Ninh Bình: Khởi tố nhiều đối tượng trong đường dây làm giả báo cáo môi trường

© Sputnik / Vitaliy Belousov / Chuyển đến kho ảnhCòng tay
Còng tay - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Ninh Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 6 đối tượng về các tội “Giả mạo trong công tác”, “Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Hơn 100 phiếu quan trắc môi trường sai sự thật

Ngày 16/1, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết đơn vị đã phá chuyên án, khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can và ra lệnh bắt tạm giam về các tội “Giả mạo trong công tác”, “Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Nguyễn Như Tuấn (SN 1988, trú tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội; viên chức Trung tâm Quan trắc Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường – TN&MT); Tăng Bá Phúc (SN 1984, trú phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; nguyên viên chức Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch, Bộ Công Thương; Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ An toàn Môi trường và Hóa chất Việt Nam); Phạm Thanh Tâm (SN 1986, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; nhân viên Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); Khuất Anh Tuấn (SN 1988, trú tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường và Khoáng sản, Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư CM); Hoàng Văn Tú (SN 1986, trú tại xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ môi trường, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam); Cao Văn Mạnh (SN 1983, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Giám đốc Công ty Cổ phần MT Group).

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến (cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân) khai báo trước Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
‘Công lao, huân chương rất nhiều’, cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến được đề nghị giảm nhẹ tội

Riêng Đỗ Thị Thoa (SN 1984, trú ở phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghệ và Môi trường Hà Dũng) áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Theo cơ quan công an, tháng 10/2014, Đỗ Thị Thoa thành lập Công ty TNHH MTV Công nghệ và Môi trường Hà Dũng (địa chỉ thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Công ty này không có tài sản, nhân lực, phòng thí nghiệm và không được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động lĩnh vực quan trắc, phân tích môi trường.

Tuy nhiên, từ năm 2015 đến 2020, Đỗ Thị Thoa đã cấu kết với 6 đối tượng (gồm 2 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và 2 nhân của 8 công ty, trung tâm, viện nghiên cứu tại tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội) để làm 110 phiếu kết quả quan trắc, phân tích, thử nghiệm về môi trường. Các phiếu này có nội dung sai sự thật (không phân tích hoặc phân tích không đầy đủ các thông số về môi trường) để lập 48 báo cáo giám sát môi trường cung cấp cho 7 doanh nghiệp tại các Khu, cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm hợp thức hóa đạt các điều kiện về môi trường để báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Hành vi trên của 7 bị can đã làm cho các đơn vị quản lý Nhà nước về môi trường và các doanh nghiệp không đánh giá được sự tuân thủ các tiêu chuẩn về xả thải ra môi trường, không đánh giá đúng thực trạng chất lượng môi trường tại các doanh nghiệp, không phát hiện ô nhiễm môi trường để kịp thời đưa ra những cảnh báo, giải pháp để xử lý, kiểm soát môi trường; gây ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và sức khỏe, cuộc sống của con người.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Giả mạo trong công tác bị xử lý như thế nào?

Tội “Giả mạo trong công tác” là một trong số những tội thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) và đồng phạm nghe đại diện Viện Kiểm sát đọc Bản cáo trạng truy tố. - Sputnik Việt Nam
Vụ CDC Hà Nội: Gây nguy hiểm cho xã hội, ông Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị 10-11 năm tù

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Có tổ chức; Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 2 đến 5 giấy tờ giả.

Cũng theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 6 đến 10 giấy tờ giả; Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

Ngoài ra, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên; Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала