Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.2

© Sputnik / Taras IvanovĐường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội ĐCSVN lần thứ 13
Đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội ĐCSVN lần thứ 13  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hà Nội (Sputnik) - Nếu đặt chân đến Hà Nội, thủ đô Việt Nam hay TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể cảm nhận nguồn năng lượng vô biên đang cuộn chảy bất chấp đại dịch Covid-19. Việt Nam - một quốc gia trẻ, đang phát triển. Tại đây, mọi thứ đều có thể.

Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia, chung tay gìn giữ hòa bình thế giới

Nhìn lại 35 năm đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng - an ninh, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật. Thành tựu đầu tiên đó chính là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia-dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được trang hoàng nhân dịp Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.1

Có thể nói, đây là kết quả khẳng định đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới về quân sự, quốc phòng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Theo lời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong Hội nghị Quân chính toàn quân - một Hội nghị quan trọng tổng kết công tác năm 2020 và bàn những biện pháp để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm 2021. Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: 

“Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; thường xuyên nắm chắc tình hình, nhạy bén trong công tác nghiên cứu, dự báo, kịp thời đề xuất các chủ trương, đối sách đúng đắn, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ. Chủ động tham mưu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và hoạt động kinh tế biển; phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược quân sự, quốc phòng...Trước tình hình thiên tai, đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo toàn quân chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương ứng phó kịp thời với các tình huống.” 

Nền quốc phòng toàn dân tại Việt Nam được xây dựng ngày càng vững mạnh toàn diện; có bước phát triển mới cả về bề rộng và chiều sâu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đó, phát huy được tiềm lực quốc phòng - an ninh của chính Việt Nam. Hội nghị Giới thiệu trưng bày sản phẩm quốc phòng và kinh tế 2020 do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, sản xuất vừa qua đã hé lộ không ít vũ khí tối tân mà Quân đội nhân dân Việt Nam đang sở hữu.

© Sputnik / Taras Ivanov Bộ Quốc phòng Việt Nam
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.2 - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam

Đưa công nghiệp quốc phòng thành mũi nhọn công nghiệp quốc gia là điều mà lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị trên. Phát biểu tại buổi lễ, nhấn mạnh mục tiêu để Tổng cục Công nghiệp quốc phòng hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu: 

“Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ, đi sâu vào các công nghệ mũi nhọn trong nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các sản phẩm, quan tâm đầu tư phát triển công nghệ nền, công nghệ lõi, công nghệ vật liệu để chủ động trong sản xuất, bảo đảm các sản phẩm quốc phòng có chất lượng, đa dạng, lưỡng dụng và tính cạnh tranh cao trên thị trường”.
© Ảnh : Dương Giang - TTXVNĐại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam phát biểu chào mừng.
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.2 - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam phát biểu chào mừng.

Theo Báo cáo về năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật và sản xuất sản phẩm lưỡng dụng của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Việt Nam cũng sản xuất nhiều thiết bị, vũ khí “Make in Vietnam”. Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam cũng đã tự sản xuất thành công được nhiều tàu quân sự. Đặc biệt, theo báo cáo của Tổng Cục, với năng lực đã được đầu tư, hiện nay các đơn vị đóng tàu quân sự có khả năng đóng mới các tàu tên lửa thế hệ mới, tàu chống ngầm, tàu mặt nước của Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư sửa chữa đến cấp vừa cho tàu ngầm Kilo 636, cải hoán, hiện đại hóa, sửa chữa lớn và đảm bảo kỹ thuật cho tàu hộ vệ tên lửa, tàu chống ngầm và các loại tàu mặt nước cho lực lượng chiến đấu và thực thi pháp luật trên biển.

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyTàu ngầm Việt Nam đầu tiên lớp Kilo 636 mang tên “Hà Nội”
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.2 - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm Việt Nam đầu tiên lớp Kilo 636 mang tên “Hà Nội”

Ngoài năng lực tự sản xuất và cung cấp một số thiết bị, vũ khí cho lực lượng quân đội, Việt Nam xuất khẩu các tàu ra nhiều nước, như: Tàu cung ứng thuyền viên cho Tập đoàn DAMEN (Hà Lan), tàu cứu hộ tàu ngầm và tàu chở dầu cho Hải quân Australia, tàu đánh bắt cá ngừ đại dương cho Pháp, tàu công trình, tàu huấn luyện máy bay, du thuyền, tàu kéo cảng và nhiều sản phẩm tàu xuất khẩu đa dạng khác. Những năm gần đây, doanh thu sản phẩm kinh tế chiếm tỷ trọng bình quân trên 60% tổng doanh thu toàn Tổng cục; đạt mức tăng trưởng bình quân 10%/năm.

Năm 2013, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam chính thức được thành lập. Năm 2014, hai sĩ quan Việt Nam đầu tiên tham gia HĐ GGHB LHQ được cử tới Phái bộ Nam Sudan với vai trò sĩ quan liên lạc. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã tham gia lực lượng GGHB LHQ theo hình thức từ cá nhân đến đơn vị. Đối với hình thức cá nhân, Việt Nam đã cử 50 lượt sĩ quan tham gia tại hai phái bộ là Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và trụ sở LHQ. Đối với hình thức đơn vị, Việt Nam đã cử hai lượt bệnh viện dã chiến cấp 2, với 126 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia. Các lĩnh vực mà Việt Nam đã và đang tham gia trong lực lượng GGHB LHQ là: Tham mưu, hậu cần, quân y, quan sát viên quân sự. Hiện nay, LHQ đang tiếp tục đề nghị Việt Nam cử thêm lực lượng và mở rộng sang các lĩnh vực khác như: Công binh, cảnh sát, quan sát viên và giám sát bầu cử.

Thành viên bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam trong ngày lên đường sang làm nhiệm vụ tại phái bộ Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan. - Sputnik Việt Nam
Nam Sudan đánh giá cao hoạt động chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam

Cùng với việc thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn theo nhiệm vụ được giao, các sĩ quan "mũ nồi xanh" Việt Nam còn tích cực làm công tác dân vận như tham gia dạy học, hướng dẫn người dân bản xứ trồng rau xanh, hướng dẫn các bà mẹ chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách, may khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tặng đồng đội và người dân địa phương... đã tạo ấn tượng đẹp về Bộ đội Cụ Hồ, về đất nước và con người Việt Nam.

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhận xét lực lượng “mũ nồi xanh” của Quân đội nhân dân Việt Nam luôn hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định:

“Đây là những kết quả thiết thực, được lượng hóa của lực lượng GGHB LHQ của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần vào việc hiện thực hóa kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa mà Đảng, Nhà nước và Quân đội đã xác định và đang triển khai thực hiện. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế, uy tín, từng bước hình thành yếu tố “quyền lực mềm” trên trường quốc tế; chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi”.
© Sputnik / Taras IvanovThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.2 - Sputnik Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Tháng 6/2018, Liên hợp quốc đã công nhận Cục GGHB Việt Nam là một trong bốn Trung tâm Huấn luyện quốc tế ở khu vực để triển khai huấn luyện theo Chương trình đối tác 3 bên. Trong ba năm (2018-2020), Việt Nam đã chủ trì 3 khoá huấn luyện cho nhiều sĩ quan quốc tế và trong nước về vận hành trang bị công binh hạng nặng. Đây chính là những thành tựu ấn tượng, khẳng định uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 

Tăng cường đa phương hóa, chủ động hội nhập quốc tế

Trong sự nghiệp Đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, Ngoại giao Việt Nam được trao sứ mệnh hoàn toàn mới, góp phần quan trọng tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm ra phương cách mới thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng nâng cao thế và gia tăng thế lực cho đất nước.

Các cơ quan chức năng phối hợp với Hãng hàng không quốc gia Việt nam thực hiện chuyến bay đặc biệt đón công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc công dân Việt Nam về nước trước Tết

“Là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã giúp Việt Nam đóng góp một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm vào hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2020) và Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025  vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, khẳng định: 

"Đến nay, từ một nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã thiết lập quan hệ rộng mở với 189 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước lớn, 17/20 nước G20, toàn bộ các nước ASEAN"

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc chiến chống COVID-19, ngành Ngoại giao đã triển khai tốt “ngoại giao COVID”, “ngoại giao trực tuyến” với kết quả nổi bật là từ tháng 2/2020 đến nay đã có 30 Hội nghị cấp cao trực tuyến, điện đàm Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế lớn… Bộ Ngoại giao cũng phối hợp tổ chức nhiều chuyến bay đón gần 30.000 công dân Việt Nam từ các quốc gia ảnh hưởng nặng nề với COVID-19 về nước. Công tác đối ngoại cũng đã phát huy “tinh thần đoàn kết quốc tế” trong phòng chống dịch, hỗ trợ trang thiết bị y tế do Việt Nam sản xuất cho nhiều quốc gia.

Từ một quốc gia bị cô lập và cấm vận, công tác ngoại giao của Việt Nam đã phá vỡ mọi rào cản, mang Việt Nam lại gần với thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng (như CPTPP, EVFTA…), qua đó tạo ra động lực mới cho phát triển.

Kiểm tra thân nhiệt của hành khách trước khi lên xe tại bến xe Nghệ An. - Sputnik Việt Nam
Hôm nay Việt Nam tròn 1 năm chống dịch COVID-19

Xuất phát từ việc chỉ “tham gia”, hiện nay, Việt Nam đã mạnh dạn và chủ động “định hình cấu trúc và luật chơi mới” trong và ngoài khu vực. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng Nghị quyết về hợp tác ASEAN - Liên hợp quốc. Sự chuẩn bị chu đáo được tiến hành song song với công tác đàm phán và vận động đã nhận được sự ủng hộ kỷ lục về số nước đồng bảo trợ (110 quốc gia). Nghị quyết do Việt Nam chuẩn bị đã đạt 3 kỷ lục: thời gian thương lượng ngắn nhất, thời gian vận động ngắn nhất và số nước đồng bảo trợ đông nhất so với các nghị quyết hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc từ trước đến nay. Điều này càng khẳng định hơn nữa uy tín ngày càng càng cao của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. 

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, một thành tựu đáng ghi nhận của Ngành ngoại giao Việt Nam chính là công tác quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới tiếp tục được triển khai. Không để đại dịch Covid-19 ngăn cản công tác triển khai, lực lượng báo chí đối ngoại Việt Nam đã nhanh chóng tận dụng lợi thế của nền tảng số, tăng cường quảng bá hình ảnh của đất nước ra nước ngoài. Phương thức mới này đã đạt được kết quả vượt xa so với các phương thức cũ.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại điểm cầu Hà Nội.
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.2 - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại điểm cầu Hà Nội.

Đối với vấn đề Biển Đông, tại các hội nghị quốc tế và ASEAN, Việt Nam đã nêu vấn đề Biển Đông và tạo được sự đồng thuận, ủng hộ trong khu vực cũng như bên ngoài. Song song với đó, Việt Nam vẫn tiếp tục các hoạt động kinh tế bình thường trên những vùng biển hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết:

“Năm 2020 tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều yếu tố bất ổn định. Tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông thông qua nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp về quan hệ song phương với các nước. Tại tất cả các cuộc trao đổi của lãnh đạo cấp cao với các nước cũng như  tiếp xúc của các cấp, vấn đề biển Đông luôn được Việt Nam nêu với mục tiêu, yêu cầu đảm bảo được môi trường hòa bình, ổn định tại Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), không có các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông.” 

Trong giai đoạn sắp tới, hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam sẽ tập trung vào việc đảm nhận vai trò rộng lớn hơn trên mọi phương diện trong ASEAN và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc;  tham gia định hình cấu trúc, cơ chế, luật chơi mới; liên kết kinh tế sâu rộng, gắn chuyển đổi số và phát triển bền vững; hoàn tất các cam kết quan trọng như Tầm nhìn ASEAN 2025 và sau 2025, Tầm nhìn APEC 2040, các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do, Chương trình nghị sự đến 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu v.v. 

35 năm - đối với một quốc gia, đây có thể không phải là khoảng thời gian dài - nhưng đối với Việt Nam, đó là cả một quãng thời gian “Đổi mới” và chuyển mình lịch sử. Từ một quốc gia nghèo nhất trên thế giới, Việt Nam đã khẳng định vị thế mới trên trường quốc tế, trở thành thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế và hiện có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Với những thành tựu trong 35 năm qua, một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động và liên tục phát triển sẽ trở thành “điểm sáng” trên bản đồ thế giới./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала