“Điều này trái với thông lệ quốc tế”. Tại sao WHO chỉ bật đèn xanh cho Pfizer?

© REUTERS / Kostas Tsironis/Pool Lọ vắc xin Pfizer.
Lọ vắc xin Pfizer. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một tình huống mang tính nghịch lý đang xảy ra với các vắc-xin phòng COVID-19. Một mặt, người đứng đầu WHO tuyên bố rằng, vắc xin ngừa COVID-19 hiện chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của thế giới.

Thật vậy, có sự bất bình đẳng quái dị. Ngày nay, các nước có thu nhập cao hơn đã nhận được khoảng 39 triệu liều vắc-xin, trong khi nước thu nhập thấp nhất chỉ được phân phối có 25 liều.

Mặt khác, WHO chỉ phê duyệt sử dụng một loại vắc xin do Pfizer/Biontech sản xuất. Các phát triển của Nga và Trung Quốc đều không nhận được sự tán thành của tổ chức này.

Vắc xin Pfizer-BioNTech do Mỹ và Ðức hợp tác sản xuất được quảng cáo ồ ạt. Điều này là bất chấp thực tế rằng, danh sách các trường hợp tử vong và biến chứng liên quan đến việc tiêm vắc xin này đang tăng lên mỗi ngày. Ở Đức đã ghi nhận 10 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin này. Ở Na Uy, 29 người đã chết vào ngày 17 tháng 1. Tuy nhiên, ông Steinar Madsen, Giám đốc y tế của Cơ quan Dược phẩm Na Uy (NOMA) cho biết, việc triển khai tiêm vắc xin Pfizer vẫn đang tiếp tục.

Các đợn hàng cung cấp vắc xin Pfizer / Biontech đã được thanh toán từ rất lâu trước khi vắc xin được sản xuất. Việc phê duyệt sử dụng vắc xin Pfizer đã được vận động ở cấp chính phủ. Đích thân Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phê duyệt sớm vắc-xin ở EU.

Tiêm phòng tại một viện dưỡng lão ở Burgbernheim, Đức. - Sputnik Việt Nam
Pfizer tạm thời giảm lượng vắc xin cung cấp cho châu Âu

Cũng cần lưu ý rằng, Pfizer đã yêu cầu để trong thỏa thuận với Cơ quan Dược phẩm Châu Âu không nói về trách nhiệm của công ty đối với các tác dụng phụ của vắc xin.

Thực hành này phổ biến ở Hoa Kỳ, nhưng, các cơ quan quản lý châu Âu đã không áp dụng cách tiếp cận như vậy. Thông thường, họ thực hiện nghiêm ngặt tất cả các quy định và kiểm tra cẩn thận các nhà sản xuất.

Vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik V cũng đang ở giai đoạn kiểm tra các loại dược phẩm lưu hành trong Liên Hiệp Châu Âu, - Viện sĩ Alexander Gintsburg, người đứng đầu Viện Nghiên cứu dịch tễ và vi sinh học mang tên Gamaleya, cơ sở phát triển vắc xin này, cho biết.

“Sau khi Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel thảo luận về khả năng cùng sản xuất vắc xin Sputnik V, chúng tôi đã phải trả lời những câu hỏi khó nhất trong hai giờ, họ tìm hiểu xem liệu chúng tôi có đủ điều kiện để sản xuất vắc xin hay không. Cách kiểm soát như vậy là nghiêm ngặt hơn nhiều so với vắc xin Pfizer. Những gì cơ quan quản lý châu Âu đang làm với Pfizer là trái với thông lệ quốc tế. Trong trường hợp này nhà sản xuất không chịu trách nhiệm về bất kỳ điều gì".

Các biến chứng và ca tử vong do vắc-xin Pfizer/Biontech gây ra là do sử dụng công nghệ RNA trong quá trình tạo ra nó. Cho đến nay, các loại vắc xin như vậy chỉ được sử dụng trong thú y và chưa bao giờ được sử dụng cho người. Theo đó, tất cả các tác dụng phụ từ vắc-xin RNA chưa được nghiên cứu và không thể đoán trước.

Bản chất của phương pháp này là ở chỗ: một đoạn nhỏ RNA (axit ribonucleic) của coronavirus được tiêm vào cơ thể người. Về lý thuyết, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể để đạt được khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, theo viện sĩ Gunzburg, vấn đề chính ở đây là RNA hóa ra cực kỳ bền. Nó liên tục thay đổi - và điều này có thể xảy ra ngay trong quá trình sản xuất. Do đó, trong mỗi lô có thể có những RNA khác nhau.

Tiêm chủng phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam
Ở Đức có 10 người chết sau khi vắc-xin Pfizer

Sau khi được đưa vào cơ thể con người, RNA bị phân hủy như vậy có thể gây ra những hậu quả khó lường nhất. Alexander Gintsburg cho biết:

Tại Israel, các bác sĩ phải đối mặt với thực tế là những bệnh nhân được tiêm vắc-xin bị liệt dây thần kinh mặt. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý tưởng đầy đủ về những biến chứng khác có thể xảy ra bên trong cơ thể”.

Theo Alexander Gintsburg, vắc xin Pfizer có chống chỉ định ở ít nhất 30 - 40% người. Đây là những người bị dị ứng, người cao tuổi. Nhưng, chương trình tiêm chủng vẫn tiếp tục.

Xét theo mọi việc, ban lãnh đạo của công ty Pfizer đã hiểu rõ những vấn đề sẽ nảy sinh khi sử dụng vắc xin của họ. Albert Bourla - tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty Pfizer - đã bán số cổ phiếu Công ty Pfizer trị giá 5,6 triệu USD vào ngày thử nghiệm lâm sàng kết thúc, khi cổ phiếu của công ty tăng 15%. Phó chủ tịch điều hành Sally Susman cũng đã bán cổ phiếu của công ty Pfizer trị giá 2,2 triệu USD.

Giai đoạn chính trong việc thử nghiệm bất kỳ loại vắc xin nào là thử nghiệm hàng loạt trên người. Nhưng, Pfizer đã bỏ qua giai đoạn này. Và cách mà vắc xin của họ đang được sử dụng rất giống giai đoạn thử nghiệm quy mô lớn - không cảnh báo bệnh nhân, không bù đắp rủi ro, không quan tâm đến tính mạng và sức khỏe của con người.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала