bất hợp pháp. Tuy nhiên, những người họ Lý ở thế cùng đã viện dẫn nguyên tắc và dùng vũ lực lôi kẻ môi giới vô đạo đức đến đồn công an huyện, nơi anh ta thú nhận hành vi tội lỗi.

© AP Photo / Xinhua / Peng ZiyangCông nhân mặc đồ bảo hộ cắm hoa trên mộ tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh, Trung Quốc
«Trộm xác cũng là trộm». Tại sao người Trung Quốc phải lén giấu thi thể - Sputnik Việt Nam
Công nhân mặc đồ bảo hộ cắm hoa trên mộ tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Từ manh mối này cảnh sát phanh phui một mạng lưới tội phạm, kể cả bí thư chi bộ thôn, đã tàn nhẫn khơi khơi moi tiền của những người họ hàng muốn lách luật, tài xế lái xe tang của nhà hỏa táng khu vực và kẻ trung gian giúp tổ chức chôn cất. Đã khởi tố vụ án hình sự theo điều luật «Trộm cắp». Như viên cảnh sát địa phương giải thích: «Trộm xác cũng là trộm».

Không phải chỉ một cụ Lý bị trộm xác

Chỉ từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2019 trong khu vực đã có khoảng 20 trường hợp tương tự. Chính trong giai đoạn này, các cơ quan chức năng gia tăng áp lực - cần phải khẩn trương nâng mức thu phí hỏa táng. Vấn đề là ở chỗ kể từ năm 2018, ở Trung Quốc đẩy mạnh cái gọi là cải cách tang lễ, và tỉnh Sơn Đông, nơi có gia đình họ Lý, được chọn là một trong những địa phương thí điểm để thực hiện quy định cải cách.

Ở đất nước đông dân nhất thế giới nay, già hóa đang là vấn đề nhức nhối. Từ những năm 1970 đến năm 2016, Trung Quốc ban hành «chính sách một con» nhiều tranh cãi. Kế hoạch sinh sản được gửi từ trên cao xuống các quận huyện và thôn xóm, nơi những cặp vợ chồng muốn sinh con phải đăng ký và xếp hàng. Những ai sinh kẻ nối dõi không theo quy định sẽ chịu hình phạt tiền, và không hiếm khi bị cưỡng bức triệt sản.

Археолог на раскопках - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc khai quật lăng mộ vua có lịch sử 1000 năm

Số lượng người cao tuổi ngày càng nhiều và vào năm 2017, trong số gần một tỷ rưỡi công dân có khoảng 26 triệu người (1,8%) trên 80 tuổi. Theo một số dữ liệu, đến năm 2025 những người như vậy sẽ là 2% dân số và vào năm 2050 – 8%. Số người trên 60 tuổi gần 250 triệu, như vậy Trung Quốc là nước có cư dân già đông nhất.

Phát sinh vấn đề khác không kém hệ trọng. Trung Quốc là đất nước nông nghiệp truyền thống, và thi hài người qua đời phải được chôn xuống đất theo phong tục. Nông dân thường chôn cất thi hài ở ven rìa khu đất canh tác. Đương nhiên, diện tích nghĩa địa ngày càng lớn hơn.

Chính phủ Trung Quốc đã thi hành biện pháp. Từ năm 2016, thành viên các gia đình được khuyến nghị nên chôn mộ chung hoặc chôn hộp tro xuống đất, phía trên trồng cây xanh. Một cách khác là ký thác bình di cốt trong các tòa nhà đặc biệt. Chính quyền hứa hẹn không xóa bỏ phong tục dân gian, nhưng kêu gọi đại diện các sắc tộc khác nhau cùng kết hợp xây dựng và chăm sóc thiên nhiên. Công chức nào dám cử hành lễ tang «không đúng» bị đe dọa trừng phạt

Con đường cải cách dài lâu

Nhưng đây không phải là nỗ lực đầu tiên để dạy người dân Trung Quốc hỏa táng thi hài thân nhân. Cải cách tang lễ thực ra đã được những người theo phái Cộng hòa bắt đầu ngay sau cuộc cách mạng năm 1911. Nhưng khi đó luật mới được quảng bá về cơ bản là trong giới quan chức, còn nếp sống của người dân Trung Quốc bình thường không nhiều thay đổi.

© AP Photo / Mark SchiefelbeinNgười đến viếng tại đại sảnh ở Nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh, Trung Quốc
«Trộm xác cũng là trộm». Tại sao người Trung Quốc phải lén giấu thi thể - Sputnik Việt Nam
Người đến viếng tại đại sảnh ở Nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Sau khi thành lập CHND Trung Hoa vào năm 1949, những người cộng sản đã thực hiện bước đi mạnh hơn để cải cách cấu trúc của «xã hội cũ lạc hậu». Các đám tang truyền thống bị chỉ trích là tàn dư của chế độ phong kiến, và thi hài người qua đời cần được hoả thiêu. Quả thực, ngay cả khi đó, các dân tộc thiểu số vẫn được phép chôn cất người chết theo cách họ thấy phù hợp.

Trong những năm bão táp Cách mạng Văn hóa, chiến dịch cải cách diễn ra trên quy mô khác - ngay cả những cỗ áo quan được chôn xuống từ lâu cũng phải moi lên khỏi mặt đất và đưa vào lửa thiêu.

Từ  năm  1977, cải cách tang lễ được trình bày dưới hình thức hiện đại hơn: đất dành cho mồ mả ít hơn, những phong tục không mong muốn được thay thế một cách có tổ chức bằng nề nếp tang lễ «văn minh» và tiết kiệm hơn. Cũng có những chuyện «quá tay». Năm 2012, chính quyền Hà Nam đã phá bỏ 3,5 triệu ngôi mộ, khơi lên sự phản đối kịch liệt của dân chúng. Đã buộc phải đưa ra quy tắc cấm sử dụng vũ lực khi tiến hành cải cách.

Nhưng dân chúng dù sao cũng vẫn kháng cự. Năm 2005, tỷ lệ hỏa táng là 53%, đến năm 2012 giảm xuống còn 49,6%. Sáu năm trước, Bắc Kinh quyết định phấn đấu đẩy tỷ lệ này lên mức tối đa vào năm 2020.

Những người tham gia đám tang sống ngồi trong quan tài, Seoul, Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Mai táng theo ý mình: Mốt chôn cất "người sống" ở Hàn Quốc
Có nơi thậm chí còn vượt kế hoạch. Chẳng hạn, ở thành phố Sơn Đông người ta thi đua giành «chỉ số đẹp nhất». Theo một số dữ liệu, trong năm 2018, tỷ lệ hỏa táng ở địa cấp thị Hà Trạch đạt 130,7% và vào tháng 1 năm 2019 là 127,9%. Tức là, trên thực tế, số cuộc hoả thiêu nhiều hơn số chết! Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực xác minh thực hư về những số liệu thống kê này đều thất bại.

Các cư dân cùng làng với anh em nhà họ Lý đã phản đối ngay sau lễ hỏa táng đầu tiên. Một người địa phương kể lại chuyện hành xử bất công với những dân làng cao tuổi, mà nấm mồ thân nhân bị khai quật công nhiên. Họ lâm vào tình cảnh bất lực không trông cậy vào đâu được: hai đứa con gái đi lấy chồng xa, bà cụ nông dân không có tiền.

«Gia đình như vậy không sao mua nổi tấm giấy chứng nhận hỏa táng giả, nên bị ép thẳng tay. Giá như có «quan hệ mạnh», trả tiền ra thì hẳn là người ta để yên cho nấm mồ ông cụ», - người cùng làng than thở với các phóng viên.

Cách đây vài năm, từ Trung Quốc có tin tức lan ra chấn động khắp thế giới: ở nông thôn, người ta trực tiếp thu gom quan từ nhà dân (không ít vùng quê thường chuẩn bị sẵn «cỗ áo» cho người già), chất thành đống và dùng máy xúc chèn qua lại đập vỡ nát. Cảnh tượng này khiến không chỉ các nhà quan sát nước ngoài mà ngay cả người Trung Quốc cũng phẫn nộ, bởi biện pháp như vậy là quá tàn nhẫn.

© AP Photo / Xinhua / Peng ZiyangCông nhân mặc đồ bảo hộ dọn dẹp nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh, Trung Quốc
«Trộm xác cũng là trộm». Tại sao người Trung Quốc phải lén giấu thi thể - Sputnik Việt Nam
Công nhân mặc đồ bảo hộ dọn dẹp nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Ngay cả những tờ báo cộng sản cũng đăng bài chỉ trích sự «vi phạm ý nguyện của nhân dân một cách trắng trợn». Người đứng đầu tỉnh, quận một lần nữa hứa hẹn lắng nghe và cư xử nhẹ nhàng mềm dẻo hơn.

Và dù sao chăng nữa, câu chuyện về gia đình họ Lý mới đây cũng cho thấy thực tế đáng chú ý. Bất chấp mọi nỗ lực của Đảng vẫn không phá huỷ truyền thống ngàn năm lưu hành trong nhân dân. Tất sẽ có những người tinh ranh tìm cách lách luật, ngay cả ở chỗ mà thoạt nhìn tưởng chừng không thể. Bởi ở nhà hỏa táng, các nhân viên nhất định phải chứng nhận danh tính và đảm bảo rằng trước mắt họ chính là thi thể cần đưa vào lò thiêu. Thế nhưng, như một nghi phạm trong vụ «trộm xác» nói nhà báo, «đó chẳng qua chỉ là thủ tục hình thức».

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала