Tại sao Trung Quốc phát triển 5G nhanh hơn các nước khác?

© AFP 2023 / Str5G
5G - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc cho biết nước này đã xây dựng 580 000 trạm thu phát 5G vào năm 2020 trong khuôn khổ chương trình phát triển cơ sở hạ tầng mới. Như vậy, tất cả các đô thị cấp huyện đều được bao phủ bằng mạng di động thế hệ thứ năm.

Trong năm 2021, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng thêm 600 000 trạm gốc. Và nước này sẽ trở thành một trong những nước đi đầu trong việc phát triển mạng thế hệ thứ năm.

Sự phát triển của mạng 5G trên thế giới

Hình ảnh của một thành phố thông minh sử dụng hệ thống mạng 5G - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ thừa nhận sự tụt hậu so với Trung Quốc về công nghệ 5G
Hiện tại, theo ước tính của GSMA, mạng 5G hoạt động ở 58 quốc gia. Tổng cộng, có 135 mạng thế hệ thứ năm của các nhà khai thác di động khác nhau. Hiệp hội dự đoán trong năm tới số lượng mạng 5G trên thế giới có thể lên tới 200. Mạng 5G lần đầu tiên xuất hiện bên ngoài Trung Quốc: Hàn Quốc đã ra mắt mạng 5G đầu tiên của mình khoảng một năm trước đó. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vượt lên dẫn trước về quy mô và tốc độ triển khai. Theo Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc, tính đến tháng 10 nước này có 9,98 triệu thuê bao 5G. Để so sánh: ở Trung Quốc vào tháng 9 năm 2020, số lượng người dùng 5G đã vượt quá 110 triệu người.

Như vậy, Trung Quốc đang đi trước các nước khác trong việc phát triển mạng 5G. Thứ nhất, năng lực công nghệ tích lũy của các công ty viễn thông Trung Quốc góp phần vào việc này. Huawei vẫn là công ty dẫn đầu thế giới về tổng số bằng sáng chế 5G, vượt xa các đối thủ cạnh tranh châu Âu là Ericsson và Nokia. Nhìn chung, Trung Quốc chiếm hơn một phần ba tổng số bằng sáng chế và giải pháp công nghệ truyền thông thế hệ thứ năm quan trọng. Huawei, theo trang web công ty, đã ký hơn 90 hợp đồng thương mại khắp thế giới để xây dựng mạng 5G.

Hỗ trợ của nhà nước là chìa khóa thành công

Động lực quan trọng thứ hai cho sự phát triển 5G ở Trung Quốc là chính sách có mục tiêu của chính phủ nhằm kích thích đổi mới và xây dựng cái gọi là "cơ sở hạ tầng mới". Sự phát triển của các sáng kiến và cơ sở hạ tầng được phản ánh trong kế hoạch 5 năm do ban lãnh đạo Trung Quốc xây dựng cho đến năm 2025.

Logo 5G - Sputnik Việt Nam
Ba công ty điện thoại di động lớn của Trung Quốc ra mắt dịch vụ nhắn tin văn bản 5G

Cơ sở hạ tầng mới bao gồm mạng 5G, trạm sạc cho xe điện và trung tâm dữ liệu. Chính quyền Trung Quốc đặt nhiều hy vọng vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng mới, những đổi mới của chính họ và quá trình kỹ thuật số hóa để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững trong trung và dài hạn. Tất cả là do hiệu ứng cấp số nhân của việc số hóa. Theo tính toán của Oxford Economics, mỗi đô la đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số có thể tạo ra 20 đô la GDP. Chẳng hạn, những mạng 5G sẽ đặt nền tảng cho một loạt các ngành công nghiệp mới, Xu Canhao, giáo sư từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Đại học Baptist Hồng Kông cho biết:

“5G là một khái niệm rất lớn sẽ tác động đến toàn bộ cuộc sống công nghiệp trong vòng 5-10 năm tới. Ví dụ, các dịch vụ truyền thông quan trọng và công nghệ xe tự hành phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng 5G. Do đó, các mạng lưới thế hệ thứ năm sẽ thâm nhập vào toàn bộ hệ thống công nghiệp rất sâu và rộng, giống như ở thời của cung cấp nước và điện. Đồng thời, là một phần của cơ sở hạ tầng mới, sự phát triển của 5G có thể có tác động lớn đến lợi ích kinh tế. Đây là lý do tại sao Mỹ rất quan tâm đến 5G".

Ưu và nhược điểm của phát triển 5G ở Hoa Kỳ

Mỹ đang tụt hậu so với Trung Quốc trong việc triển khai mạng 5G. Điều này chủ yếu là do nguyên nhân bên trong nước. Một phổ tần số duy nhất để xây dựng mạng thế hệ thứ năm vẫn chưa được xác định. Ngoài ra, nảy sinh những khó khăn nhất định trong việc xây dựng các trạm thu phát 5G, vì chủ sở hữu tư nhân của các tòa nhà và công trình, chủ sở hữu đất đai, v.v. không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho phép lắp đặt trên lãnh thổ của mình. Cuối cùng, Hoa Kỳ không có nhà sản xuất thiết bị viễn thông của riêng mình. Trước đó, chính quyền Trump bày tỏ ý định mua các nhà sản xuất thiết bị viễn thông của châu Âu, ví dụ như Ericsson hay Nokia, để đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại ý tưởng này vẫn chưa được thực hiện.

Cuộc gặp giữa Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc - Sputnik Việt Nam
"Chống Trung Quốc xâm lăng": Mỹ đề xuất xây dựng nhà máy điện hạt nhân và mạng 5G cho Anh

Mặt khác, Hoa Kỳ, trái ngược với Trung Quốc, có một lợi thế công nghệ quan trọng: nước này chiếm vị trí gần như độc quyền trên thị trường thế giới về sản xuất chip và microcircuits được sử dụng trong các trạm 5G. Washington tích cực sử dụng lợi thế này để gây áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc, áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với họ. Tuy nhiên, Trung Quốc nói chung đã phát triển một nền tảng công nghiệp phát triển, vì vậy sự phát triển của mạng 5G ở nước này diễn ra với tốc độ nhanh như vậy, chuyên gia Xu Canhao giải thích:

“Tôi nghĩ lý do chính khiến 5G phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc là do sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Đồng thời, các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE cũng đã tích lũy được kiến ​​thức chuyên môn đáng kể trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng sản xuất và công nghiệp phát triển tốt ở Trung Quốc. Do đó, chúng ta có thể nói 5G ở Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn các nước còn lại trên thế giới, nhờ vào một loạt các lý do. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tụt hậu trong các lĩnh vực như sản xuất chip. Có một khoảng cách lớn ở đây với châu Âu và Hoa Kỳ. Nhưng từ quan điểm trực tiếp của các công nghệ truyền thông 5G, số lượng bằng sáng chế quan trọng nhất trong lĩnh vực này trên thế giới thuộc về Huawei và ZTE".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала